Ví Dụ Về Vật Chất - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Vật chất là gì?
  • Ý nghĩa của định nghĩa vật chất
  • Ví dụ về vật chất

Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con người chép lại, chụp lại, phản ánh và nó tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ những nội dung kiến thức liên quan đến vật chất cũng như lấy Ví dụ về vật chất để nhằm giúp quý bạn đọc nắm rõ vấn đề này.

Vật chất là gì?

Định nghĩa vật chất của Lê nin có nội dung cụ thể như sau: “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.

Định nghĩa vật chất được nêu trên của Lênin là kết quả của việc tổng kết từ những thành tựu tự nhiên của khoa học, phê phán những quan niệm duy tâm, siêu hình về phạm trù vật chất. Từ định nghĩa trên ta có thể nhận thấy có những nội dung được đề cập như sau:

– Thứ nhất: Vật chất là phạm trù triết học

Thông thường chúng ta nhắc đến và hình dung về vật chất như một vật dụng, một tài sản của con người… Tuy nhiên, vật chất trong định nghĩa vật chất của Lênin là kết quả của sự khái quát hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có của các sự vật, hiện tượng nên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi; do đó không thể đồng nhất vật chất với một hay một số dạng biểu hiện cụ thể của vật chất.

– Thứ hai: Vật chất dùng để chỉ thực tại khách quan

Vật chất tồn tại khách quan trong hiện thực, nằm bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức của con người.

“Tồn tại khách quan” là thuộc tính cơ bản của vật chất, là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất. Con người có nhận thức được hay không nhận thức được vật chất thì vật chất vẫn tồn tại.

– Thứ ba: Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác

Có thể hiểu rằng vật chất là cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người; ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh.

Ý nghĩa của định nghĩa vật chất

– Phát hiện vật chất có trước và ý thức có sau. Vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức con người. Ý thức con người là sự phản ánh của thực tại khách quan đó. Con người có khả năng nhận thức thế giới.

– Định nghĩa vật chất của Lênin đã bác bỏ quan điểm duy tâm về phạm trù vật chất với sự phát hiện cật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức là nguồn gốc khách quan của cảm giác.

– Định nghĩa này khắc phục tính chất siêu hình, máy móc trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật trước Mác

– Định nghĩa vật chất của Lê Nin bác bỏ quan điểm của CNDV tầm thường về vật chất, coi ý thức là một dạng vật chất.

– Định nghĩa vật chất của Lênin đã liên kết CNDV biện chứng với CNDV lịch sử thành một thể thống nhất (vật chất trong TN, vật chất trong xã hội đều là những dạng cụ thể của vật chất mà thôi, đều là thực tại khách quan).

Tóm lại, định nghĩa vật chất của Lênin có những ý nghĩa sau:

Bằng việc chỉ ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất là thuộc tính tồn tại khách quan, đã giúp chúng ta phân biệt được sự khác nhau căn bản giữa phạm trù vật chất với tư cách là phạm trù triết học, khoa học chuyên ngành, từ đó khắc phục được hạn chế trong các quan niệm của các nhà triết học trước đó, cung cấp căn cứ khoa học để xác định những gì thuộc và không thuộc về vật chất.

Với định nghĩa vật chất, Lê-nin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết học đó là vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức.

Đó là con người có thể nhận thức được thế giới khách quan thông qua sự chép lại, chụp lại, phản ánh của con người đối với thực tại khách quan. Định nghĩa vật chất của Lê-nin đã tạo cơ sở nền tảng, tiền đề để xây dựng quan niệm duy vật về xã hội.

Ví dụ về vật chất

Trong cuộc sống của chúng ta vật luôn có sự tồn tại của vật chất, vật chất góp phần làm cho cuộc sống của con người chúng ta thêm tiện nghi hiện đại và văn minh hơn.

Ví dụ về vật chất:

 + Các phương tiện giao thông như xe máy, xe ô tô, tàu hỏa, tàu điện ngầm…

+ Các vật dụng trong gia đình như: Bàn ghế, điều hòa, giường tủ…

+ Các vật phục vụ cho công việc của con người như: máy tính, điện thoại, máy in…

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng: Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức. Chúng ta có thể lấy 1 ví dụ như sau: Đối với những đứa trẻ sinh có điều kiện học tập bằng các phương tiện như máy chiếu, máy tính bảng… thì những đứa trẻ này có nhiều kiến thức và hiểu biết hơn, còn những đứa trẻ sinh ta trong hoàn cảnh điều kiện còn thiếu thốn nhiều về vật chất thì sẽ hạn chế hơn.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Ví dụ về vật chất. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết trên sẽ giúp quý bạn đọc có thêm một ít kiến thức về vật chất. Nếu có thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp.

Từ khóa » Ví Dụ ý Thức Và Vật Chất