Ví Dụ Về Quy Luật Lượng Chất

Mục lục bài viết

Toggle
  • Quy luật lượng chất là gì?
  • Nội dung của quy luật lượng chất
  • Ví dụ về quy luật lượng chất
  • Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

Quy luật lượng chất là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mac – Lênin. Quy luật lượng chất tác động đến toàn bộ quá trình hình thành, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ những nội dung kiến thức về quy luật chất lượng cũng như lấy Ví dụ về quy luật lượng chất nhằm giúp quý bạn đọc nắm rõ vấn đề này.

Quy luật lượng chất là gì?

Quy luật lượng chất là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mac – Lênin. Quy luật lượng chất là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.

Theo quan điểm của triết học Mac – Lênin thì mọi sự vật, hiện tượng trên trái đất đều tồn tại hai vật là mặt chất và mặt lượng, trong đó:

Chất là một phạm trù của triết học, dùng để xác định tính quy luật khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng. Hiểu một cách đơn giản thì đó là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành lên sự vật, hiện tượng.

Thông qua đó mà nói lên sự vật, hiện tượng đó là gì? Các đặc điểm để phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác.

Theo triết học Mac – Lênin thì chất được coi là cái vốn có của sự vật, hiện tượng, do những thuộc tính hay những yếu tố khác cấu thành quy định. Và theo đó, mỗi sự vật thì đều có rất nhiều các thuộc tính, trong mỗi thuộc tính thì lại biểu hiện ra một chất khác nhau của sự vật.

Lượng cũng vậy, nó cũng được xác định là một phạm trù của triết học dùng để xác định tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô cũng như là trình độ của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính khác của sự vật khác.

Nội dung của quy luật lượng chất

Lượng là phạm trù triết học được dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô trình độ của sự vận động và phát triển cũng như là các thuộc tính khác đã cấu thành lên sự vật.

Đặc trưng của lượng sẽ được biểu thị bằng con số hoặc các đại lượng chỉ kích thước dài hoặc ngắn, quy mô, tổng số hay trình độ. Nhưng đối với các trường hợp phức tạp thì không thể chỉ diễn tả bằng những con số đòi hỏi sự chính xác cao mà còn phải được nhận thức bằng khả năng trừu tượng hóa.

Theo Mac – Lênin thì lượng là cái khách quan vốn có bên trong của sự vật. Toàn bộ sự so sánh giữa lượng và chất chỉ là tương đối, không có tuyệt đối.

Chất chính là chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, được coi là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vậy là nó chứ không phải những sự vật khác.

Từ đó có thể thấy chất và thuộc tính không thể đồng nhất với nhau. Bởi mỗi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng rất nhiều thuộc tính, nhưng những thuộc tính này không thể cùng tham gia vào việc quy định chất như nhau, mà chỉ có những thuộc tính cơ bản nhất mới có thể quyết định được bản chất của sự vật.

Do đó, chỉ khi nào những thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật mới thay đổi theo, đồng nghĩa với việc khi các thuộc tính không cơ bản dù có thay đổi hay không thì cũng không làm biến đổi bản chất của sự vật.

Tuy nhiên các thuộc tính cũng như chất của sự vật sẽ luôn có mối quan hệ cụ thể với nhau, vì vậy việc phân biệt này chỉ mang tính tương đối.

Ví dụ về quy luật lượng chất

Ví dụ như một sinh viên A tốt nghiệp ngành Luật, khi ra trường A xin vào làm thực tập sinh pháp chế cho 1 công ty sản xuất B. Sau khi trải qua 3 tháng làm thực tập sinh, A được công ty xét duyệt lên vị trí chuyên viên pháp chế, sau khi làm chuyên viên pháp chế được 5 năm, A được bổ nhiệm lên chức giám đốc pháp chế của công ty.

Như vậy qua ví dụ trên có thể thấy A từ 1 sinh viên mới ra trường chập chững bước vào nghề, qua quá trình làm việc chăm chỉ, học hỏi và trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng A đã dần trở tích lũy đủ cho mình một lượng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong công việc. Đó là quy trình chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Khi A đã dần bước qua những vị trí từ thấp đến cao trong công việc của mình.

Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

Theo Mac – Lê nin thì chất và lượng là hai mặt đối lập, bản chất của chất thì tương đối ổn định, ngược lại thì lượng thường xuyên biến đổi. Tuy nhiên chúng lại không thể tách rời nhau, đổi lại giữa chúng đều luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau.

Sự thống nhất này được xác định trong một độ nhất định khi sự vật đang tồn tại. Trong đó độ là một phạm trù của triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, được biểu thị ở mức độ sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi cơ bản về chất của sự vật đó.

Đổi lại khi sự vật mới được hình thành thì từ chất mới thì sẽ có một lượng mới phù hợp, từ đó tạo nên sự thống nhất mới giữa lượng và chất, sự tác động này được hiểu thông qua quy mô, nhịp điệu phát triển mới của lượng.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về Ví dụ về quy luật lượng chất. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết trên sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về quy luật lượng chất. Nếu có thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp.

Từ khóa » Ví Dụ Về Quy Luật Lượng Chất Trong Cuộc Sống