Ví Dụ Về Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục

1. Khái niệm nghiên cứu khoa học giáo dục

Nội dung chính Show
  • Nghiên cứu khoa học
  • Nghiên cứu có hai dấu hiệu
  • Nghiên cứu khoa học giáo dục
  • Chú thích
  • Tác phẩm, tác giả, nguồn
  • Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?
  • Các phương pháp sử dụng để nghiên cứu khoa học?
  • Thứ nhất: Phương pháp nghiên cứu khoa học theo dạng thu thập, phân tích
  • 1. Phương pháp thu thập số liệu
  • Thứ hai: Các phương pháp nghiên cứu khoa học thực tiễn
  • Thứ ba: Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
  • 1. Phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp lý thuyết

Nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu có hai dấu hiệu

Nghiên cứu khoa học giáo dục

Nghiên cứu khoa học

Kho tàng tri thức của loài người ngày một nhiều là do các thế hệ con người nối tiếp nhau làm nên, trong đó, chủ yếu là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học. Vậy, nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu là một cô mang tính chất tìm tòi, xem xét cặn kẽ một vấn đề nào đó để nhận thức nó hoặc để giảng giải cho người khác rõ. Ví dụ: nghiên cứu một bài toán, nghiên cứu một câu nói để hiểu nó, nghiên cứu bảng giờ tàu để tìm chuyến đi thích hợp cho mình.

Nghiên cứu có hai dấu hiệu

  • Con người làm việc (tìm kiếm) tự lực (cá nhân hoặc nhóm)
  • Tìm ra cái mới cho chủ thể, cho mọi người.

Nếu đối tượng của công việc là một vấn đề khoa học thì công việc ấy gọi là nghiên cứu khoa học. Nếu con người làm việc, tìm kiếm, tuy xét một vấn đề nào đó một cách có phương pháp thì cũng có thể gọi là nghiên cứu khoa học.

Nghiên cứu khoa học là sự tìm tòi, khám phá bản chất các sự vật (tự nhiên, xã hội, con người), nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức, đồng thời sáng tạo các giải pháp tác động trở lại sự vật, biến đổi sự vật theo mục đích sử dụng.

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội, với chức năng tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết, hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới.

Nghiên cứu khoa học, theo Dương Thiệu Tống[1] là một hoạt động tìm hiểu có tính hệ thống đạt đến sự hiệu biết được kiểm chứng. Nó là một hoạt động nỗ lực có chủ đích, có tổ chức nhằm thu thập những thông tin, xem xét kỹ, phân tích xếp đặc các các dữ kiện lại với nhau rồi rồi đánh giá các thông tin ấy bằng con đường qui nạp và diễn dịch.

Cũng theo những quan điểm trên, Vũ Cao Đàm[2] cho rằng nghiên cứu khoa học nói chung là nhằm thỏa mãn về nhu cầu nhận thức và cải tạo thế giới đó là:

  • Khám phá những thuộc tính bản chất của sự vật và hiện tượng
  • Phát hiện qui luật vận động của sự vật và hiện tượng
  • Vận dụng qui luật để sáng tạo giải pháp tác động lên sự vật hiện tượng.

Nghiên cứu khoa học là một quá trình sử dụng những phương pháp khoa học, phương pháp tư duy, để khám khá các hiện tượng, phát hiện qui luật để nâng cao trình độ hiểu biết, để giải quyết những nhiệm vụ lý luận hay thực tiễn, các đề xuất trên cơ sở kết quả nghiên cứu.

Nghiên cứu khoa học giáo dục

Nghiên cứu khoa học giáo dục là hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vựu về khoa học giáo dục. Sau đây là định nghĩa chung về nghiên cứu khoa học giáo dục[3]:

Nghiên cứu khoa học giáo dục là một hoạt động nghiên cứu khoa học đặc thù trong lĩnh vực giáo dục. Nó là một hoạt động có tính hệ thống, xuất phát từ khó khăn trong hoạt động giáo dục hay từ nhu cầu nhận thức hoạt động giáo dục nào đấy, cố gắng hiểu biết nhằm tìm ra được cách giải thích sâu sắc về cấu trúc và cơ chế cùng biện chứng của sự phát triển của một hệ thống giáo dục nào đó hay nhằm khám phá ra những khái niệm, những qui luật mới của thực tiễn giáo dục mà trước đó chưa ai biết đến.

Sản phẩm của nghiên cứu khoa học giáo dục là những hiểu biết mới về họt động giáo dục (những chân lý mới, những phương pháp làm việc mới, những lý thuyết mới, những dữ báo có căn cứu). Nghiên cứu có nghĩa là tìm tòi: người nghiên cứu đi tìm cái mới (đã có trong thực tiễn hay tạo ra trong những kinh nghiệm có hệ thống và tập trung). Theo nghĩa đó, một công trình chỉ tập hợp các thông tin đã có sẵn không phải là một sản phẩm của nghiên cứu khoa học.

Hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục là hoạt động sáng tạo: sáng tạo ra tri thức mới, kinh nghiệm mới, phương pháp mới giáo dục.

Những công việc chủ yếu của nghiên cứu khoa học nói chung

(1) Thu thập dữ liệu:

Sau khi xác định cho mình một đề tài nghiên cứu thì việc trước tiên là phải tìm thấy những sự kiện có liên quan đến đề tài. Bằng các phương pháp: điều tra, quan sát, đo đạc, làm thí nghiệm để có những tài liệu, số liệu cần thiết cho công việc phục vụ cho một mục đích nào đó tiếp theo. Những việc làm ấy được gọi là thu thập dữ liệu. Dữ liệu là sự kiện được thu gọn lại trong các hình ảnh, con số, văn bản... vì vậy nếu việc thu thập dữ liệu không tốt (không thật, không chính xác, không đa dạng...) thì những kết quả của nghiên cứu khoa học sẽ không trung thực, sai lệch với thực tiễn và tất nhiên sẽ không trở thành khoa học.

(2) Sắp xếp dữ liệu:

Qua nh ững hoạt động nghiên cứu ban đầu, ta thu được rất nhiều dữ liệu. Cần sắp xếp chúng lại theo hệ thống, thứ, loại, thậm chí có thể sàng lọc bớt những dữ liệu không cần thiết hoặc quyết định bổ sung thêm dữ liệu mới để công việc cuối cùng được đơn giản hơn.

(3) Xử lí dữ liệu:

Ðây là công vi ệc quan trọng nhất, giá trị nhất của nghiên cứu khoa học. Một lần nữa, nhà nghiên cứu phải phân tích các dữ liệu để có thể đoán nhận, khái quát hóa thành kết luận. Nếu dữ liệu là những con số, cần xử lí bằng thống kê, rút ra kết quả từ các đại lượng tính được. Tư duy khoa học bắt từ đây.

(4) Khái quát hóa toàn bộ công trình, rút ra kết luận chung cho đề tài nghiên cứu

Chú thích

  1. GS. TS. Dương Thiệu Tống: Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý. Nhà xuất bản khoa học xã hội, 2005, trang 22 ff.
  2. Vũ Cao Đàm: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Giáo dục, 1997, trang 23
  3. GS. TS. Dương Thiệu Tống: Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý, nhà xuất bản khoa học xã hội, 2005, trang 22 ff.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Tài liệu bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, 2007
  • Tác giả: Ts. Nguyễn Văn Tuấn, Đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Phương pháp nghiên cứu chính là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng của bài nghiên cứu khoa học. Vậy phương pháp nghiên cứu khoa học là gì? Có những phương pháp nào dùng để nghiên cứu khoa học?

Nêu ví dụ về phương pháp nghiên cứu khoa học. Khách hàng có cùng thắc mắc với những câu hỏi trên vui lòng theo dõi nội dung bài viết.

Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học (Scientific Research) là quá trình áp dụng linh hoạt những phương pháp nghiên cứu từ những người nghiên cứu có trình độ chuyên môn cao nhằm tìm kiếm những tri thức mới, những ứng dụng kỹ thuật hữu ích hay những mô hình có ý nghĩa trong thực tiễn.

Hoạt động nghiên cứu khoa học là hành trình tổng hợp một chuỗi các phương pháp phù hợp, hỗ trợ cho nghiên cứu, tìm ra các quy luật, khái niệm hay hiện tượng mới,…

Phương pháp nghiên cứu khoa học là hệ thống công cụ hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu khoa học, giúp thu thập số liệu, dữ liệu, thông tin, kiến thức để phục vụ cho việc tìm ra những điều mới mẻ cho thực tiễn cuộc sống.

Các phương pháp sử dụng để nghiên cứu khoa học?

Thứ nhất: Phương pháp nghiên cứu khoa học theo dạng thu thập, phân tích

1. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu là công việc rất quan trọng và cần thiết trong nghiên cứu khoa học (NCKH). Mục đích của việc thu thập dữ từ những tài liệu nghiên cứu trước đó, quan sát và thực hiện thí nghiệm nhằm làm cơ sở lý luận khoa học hay luận cứ để chứng minh giả thuyết và các vấn đề mà nghiên cứu đã đặt ra.

– Phân loại:

+ Thu thập số liệu, thông tin từ tài liệu tham khảo.

+ Thu thập số liệu từ những thực nghiệm (kết quả lâm sàng, cận lâm sàng,…).

+ Thu thập số liệu phi thực nghiệm (lập bảng hỏi điều tra, phỏng vấn, thảo luận nhóm,…).

– Những yếu tố quyết định phương pháp thu thập số liệu:

+ Mục tiêu nghiên cứu và những biến số sẽ quyết định các chỉ số cần thu thập.

+ Đối tượng nghiên cứu.

+ Loại hình nghiên cứu (định tính, định lượng, phối hợp, mô tả, phân tích,…)

+ Nguồn thông tin thu thập: có sẵn hay phải khảo sát, điều tra.

2. Phương pháp thực nghiệm

Đây là phương pháp thu thập thông tin được thực hiện thông qua những quan sát trong điều kiện gây biến đổi đối tượng khảo sát và môi trường xung quanh có chủ định.

Phương pháp thực nghiệm được áp dụng phổ biến trong các nghiên cứu tự nhiên, kỹ thuật, y học và xã hội.

– Phân loại:

+ Theo địa điểm thực nghiệm

Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: người thực hiện chủ động tạo dựng mô hình thực nghiệm và khống chế tham số.

Thực nghiệm tại hiện trường: người thực hiện tiếp cận những điều kiện hoàn toàn thực nhưng bị giới hạn về khả năng khống chế tham số và điều kiện nghiên cứu.

Thực nghiệm quần thể xã hội: tiến hành trên một cộng đồng người, trong những điều kiện sống của họ. Người nghiên cứu sẽ thay đổi các điều kiện sinh hoạt của họ, tác động vào đó những yếu tố cần kiểm chứng.

+ Theo mục đích quan sát

Thực nghiệm thăm dò: sử dụng để nhận diện các vấn đề và xây dựng giải thuyết.

Thực nghiệm kiểm tra: tiến hành để kiểm chứng các giả thuyết.

Thực nghiệm song hành: tiến hành trên những đối tượng khác nhau trong những điều kiện được khống chế giống nhau để rút ra kết luận về những ảnh hưởng của thực nghiệm trên từng đối tượng.

Thực nghiệm đối nghịch: dựa trên hai đối tượng giống nhau với các điều kiện trái ngược nhau.

Thực nghiệm so sánh (đối chứng): tiến hành trên hai đối tượng khác nhau, trong đó sẽ chọn một đối tượng được chọn làm đối chứng.

3. Phương pháp nghiên cứu khoa học về định tính

Đây là phương pháp thu thập thông tin và dữ liệu ở dạng “phi số” để có được các thông tin chi tiết về một đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu định tính thường sử dụng trong trường hợp mẫu nghiên cứu nhỏ, có tính tập trung.

Phương pháp nghiên cứu định tính giúp cho người thực hiện hiểu rõ hơn về hành vi của con người và tổng quan lý do tác động đến sự ảnh hưởng này. Các thông tin được thu thập từ phỏng vấn, quan sát trực tiếp hay thảo luận nhóm tập trung với câu hỏi mở.

– Các phương pháp nghiên cứu định tính cơ bản:

+ Phỏng vấn sâu.

+ Thảo luận nhóm.

+ Nghiên cứu tình huống.

+ Nghiên cứu “thay đổi đáng kể nhất”.

4. Phương pháp nghiên cứu khoa học về định lượng

Đây là phương pháp thu thập, phân tích thông tin dựa trên cơ sở các số liệu thu được từ thị trường. Mục đích của nghiên cứu định lượng nhằm đưa ra kết luận thị trường thông qua việc sử dụng phương pháp thống kê, xử lý số liệu.

Phương pháp nghiên cứu định lượng thường ứng dụng trong tâm lý học, kinh tế học, xã hội học, tiếp thị, y tế,.. nghiên cứu về thái độ, ý kiến, hành vi của con người.

Thứ hai: Các phương pháp nghiên cứu khoa học thực tiễn

1. Phương pháp quan sát khoa học

Quan sát là phương pháp sử dụng các giác quan cùng với chữ viết, ký hiệu và phương tiện kỹ thuật (máy ảnh, máy ghi âm, máy quay,..) một cách chủ đích, có kế hoạch để ghi nhận, thu thập thông tin phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Phương pháp quan sát có ưu điểm là dễ tiến hành, có thể nghiên cứu một cách toàn diện và chính xác về đối tượng nếu bạn biết cách phối hợp tốt nhiều phương pháp quan sát khác nhau.

– Ứng dụng của phương pháp quan sát khoa học:

+ Phương pháp quan sát khoa học được sử dụng trong đa dạng các lĩnh vực nghiên cứu của khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, kỹ thuật,…

+ Khoa học xã hội: Quan sát các tác động đến quá trình làm việc của người lao động, quan sát không khí học tập, quan sát tiếp thị, quan sát các nút giao thông,…

+ Khoa học tự nhiên: quan sát sự phát triển của một loại cây, quan sát diễn biến và kết quả thí nghiệm,…

+ Khoa học kỹ thuật: quan sát kết quả xử lý ở các ruộng lúa, quan sát vận hành máy móc.

2. Phương pháp điều tra

Phương pháp điều tra được tiến hành bằng cách sử dụng bảng hỏi khảo sát đối tượng hoặc phỏng vấn trực tiếp nhằm thu thập được thông tin về đặc điểm, nhu cầu, tính chất của đối tượng. Trên cơ sở đó, người nghiên cứu có thể rút ra các vấn đề cần nghiên cứu.

3. Phương pháp phân tích tổng hợp

Đây là phương pháp nghiên cứu và xem lại các thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận hữu ích cho thực tiễn và khoa học.

Thứ ba: Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

1. Phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp lý thuyết

Phương pháp này sẽ thực hiện phân tích thành từng bộ phận các tài liệu, tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Sau đó, tổng hợp những trang thông tin đã được phân tích thành một hệ thống lý thuyết mới, đầy đủ và bám sát vào đối tượng nghiên cứu.

2. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

Khi có quá nhiều tài liệu liên quan cần phải tìm hiểu, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết sẽ giúp bạn phân chúng thành những chủ đề liên quan với nhau, cùng một hướng trong đề tài.

3. Phương pháp cách thức hóa

Đây là phương pháp nghiên cứu được xây dựng với mô hình tương tự như đối tượng nghiên cứu. Thông qua mô hình xây dựng cụ thể, người nghiên cứu dễ dàng khai thác đặc điểm của vấn đề cùng với những chủ đề nghiên cứu có đối tượng tiếp cận ngoài thực tế.

4. Phương pháp lịch sử

Phương pháp nghiên cứu lịch sử sẽ áp dụng trong việc đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển, hình thành đối tượng nghiên cứu dựa trên những tài liệu đã được ghi chép, từ đó rút ra kết luận tổng quát.

Ví dụ 1: Để chứng minh giả thuyết đặt ra trong NCKH “bệnh tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các bệnh tim mạch điều trị tại bệnh viện”, người nghiên cứu sẽ dựa vào những nghiên cứu đã có trước đó như:

Tỷ lệ bệnh tăng huyết áp điều trị tại bệnh viện.

Tỷ lệ các bệnh tim mạch điều trị tại bệnh viện.

Những thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế, Bệnh viện về bệnh tim mạch.

Ví dụ 2: Nhóm nghiên cứu tổ chức thực nghiệm dựa trên hai nhóm sinh viên cùng áp dụng một phương pháp đọc sách, nghiên cứu cùng một tài liệu. Một nhóm đọc trong thư viện với các điều kiện tốt nhất còn nhóm kia đọc tại sân trường vào giờ ra chơi. Kết quả thu được của mỗi nhóm sẽ đánh giá hiệu quả của phương pháp, đồng thời cho thấy tác động của điều kiện môi trường đối với đọc sách.

Ví dụ 3: Nghiên cứu hành vi tiêu dùng về dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng di động băng rộng 4G và một số giải pháp hoàn thiện chiến lược Marketing của công ty Vinaphone.

Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non sử dụng phương pháp định tính và các kỹ thuật sử dụng trong kiểm định chất lượng giáo dục.

Ví dụ 4: Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ, đo lường mức độ trung thành của người lao động.

Trên đây là thông tin về các phương pháp nghiên cứu khoa học cùng Ví dụ về phương pháp nghiên cứu khoa học mà chúng tôi muốn gửi đến quý độc giả. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết.

Từ khóa » Ví Dụ Về Phát Hiện Vấn đề Khoa Học