Ví Dụ Về The Giới Quan Trong Triết Học

Loading Preview

Nội dung chính Show
  • Thế giới quan là gì?
  • Các vấn đề của thế giới quan
  • Có các loại thế giới quan nào?
  • Thế giới quan huyền thoại
  • Thế giới quan tôn giáo
  • Thế giới quan triết học
  • Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm
  • Thế giới quan duy tâm
  • Thế giới quan duy vật
  • Sự khác biệt giữa thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm
  • Vai trò của thế giới quan trong cuộc sống
  • Video liên quan

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

* Thế giới quan:

Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.

Có nhiều loại thế giới quan: thế giới quan thần thoại, thế giới quan tôn giáo, thế giới quan triết học…

* Thế giới quan triết học gồm:

2 nguyên lí

Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến

Nguyên lí về sự phát triển

3 quy luật

Quy luật chuyển hóa những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

Quy luật phủ định của phủ định.

6 cặp phạm trù

Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất

Nguyên nhân và kết quả

Tất nhiên và ngẫu nhiên

Nội dung và hình thức

Bản chất và hiện tượng

Khả năng và hiện thực.

Nhắc đến thế giới quan chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các quan điểm, lý luận triết học trừu tượng. Thuật ngữ này có thực sự khó hiểu đến vậy hay không? Hãy cùng khám phá ý nghĩa thật sự của thế giới quan là gì trong bài viết sau đây nhé!

Thế giới quan là gì?

Thế giới quan là quan niệm, quan điểm của con người về bản thân, thế giới, cuộc sống và vai trò, vị trí của con người trong thế giới này.

Thế giới quan là cách con người nhìn nhận về tự nhiên và xã hội

Thế giới quan chính là kim chỉ nam định hướng cho cuộc sống của con người, từ nhận thức đến hành động thực tiễn, giúp xác định hệ tư tưởng, lý tưởng, lối sống của bản thân.

Vì vậy, thế giới quan khoa học là tiền đề xác lập nhân sinh quan tích cực và trình độ phát triển của thế giới quan là tiêu chí cơ bản để đánh giá sự trưởng thành của cá nhân và sự phát triển của cộng đồng xã hội.

Các vấn đề của thế giới quan

Thế giới quan là một tổng thể thống nhất bao gồm các thành phần cơ bản được liên kết theo một trật tự nhất định, là thành tựu của các nghiên cứu khoa học. Hệ thống thế giới quan được hình thành dựa trên việc trả lời các câu hỏi sau đây:

  • Câu hỏi về bản thể: Bản chất của thế giới là gì? Thế giới được hình thành và tạo ra như thế nào? Thế giới đang vận động ra sao? Các thành phần và hình thức tồn tại của thế giới là gì? Các vấn đề gì đang diễn ra trên thế giới?
  • Câu hỏi về nguồn gốc: Vì sao thế giới lại vận hành theo cách này mà không phải theo cách khác? Thế giới và con người tuân theo các nguyên lý nào?
  • Câu hỏi về nhận thức luận: Chân lý là gì? Kiến thức là gì? Vị trí/mối quan hệ của con người trong thế giới là gì? Nhận thức và cảm xúc của con người về thế giới như thế nào? Con người xây dựng hình ảnh về thế giới ra sao? Lý tưởng của con người là gì?
  • Câu hỏi về luân lý: bao gồm các câu hỏi về nguyên tắc, giá trị sống, các định hướng mục tiêu, các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ và quy định của pháp luật. Tại sao con người cảm nhận thế giới theo cách này mà không phải cách khác? Thế nào là thiện – ác, đúng – sai? Mục đích của việc theo đuổi giá trị sống là gì? Vai trò của con người trong xã hội là gì? Liệu con người có tuân thủ các quy luật phát triển của thế giới khách quan không?
  • Câu hỏi về dự đoán tương lai: Con người có thể lựa chọn tương lai theo tiêu chí nào? Làm sao để thể hiện sự thống nhất giữa con người và thế giới? Liệu con người đã hiểu rõ mong muốn của bản thân? Liệu con người có thực sự tin tưởng vào bản thân và tương lai của nhân loại?
  • Câu hỏi về hành động: Con người phải hành động như thế nào để đạt được mục tiêu? Con người có thể làm gì để thay đổi thế giới theo hướng tích cực? Làm sao để sắp xếp hành động của con người theo một nguyên tắc nhất định?

Có các loại thế giới quan nào?

Thế giới quan huyền thoại

Xuất phát từ thời nguyên thủy, trong giai đoạn sơ khai của lịch sử thông qua các huyền thoại để thể hiện cảm nhận ban đầu của con người về hiện thực khách quan bao gồm tự nhiên và xã hội.

Thế giới quan huyền thoại hình thành từ thời nguyên thủy

Ví dụ, truyền thuyết về Lạc Long Quân –  u Cơ để giải thích nguồn gốc ra đời của dân tộc Việt Nam; truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh thể hiện quan niệm của người xưa về các hiện tượng thiên nhiên…

Đặc điểm của thế giới quan huyền thoại là sự kết hợp đan xen giữa các yếu tố thực và ảo, thần và người, lý trí và tín ngưỡng. Vì con người không thể giải thích được các hiện tượng đặc biệt của tự nhiên nên thường lý giải bằng các yếu tố tưởng tượng mang tính huyền bí. Do đó, thế giới quan này không phải là sự phản ánh trực tiếp của hiện thực khách quan.

Thế giới quan tôn giáo

Phản ánh hiện thực khách quan, giải thích thế giới dựa trên sự sáng tạo của một loại năng lực siêu nhiên, thần bí.

Đặc điểm của thế giới quan tôn giáo là niềm tin vào sự tồn tại và sức mạnh của lực lượng siêu nhiên, thần thánh. Trong thế giới đó, con người hoàn toàn bất lực, chỉ là kẻ cầu xin và phục tùng, phụ thuộc vào thế lực đó.

Thế giới quan tôn giáo dựa trên niềm tin vào năng lực thần bí

Tuy nhiên, thế giới quan này cũng thể hiện khát vọng được giải thoát khỏi đau khổ, hướng đến cuộc sống tự do, hạnh phúc. Chính vì vậy, thế giới quan tôn giáo vẫn luôn tồn tại trong đời sống tinh thần cho đến ngày nay.

Thế giới quan triết học

Thế giới quan và phương pháp luận triết học ra đời khi trình độ tư duy và thực tiễn của con người có bước phát triển cao hơn về chất.

Thế giới quan triết học được hình thành dựa trên hệ thống lý luận, khái niệm, phạm trù, quy luật. Không chỉ thể hiện quan điểm về thế giới, con người còn nỗ lực tìm cách giải thích, chứng minh các quan điểm đó bằng lý luận, logic khoa học.

Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm

Thế giới quan duy tâm

Thừa nhận bản chất của thế giới là tinh thần, là cái có trước và quyết định đối với thế giới của con người và tự nhiên. Trong thế giới quan duy tâm tồn tại hai hình thức là khách quan và chủ quan.

Thế giới quan duy tâm tôn thờ tinh thần, ý thức
  • Chủ quan: coi tinh thần là ý chí, tư tưởng, tình cảm
  • Khách quan: coi tinh thần là ý niệm tuyệt đối

Sự hình thành và phát triển của thế giới quan duy tâm gắn liền với lịch sử của chủ nghĩa duy tâm trong triết học. Về cơ bản là phủ nhận tính khách quan của thế giới vật chất và con người, đồng thời thừa nhận tư tưởng, ý thức, ý niệm là thứ quyết định.

Thế giới quan này đối lập với thế giới quan khoa học, phụ thuộc chủ yếu vào nhận thức của con người và điều kiện lịch sử.

Thế giới quan duy vật

Thừa nhận bản chất của thế giới là vật chất, là cái có trước và quyết định ý thức, thừa nhận vai trò của con người trong cuộc sống.

Khẳng định sự thống nhất của tính vật chất, không phải do tinh thần của con người hay lực lượng siêu nhiên sinh ra, không tự mất đi mà tồn tại vĩnh viễn, vô hạn.

Khẳng định sự hình thành, phát triển và vận động của xã hội phụ thuộc vào quy luật khách quan. Ý thức và tinh thần chỉ phản ánh bộ não của con người về hiện thực khách quan và có nguồn gốc, bị chi phối bởi vật chất, nhưng lại chứa đựng sự sáng tạo và năng động.

Thế giới quan duy vật nhìn nhận thế giới khách quan

Sự khác biệt giữa thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm

Thế giới quan duy tâm Thế giới quan duy vật
Quan điểm Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức sản sinh ra tự nhiên. Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.
Phương pháp luận Phương pháp luận siêu hình: Xem xét sự vật, sự việc và hiện tượng một cách phiến diện, cô lập, không vận động, không phát triển.

Áp dụng máy móc đặc tính của sự vật, sự việc và hiện tượng này lên một sự vật, sự việc và hiện tượng khác.

Phương pháp luận biện chứng:

Xem xét sự vật, sự việc và hiện tượng trong mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, cũng như trong sự vận động và phát triển không ngừng của sự vật, sự việc và hiện tượng.

Vai trò Là điểm tựa về lý luận của các lực lượng xã hội lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Đóng vai trò tích cực trong sự phát triển của khoa học; nâng cao vai trò, vị thế của con người đối với tự nhiên và sự tiến bộ của xã hội.

Vai trò của thế giới quan trong cuộc sống

Thế giới quan là “la bàn” soi đường, chỉ hướng cho con người thực hiện các hoạt động tích cực để phát triển xã hội. Thế giới quan là trụ cột trong hệ tư tưởng của nhân cách, hành vi, đạo đức và chính trị. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại hai mặt:

Thế giới quan hướng con người đến nhận thức đúng đắn, khoa học, giúp con người nhận biết được mối quan hệ với đối tượng khác, từ đó nhận thức đúng quy luật vận động của đối tượng.

Khi con người có thế giới quan không đúng, lệch lạc thì sẽ không xác định được đúng các mối quan hệ xã hội cũng như không nhận thức được quy luật của các đối tượng.

Thế giới quan giúp con người xác định các mối quan hệ xã hội

Khi đã xác định được các mối quan hệ xã hội, con người có thể định hướng mục tiêu, phương hướng và cách thức hoạt động chính xác. Thế giới quan là định hướng giúp cuộc sống phát triển ngày càng tốt đẹp hơn.

Ngoài ra, thế giới quan còn giúp con người chi phối thực tế, hiểu được ý nghĩa của cuộc sống, xây dựng nghị lực, ý chí và quyết tâm đưa bản thân và xã hội cùng tiến bộ.

Trên đây là tổng hợp thông tin liên quan đến khái niệm thế giới quan là gì. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này đã giúp các bạn có được cái nhìn cơ bản về triết học và mở rộng nhận thức của bản thân.

Từ khóa » Ví Dụ Về Thế Giới Quan Trong Học Tập