Ví Dụ Về Tính Khách Quan Của Phủ định Biện Chứng - TopLoigiai

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết về: “Ví dụ về tính khách quan của phủ định biện chứng” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Triết học.

Mục lục nội dung Ví dụ về tính khách quan của phủ định biện chứngKiến thức tham khảo về phủ định biện chứng1. Phủ định biện chứng là gì?2. Đặc điểm của phủ định biện chứng3. Ý nghĩa phương pháp luận phủ định biện chứng

Ví dụ về tính khách quan của phủ định biện chứng

Ví dụ 1:

Hạt giống khi ta đem gieo xuống đất và có đủ điều kiện về nước, ánh sáng, độ ẩm, không khí,… tất yếu sẽ nảy mầm thành cây con, do sự tác động  chính của các yếu tố bên trong chính hạt giống( đó là lá mầm, thân mầm, chồi mầm,..), đó chính là cái vốn có của hạt giống đó, làm cho hạt giống đó nảy mầm thành cây con. Khi đó, cây con sẽ là cái phủ định của hạt giống.

Ví dụ 2:

 Quá trình vận động, phát triển của xã hội loài người: Xã hội chiếm hữu nô lệ ra đời là sự phủ định đối với xã hội nguyên thuỷ, đến lượt nó lại bị xã hội phong kiến phủ định,… (phủ định của phủ định).

Ví dụ 3:

Quá trình vận động của tư bản (k) từ hình thái tư bản tiền tệ sang hình thái tư bản hàng hoá (tư liệu sản xuất và sức lao động) là một sự phủ định trong quá trình vận động, phát triển của tư bản. Quá trình này có sự thay đổi hình thái tồn tại của tư bản nhưng nội dung giá trị của tư bản được bảo tồn dưới hình thái mới - hình thái có khả năng khi tiêu dùng trong sản xuất thì chẳng những có khả năng tái tạo giá trị cũ mà còn có khả năng làm tăng giá trị mới của tư bản.

Kiến thức tham khảo về phủ định biện chứng

1. Phủ định biện chứng là gì?

Phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, là một mắt khâu trên con đường dẫn tới sự ra đời của cái mới tiến bộ hơn so với cái bị phủ định.

Phủ định biện chứng là sự thay thế hình thức tồn tại này bằng hình thức tồn tại khác của một sự vật, hiện tượng nào đó trong quá trình hình thành, tồn tại, phát triển và diệt vong của nó. Nói cách khác, phủ định biện chứng là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển; cho sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế sự vật, hiện tượng cũ và là yếu tố liên hệ giữa sự vật, hiện tượng cũ với sự vật, hiện tượng mới; là quá trình tự phủ định, tự phát triển của sự vật, hiện tượng; là mắt xích trong sợi xích dẫn tới sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, tiến bộ hơn so với sự vật, hiện tượng cũ.

Ví dụ về tính khách quan của phủ định biện chứng

2. Đặc điểm của phủ định biện chứng

Phủ định biện chứng là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định, tự thân sự phát triển và là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời của một sự vật mới, cái mới tiến bộ hơn sự vật cũ.

Khi có sự phủ định thì sẽ là phá hủy những cái cũ, không tạo tiền đề cho sự tiến lên và lực lượng phủ định được đưa từ ngoài vào kết cấu của sự vật, tức là sự tự phủ định, là sự phủ định tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo và cho những cái mới ra đời để thay thế cho cái cũ.

Trước khi đưa ra ví dụ về phủ định biện chứng thì cần nắm được các đặc điểm của phủ định biện chứng.

Phủ định biện chứng có các đặc điểm như sau:

- Đặc điểm về tính khách quan

Nguyên nhân của sự phủ định nằm trong bản thân của sự vật và cũng chính là để giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật đó.

Mỗi sự vật sẽ có những phương thức phủ định riêng tuỳ thuộc vào việc giải quyết mâu thuẫn của bản thân chúng. Điều này có nghĩa là phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn cũng như là ý chí của mỗi con người. Con người chỉ có thể tác động vào đó nhằm mục đích để làm cho quá trình phủ định ấy có thể diễn ra một cách nhanh hay chậm dựa trên cơ sở nắm được các quy luật về sự phát triển của sự vật.

- Tính kế thừa: Cái mới ra đời từ trong cái cũ, gạt bỏ những yếu tố tiêu cực trong cái cũ, giữ lại những yếu tố tích cực còn phù hợp để phát triển cái mới. Vì thế mà đảm bảo cho sự vật hiện tượng phát triển liên tục (hoặc có thể viết là: Kế thừa những nhân tố hợp quy luật và loại bỏ nhân tố trái quy luật, cái mới ra đời trên cơ sở những hạt nhân hợp lý của cái cũ, tạo nên tính liên tục của sự phát triển).

- Thực chất của phủ định biện chứng là “biểu dương nhân tố tích cực, loại bỏ nhân tố tiêu cực”. Tức là cái mới vừa phê phán vừa kế thừa cái cũ. Vừa khắc phục những yếu tố tiêu cực và vừa giữ lại những yếu tố tích cực của chúng. Vì vậy, không có sự phủ định hoàn toàn bất cứ điều gì, cũng không có sự khẳng định hoàn toàn.

Ví dụ:  

- Trong lịch sử phát triển của điện thoại di động, chiếc điện thoại đầu tiên năm 1973, với tính năng nghe gọi được và đồng thời có thể mang bên người, tuy nhiên chiếc điện thoại này khá to, nặng tầm 1kg và đắt đỏ bấy giờ nên rất ít người sử dụng. Đến hiện tại rất nhiều chiếc điện thoại di động mới đã ra đời, có sự cải tiến rõ rệt, trở nên gọn, nhẹ hơn rất nhiều và vẫn không mất đi tính năng nghe gọi mà chiếc điện thoại đầu tiên có được, thêm vào đó là nhiều tính năng mới phát triển hơn như có thể nhắn tin, giải trí, kết nối với mọi người qua Internet,… xuất hiện, giá điện thoại cũng dao động theo nhiều mức, giúp người mua có thể lựa chọn phù hợp theo túi tiền của mình nên rất được ưa chuộng. Khi đó, chiếc điện thoại di động hiện tại là sự phủ định của chiếc điện thoại đầu tiên, và mang tính kế thừa của chiếc điện thoại đầu tiên.

Xem thêm:

>>> Đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng

3. Ý nghĩa phương pháp luận phủ định biện chứng

Quy luật phủ định của phủ định đã chỉ rõ sự phát triển là khuynh hướng chung, là tất yếu của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Song, quá trình phát triển không diễn ra theo đường thẳng nhưng quanh co phức tạp, phải trải qua nhiều lần phủ định, nhiều khâu trung gian. Điều đó giúp chúng ta tránh được cách nhìn phiến diện, giản đơn trong việc nhận thức các sự vật, hiện tượng, đặc biệt là các hiện tượng xã hội, và do vậy cần phải kiên trì đổi mới, khắc phục khuynh hướng bi quan, chán nản, dao động trước những khó khăn của sự phát triển.

Quy luật phủ định của phủ định cũng khẳng định tính tất thắng của cái mới, vì cái mới là cái ra đời phù hợp với quy luật phát triển của sự vật. Mặc dù khi mới ra đời, cái mới có thể còn non yếu, song nó là cái tiến bộ hơn, là giai đoạn phát triển cao hơn về chất so với cái cũ. Vì vậy, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, cần có nhận thức đúng về cái mới và có thái độ đúng đối với cái mới đồng thời chủ động phát hiện ra cái mới, tạo điều kiện cho cái mới phát triển.

Phải có cái nhìn biện chứng trong khi phê phán cái cũ, cần phải biết sàng lọc, kế thừa những yếu tố hợp lý của cái cũ, tránh thái độ “hư vô chủ nghĩa”, “phủ định sạch trơn”.

Lí luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng nghiên cứu bản chất, tính quy luật, những hình thức và phương pháp nhận thức, vấn đề chân lý. Nó giải đáp một cách đúng đắn và đầy đủ mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học.

Từ khóa » Ví Dụ Phủ định Biện Chứng Tính Kế Thừa