Vi Khuẩn ăn Thịt Người Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Phòng Ngừa

Unilever Việt Nam
  • Bảo quản quần áo
  • Gia đình
  • Giặt Là
  • Ngoài nhà
  • Sự bền vững
  • Trong nhà
  • Vệ sinh nhà bếp
  • Vệ sinh phòng tắm
  • Vệ sinh sàn nhà & bề mặt

1. Vi khuẩn ăn thịt người là gì? Chúng nguy hiểm như thế nào?

“Vi khuẩn ăn thịt người” là cái tên chỉ một loại vi khuẩn có tên khoa học là  Burkholderia pseudomallei, chúng gây bệnh Whitmore ở cả người và động vật. Loại vi khuẩn này sống rất lâu, có thể tồn tại trong môi trường đất nhiều năm liền.

Bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” (hay còn gọi là melioidosis) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cấp tính do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Sở dĩ nó có tên là Whitmore là do căn bệnh được bác sĩ Alfred Whitmore mô tả năm 1912 tại Miến Điện, nên lấy tên ông. 

Bệnh Whitmore gây áp xe, hoại tử nhiều cơ quan đặc biệt là da. Đây là bệnh ít gặp, không bùng phát thành dịch, tuy nhiên bệnh thường tiến triển rất nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong cao khoảng 40-60%. Bệnh nhân thậm chí có thể mất trong vòng một tuần nhiễm khuẩn cấp.

2. Nguyên nhân gây bệnh “vi khuẩn ăn thịt người”

Bệnh Whitmore gặp ở mọi đối tượng từ trẻ sơ sinh đến người già, người khỏe mạnh cho đến người có hệ miễn dịch yếu. Người có nguy cơ nhiễm Whitmore nhiều nhất là những người nông dân, người làm vườn, người có tiền sử đái tháo đường, người có bệnh mãn tính về phổi và thận. Bệnh “vi khuẩn ăn thịt người” rất nguy hiểm, việc trang bị những kiến thức liên quan là rất cần thiết. Để biết cách phòng ngừa hiệu quả trước hết bạn cần nắm được những nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh Whitmore là do:

  • Người bệnh hít phải bụi bẩn, giọt nước bị nhiễm khuẩn Burkholderia pseudomallei trong không khí. Do sống gần nơi có nhiều khói bụi, môi trường làm việc bị ô nhiễm, nguồn nước bị ô nhiễm.

  • Do thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh.

  • Đặc biệt là do vết thương hở, các vết trầy xước tiếp xúc với bùn đất, bụi bẩn có nhiễm vi khuẩn này.

3. Dấu hiệu nhận biết người mắc bệnh Whitmore - bệnh “vi khuẩn ăn thịt người”

Triệu chứng của bệnh Whitmore không rõ ràng, nó có thể xảy ra ở nhiều bộ phận trên cơ thể. Khi mắc bệnh, người bệnh có thể nhiễm trùng ở những bộ phận như là:

  • Nhiễm trùng máu: người bệnh có biểu hiện đau đầu, sốt cao, rét run, khó thở, đau cơ, đau khớp, có loét mủ trên da, đặc biệt là có cảm giác mất phương hướng.

  • Nhiễm trùng phổi: triệu chứng là ho có đờm hoặc không có đờm, sốt cao, sụt cân, đau cơ.

  • Nhiễm trùng khu trú: đau sưng ở một vùng cơ thể nhất định như tuyến mang tai, vết loét da, sốt, áp xe  (bắt đầu từ những nốt cứng chắc màu xám/trắng, về sau trở nên mềm, viêm rồi trở thành vết thương như con gì cắn. Triệu chứng này nếu không quan sát kĩ sẽ rất dễ nhầm lẫn với chứng bầm, áp xe thông thường.

  • Nhiễm trùng lan rộng: người bệnh xuất hiện các vết loét ở nhiều bộ phận trên cơ thể như cằm, vai, bụng,..kèm theo các chứng đau đầu, đau dạ dày co giật và sụt cân.

4. Cách phòng ngừa bệnh vi khuẩn “ăn thịt người”

Bệnh “vi khuẩn ăn thịt người” thường gặp vào mùa mưa, tập trung tháng 7 - 11 hằng năm. Cứ mỗi một trận mưa lụt xảy ra thì số ca mắc bệnh lại tăng lên rõ rệt. Theo số liệu đưa tin, sau 5 đợt lũ kéo dài tại tỉnh Quảng Trị (14/10), bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã tiếp nhận điều trị cho 24 người bị nhiễm bệnh, trong đó có 4 trường hợp tử vong. Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị và vacxin phòng ngừa loại bệnh do “Vi khuẩn ăn thịt người” gây ra. Để điều trị, người ta dùng kháng sinh với 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: sử dụng kháng sinh truyền vào tĩnh mạch, thời gian điều trị ở giai đoạn này  có thể kéo dài trong 8 tuần.

  • Giai đoạn 2: dùng kháng sinh đường uống,  thời gian điều trị từ 3 - 6 tháng.

Cách phòng tránh bệnh Whitmore - bệnh “vi khuẩn ăn thịt người”

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, đúng vậy, tuy không có thuốc điều trị nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh nhiễm bệnh này. Để phòng tránh mắc bệnh Whitmore, mỗi người cần chú ý đảm bảo an toàn vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh nơi ở và môi trường xung quanh. Hãy nhớ rằng:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân mọi lúc mọi nơi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.

  • Ăn chín, uống nước đã đun sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bổ sung chất dinh dưỡng tăng sức đề kháng.

  • Hạn chế tiếp xúc với bùn đất khi có vết thương ngoài da, vết trầy xước, mụn nhọt,..

  • Nếu công việc thường xuyên phải tiếp xúc với bùn đất, môi trường nước, cần nên đeo găng tay, sử dụng ủng.

  • Hạn chế đi chân đất ra ngoài, cần rửa sạch tay chân khi đi từ bên ngoài về.

  • Thường xuyên xịt khuẩn và xử lý môi trường xung quanh nhà ở.

  • Nếu phát hiện những triệu chứng lạ cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và chữa trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin về bệnh Whitmore - bệnh “vi khuẩn ăn thịt người” mà Cleanipedia chia sẻ, mong rằng sẽ hữu ích với bạn. Tết sắp đến rồi, đừng để những điều không hay xảy đến. Hãy cố gắng giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh nhà cửa để đảm bảo sức khỏe cả nhà nhé. Cleanipedia chúc bạn và gia đình dồi dào sức khỏe.

>>> Xem thêm:

  • Biến chứng nguy hiểm bệnh Whitmore

Tác giả: Team Cleanipedia 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Chào mừng bạn đến với #CleanTok

Ngôi nhà của những mẹo vệ sinh trên TikTok. Mang đến bạn bởi Cleanipedia.

Khám Phá Cleanipedia VN

Tự hào hỗ trợ #CleanTok

Hình ảnh cho thấy một đôi tay đang đeo găng tay màu vàng và chùi rửa một vật dụng trong video trên màn hình điện thoại di động, xung quanh có bong bóng xà phòng.

Bài viết này hữu ích không?

LikeDislike Các cuộc thăm dò

Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?

Có, khả năng mua sản phẩm có mã QR cao hơn

0%

Không, tôi thích mua sản phẩm không có mã QR hơn

0%

Không quan tâm

0%

0 phiếu bầu

Đọc Tiếp

  • Bàn tay người đang giơ lên với ba hình ảnh ớt đỏ có mắt và miệng, đang "thở lửa".

    Mách bạn 9 cách chữa bỏng ớt an toàn và nhanh chóng tại nhà

  • Lọ hoa sứ xanh lá cây nứt men với nắp trang trí hoa văn phức tạp, đặt trên đế gỗ, trên bàn phủ vải họa tiết.

    Bỏ túi 10 cách xông nhà xả xui, rước may mắn, tài lộc cho gia đình

  • Bánh cuốn thịt nướng và rau sống trên lá chuối.

    Mách bạn cách bảo quản nem chua đúng chuẩn giữ trọn vị ngon

  • Người phụ nữ và em bé đang tắm trong bồn tắm.

    5 loại lá tắm cho trẻ giúp mát da, phòng ngừa rôm sảy, mụn nhọt

  • Người phụ nữ cười nắm chai nước trên phố.

    10 chất bảo quản thực phẩm mẹ đảm cần bỏ túi, an toàn và hiệu quả

  • Bình trà thuỷ tinh, cốc trà, và hoa atiso vàng trên khay gỗ.

    Mách bạn bí quyết sử dụng trà hoa vàng hiệu quả, tốt cho sức khỏe

  • Đĩa phở cuốn kèm rau sống và ớt, được cầm bằng tay.

    Lòng se điếu là gì? Cách làm sạch và luộc lòng se điếu đúng cách

  • Hai chiếc bánh dẻo trắng và vàng trên đĩa đen với lá xanh.

    Cách làm bánh dẻo chay ngon “hết sảy” mùa Trung Thu

Từ khóa » Các Triệu Chứng Bệnh Vi Khuẩn ăn Thịt Người