Ví Dụ Về ô Nhiễm Môi Trường đất ở Việt Nam

Ô nhiễm môi trường đất bị gây ra bởi sự có mặt của hóa chất xenobiotic (sản phẩm của con người). Hoặc do các sự thay đổi trong môi trường đất tự nhiên. Nó được đặc trưng gây nên bởi các hoạt động công nghiệp, các hóa chất nông nghiệp, hoặc do vứt rác thải không đúng nơi quy định. Các hóa chất phổ biến bao gồm hydrocacbon dầu, hydrocacbon thơm nhiều vòng (như là naphthalene and benzo(a)pyrene), dung môi, thuốc trừ sâu, chì, và các kim loại nặng. Mức độ ô nhiễm có mối tương quan với mức độ công nghiệp hóa và cường độ sử dụng hóa chất.

Nội dung chính Show
  • 2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất
  • 3. Thực trạng ô nhiễm môi trường đất
  • 3.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường đất trên thế giới
  • 3.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam
  • 4. Hậu quả của ô nhiễm môi trường đât
  • 4.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
  • 4.2. Gây ra các dạng ô nhiễm môi trường khác
  • 4.3. Ảnh hưởng đến sinh vật
  • 5. Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất
  • 5.1. Giảm sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu
  • 5.2. Phục hồi rừng
  • 5.3. Xử lý chất thải rắn
  • 5.4. Phục hồi và tái chế vật liệu
  • 5.5. Tiết kiệm tài nguyên

Có thể hiểu, ô nhiễm môi trường đất là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm suy thoái chất lượng môi trường. Đất được xem là ô nhiễm khi nồng độ các chất độc tăng lên quá mức an toàn. Vượt lên khả năng tự làm sạch của môi trường đất.

Ví dụ về ô nhiễm môi trường đất ở Việt NamÔ nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất. Ảnh Internet

2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường được xác nhận là do nhiều yếu tố. Do con người và do tự nhiên. Trong đó, môi trường đất bị ô nhiễm được xem là tất cả các hiện tượng làm hàm lượng các chất tự nhiên trong đất tăng lên. Hoặc thêm các độc chất lạ (đến mức vượt tiêu chuẩn cho phép), gây độc hại cho môi trường, sinh vật và làm xấu cảnh quan.

Ô nhiễm đất có thể gây ra bởi:

  • Tai nạn tràn chất ô nhiễm
  • Mưa axit
  • Thâm canh
  • Nạn phá rừng
  • Cây biến đổi gen
  • Rác thải phóng xạ
  • Tai nạn công nghiệp
  • Bãi chôn lấp và vứt bỏ rác thải bất hợp pháp
  • Các hoạt động nông nghiệp. Ví dụ: sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón
  • Khai thác mỏ và các ngành công nghiệp khác
  • Dầu và nhiên liệu thải bỏ
  • Chôn lấp rác thải
  • Thải bỏ tro than
  • Nước mặt bị ô nhiễm thấm vào đất
  • Xả nước tiểu và phân tự do
  • Rác thải điện tử
  • Các hóa chất phổ biến nhất liên quan là hydrocarbon dầu, dung môi, thuốc trừ sâu, chì, và các kim loại nặng khác.
Ví dụ về ô nhiễm môi trường đất ở Việt NamNguyên nhân gây ô nhiễm môi trường được xác nhận là do nhiều yếu tố gây ra. Ảnh Internet

3. Thực trạng ô nhiễm môi trường đất

3.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường đất trên thế giới

Tài nguyên đất trên thế giới dang bi suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu trên tổng diện tích 14.777 triệu hecta. Với 1.527 triệu hecta đất đóng băng và 13.251 triệu hecta đất không phủ băng. Trong đó có: 12% tổng diện tích là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cư trú hoặc đầm lầy.

Diện tích có khả năng canh tác là 3.200 triệu hecta, hiện mới khai thác hơn 1.500 triệu hecta. Tỷ trọng đất đang canh tác trên đất có khả năng canh tác ở các nước phát triển là 70%. Ở các nước đang phát triển là 36%. Tài nguyên đất của thế giới hiện đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Hiện nay 10% đất có tiềm năng nông nghiệp bị xa mạc hóa.

Ví dụ về ô nhiễm môi trường đất ở Việt NamThực trạng ô nhiễm môi trường đất trên thế giới đáng báo động. Ảnh Internet

3.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam

Ở Việt Nam tổng diện tích đất hơn 33 triệu hecta, tổng diện tích đất bình quân đầu người là 0,6 hecta, đứng thứ 159 thế giới. Tổng quỹ đất nông nghiệp ở Việt Nam là khoảng 10 – 11 triệu hecta. Trong đó gần 7 triệu hecta đất được sử dụng vào nông nghiệp. Phần còn lại là dùng để trồng cây hàng năm và cây lâu năm. Diện tích các loại đất ở Việt Nam bao gồm:

  • Đất feralit khoảng hơn 16 triệu hecta
  • Đất phù sa (Alluvial soil) có hơn 3 triệu hecta
  • Đất xám bạc màu (Grey exhausted soil) có hơn 3 triệu hecta
  • Đất mùn vàng đỏ hơn 3triệu hecta
  • Đất mặn (saline soil) khoảng 1,9 triệu hecta
  • Đất phèn (acid sulphate soil) khoảng 1,7 triệu hecta
  • Tổng số có hơn 13triệu hecta đất trống đồi trọt

Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới cùng đứng trước thách thức lớn về vấn đề ô nhiễm môi trường đất và những ảnh hường to lớn do ô nhiễm đất đem lại.

Ví dụ về ô nhiễm môi trường đất ở Việt NamViệt nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới cùng đứng trước thách thức lớn về vấn đề ô nhiễm môi trường đất. Ảnh Internet

4. Hậu quả của ô nhiễm môi trường đât

4.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Rác thải chứa nhiều hóa chất nguy hiểm, thuốc trừ sâu, kim loại nặng.có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Ví dụ, chất thải nhựa có thể chứa acrylic, polyvinyl clorua, polycarbonate và phthalate có liên quan đến ung thư, bệnh ngoài da, rối loạn hô hấp và dị tật bẩm sinh cho phụ nữ mang thai.

Các thành phần hóa học như cadmium, amiăng, thủy ngân, xyanua, asen và crom thường có trong dược phẩm, thuốc trừ sâu và chất thải công nghiệp phân bón cũng có tác động tàn phá đối với sức khỏe con người. Chúng có các yếu tố gây ung thư và cũng có thể dẫn đến bệnh phổi và thận cũng như tổn thương gan.

Ví dụ về ô nhiễm môi trường đất ở Việt NamÔ nhiễm môi trường đất gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến con người. Ảnh Internet

4.2. Gây ra các dạng ô nhiễm môi trường khác

Ô nhiễm đất có thể dẫn đến ô nhiễm không khí và nguồn nước. Các bãi chôn lấp và tập kết rác thải tạo ra mùi hôi thối kinh khủng. Ô nhiễm đất gây ô nhiễm nước khi các chất hóa học và chất độc hại trong khi vận chuyển bị rơi rớt xuống sông, biển hoặc nước rỉ rác từ bãi chôn lấp có thể ngấm vào mạch nước ngầm.

4.3. Ảnh hưởng đến sinh vật

Trong những thập kỷ gần đây, các loài động vật hoang dã đã phải chịu đựng rất nhiều vì chúng liên tục phải đối mặt với một mối đe dọa nghiêm trọng liên quan đến việc mất môi trường sống tự nhiên và môi trường của chúng. Các hoạt động kinh tế liên tục của con người trên đất liền đã dần dần khiến các vùng đất xuống cấp và ô nhiễm buộc động vật hoang dã phải di chuyển xa hơn và thích nghi với các khu vực mới.

Do đó, một số loài đã chết trong khi cố gắng thích nghi, một số loài đã tuyệt chủng và một số loài hiện đang trên bờ vực tuyệt chủng. Các hóa chất làm ô nhiễm thực vật và nước sau đó được tiêu thụ bởi động vật bậc thấp và chuỗi thức ăn tiếp tục đi lên các bậc thang trong hệ sinh thái. Quá trình này được gọi là quá trình ngưng tụ sinh học và được báo cáo là mối đe dọa nghiêm trọng đối với tính bền vững sinh thái.

Ví dụ về ô nhiễm môi trường đất ở Việt NamÔ nhiễm đất gây ra mất môi trường sống tự nhiên của nhiều loại sinh vật. Ảnh Internet

5. Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất

Các chất ô nhiễm đất có thể là chất rắn, lỏng hoặc khí. Chúng làm suy giảm chất lượng và hàm lượng khoáng chất trong đất và làm xáo trộn cân bằng sinh học của các sinh vật trong đất. Nguyên nhân gây ô nhiễm đất bao gồm sự gia tăng đô thị hóa, chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp trên đất và các hoạt động nông nghiệp không phù hợp.

Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất chủ yếu nhằm mục đích giảm thiểu hoặc loại bỏ chất thải tại nguồn và thay thế các lựa chọn không độc hại cho các vật liệu nguy hiểm.

5.1. Giảm sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu

Cây cần các chất dinh dưỡng trong đất như nito, canxi và photpho để sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra cây trồng thường bị tấn công bởi các loài động vật gặm nhấm, côn trùng, vi khuẩn và sâu bệnh nên người nông dân phải sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học. Việc này gây ô nhiễm môi trường đất

Để ngăn ngừa thiệt hại này. Thay vì sử dụng phân bón hóa học thì người nông dân nên sử dụng phân hữu cơ và phân sinh học, các sản phẩm có hoạt tính sinh học như tảo và vi khuẩn có thể giúp cố định đạm trong đất. Phương pháp sinh học thay thế thuốc trừ sâu là sử dụng thiên địch (các loài động vật diệt trừ sinh vật gây hại) giúp bảo vệ mùa màng một cách tự nhiên.

Ví dụ về ô nhiễm môi trường đất ở Việt NamNên giảm thiểu sử dụng các loại thuốc trừ sâu, phân hóa học. Ảnh Internet

5.2. Phục hồi rừng

Cây xanh chính là yếu tố quan trọng nhất giúp cho không khí xung quanh luôn sạch sẽ và thoáng mát. Chúng sẽ hấp thụ khí cacbon và cung cấp oxi cho môi trường. Bên cạnh đó, cây xanh còn giúp ngăn chặn sói mòn đất, điều hòa mực nước ngầm và bảo vệ hệ sinh thái. Vì vậy phục hồi rừng là một trong những biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất hiệu quả. Phục hồi rừng bằng cách trồng thêm nhiều cây xanh, thực hiện các biện pháp chống cháy rừng…

Ví dụ về ô nhiễm môi trường đất ở Việt NamRừng là mối liên kết quan trọng giúp bảo vệ đất. Ảnh Internet

5.3. Xử lý chất thải rắn

Đổ chất thải rắn như rác thải sinh hoạt, rác thải và vật liệu công nghiệp trên đất làm tăng mức độ độc hại và các chất độc hại trong đất. Chất thải cũng làm thay đổi các tính chất hóa học và sinh học của đất như mức độ kiềm của nó. Thông qua các phương pháp xử lý hóa học như trung hòa axit-bazơ. Các đô thị có thể thay đổi mức độ pH của chất thải rắn trước khi thải vào bãi chôn lấp.

Phân hủy chất thải không hòa tan bằng cách sử dụng các phương pháp như thêm hóa chất hoặc enzyme trong môi trường được kiểm soát trước khi xử lý cũng làm giảm ô nhiễm đất.

Ví dụ về ô nhiễm môi trường đất ở Việt NamCác chất thải rắn nên được thu gom và xử tránh thải trực tiếp ra môi trường. Ảnh Internet

5.4. Phục hồi và tái chế vật liệu

Để giảm ô nhiễm chất thải rắn trên đất liền, bạn có thể tái sử dụng các vật liệu như vải, túi nhựa và thủy tinh trong nhà thay vì xử lý chúng. Hoặc phân loại rác thải ngay tại nhà để tiết kiệm tài nguyên và giảm chi phí cho các quá trình thu gom rác. Bằng cách tái chế, phân loại, bạn đã giảm lượng rác thải rắn đi đến các bãi chôn lấp và cũng góp phần vào việc tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, khi một công ty tái chế 1 tấn giấy, nó sẽ tiết kiệm được tương đương 17 cây.

Ví dụ về ô nhiễm môi trường đất ở Việt NamNên tái chế các vật liệu có thể tái sử dụng để giảm thiểu lượng rác thải ra ngoài. Ảnh Internet

5.5. Tiết kiệm tài nguyên

Bằng cách sử dụng tài nguyên tiết kiệm. Bạn có thể góp phần vào việc bảo vệ tài nguyên đất khỏi nguy cơ ô nhiễm. Tiết kiệm tài nguyên giúp giảm lượng rác thải tới các bãi chôn lấp. Bạn cũng có thể giảm thiểu ô nhiễm bằng cách thực hành sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên không thể tái tạo, như dầu và xăng.

Ví dụ về ô nhiễm môi trường đất ở Việt NamBằng cách tiết kiệm các nguồn tài nguyên bạn đã góp phần bảo vệ môi trường đất. Ảnh Internet

Như vậy Topnews.com.vn đã chia sẻ những kiến thức bổ ích về tình trạng ô nhiễm môi trường đất và những nguyên nhân, hậu quả nguy hiểm. Hi vọng với những thông tin ở bài viết trên sẽ giúp mọi người có thể hiểu hơn về hiện tượng này. Hãy tích cực bảo vệ môi trường từ hôm nay để Trái đất dần trở nên sạch đẹp và an toàn hơn nhé.

Gia Vĩ tổng hợp

Từ khóa » Ví Dụ Về ô Nhiễm đất ở Việt Nam