Vi Khuẩn Gram âm đa Kháng Kháng Sinh Gây Nhiễm Khuẩn Tiết Niệu ...

Video

Xem thêm tin
Bệnh viện TWQĐ 108 khám bệnh, tri ân tại tỉnh Tuyên Quang

Bệnh viện TWQĐ 108 khám bệnh, tri ân tại tỉnh Tuyên Quang

04/12/2024 Chi tiết
Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiết
Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

14/11/2024 Chi tiết
Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

11/11/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Vi khuẩn gram âm đa kháng kháng sinh gây nhiễm khuẩn tiết niệu tại Bệnh viện TƯQĐ 108 10:45 AM 05/10/2015 Nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) ngày nay là một bệnh khá phổ biến trên thế giới. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hay thận và phát triển gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu, cuối cùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến từng cơ quan của hệ tiết niệu. Đặc biệt trên các nhóm bệnh nhân nguy cơ cao có các yếu tố thuận lợi cho NKTN như dị tật đường tiết niệu, nằm lâu, có thai, đái tháo đường, các bệnh lý nghẽn tắc đường niệu và sỏi tiết niệu... thì tỷ lệ NKTN tăng lên nhiều lần. Về căn nguyên gây nhiễm khuẩn cũng rất đa dạng nhưng chủ yếu các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu như E.coli, Klebsiella, Proteus, Enterobacter spp, P.aeruginosa, S. saprophyticus, …. Trong các căn nguyên vi khuẩn này thì vi khuẩn Gram âm vẫn chiếm đa số. Sự gia tăng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn là một trong những vấn đề nan giải đối với các thầy thuốc lâm sàng cũng như vi sinh ngày nay. Carbapenem (Ertapenem, Imipenem, Meropenem, và Doripenem) là nhóm kháng sinh mạnh nhất thuộc nhóm lựa chọn cuối cùng điều trị các bệnh nhiễm trùng vi sinh vật kháng thuốc cao như Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter baumannii, Enterobacteriaceae và sản xuất men β-lactamase phổ rộng hoặc plasmid-mediated AmpC β-lactamase. Tuy nhiên, sự phổ biến của các mầm bệnh gram âm kháng Carbapenem đã tăng lên đáng kể trong thập kỷ qua do sự lạm dụng thuốc kháng sinh. Xác định nồng độ kháng sinh nhỏ nhất ức chế được sự phát triển của vi khuẩn nhằm đánh giá về tình hình kháng thuốc của vi khuẩn, qua đó đưa ra các biện pháp khống chế và ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc trong bệnh viện và cộng đồng là hết sức cần thiết.

Kết quả nghiên cứu căn nguyên vi khuẩn gram âm đa kháng gây nhiễm khuẩn tiết niệu tại Bệnh viện TƯQĐ 108 trong 1 năm (từ 2/2014 đến 2/2015) cho thấy: 1. Tỷ lệ các vi khuẩn gram âm đa kháng gây nhiễm khuẩn tiết niệu E. coli đa kháng chiếm 46,1%; Klebsiella spp chiếm 19,7%; Pseudomonas spp chiếm 18,4%; Enterobacter spp là 6,6%; Morganella morganii là 3,9%; Acinetobacter spp và Proteus chiếm 2,9%. Như vậy tác nhân vi khuẩn gram âm đa kháng chủ yếu gây NKTN trong nghiên cứu của chúng tôi là E. coli, Klebsiella spp và Pseudomona spp. 2. Đặc điểm kháng kháng sinh của các vi khuẩn gram âm đa kháng gây nhiễm khuẩn tiết niệu chủ yếu Các vi khuẩn gram âm đa kháng gây nhiễm khuẩn tiết niệu chủ yếu đã kháng hoàn toàn các kháng sinh như Ampicillin, kháng với Cephalosporin các thế hệ từ 91,4-100%, kháng Gentamycin từ 64,3-80%, kháng Ciprofloxacin, Norfloxacin từ 92,9-100%. E. coli và Klebsiella spp đề kháng với Trimethoprim/Sulfamethoxazol 66,7%-77,1%. Hầu hết các vi khuẩn này còn nhạy cảm tốt với Colistin. - E. coli đa kháng còn nhạy cảm với các kháng sinh mới Imipenem và Meropenem (94,3%), Ertapenem 97,1%; nhạy cảm Amikacin 94,3% và Fosfomycin 100%. Vi khuẩn này kháng cao với Cephalosporin trên 90%. - Klebsiella spp đa kháng đề kháng cao với Ciprofloxacin và Norfloxacin 100%, kháng hết với các kháng sinh Cephalosporin, Piperacilin/Tazobactam 93%, kháng cao với Amikacin (60%) và Gentamycin (80%), đề kháng với nhóm Carbapenem tỉ lệ cao nhất (60%) trong ba loài VK đa kháng gây NKTN. - Pseudomonas spp đa kháng gây NKTN đề kháng với các kháng sinh nhóm Fluroquinonol khá cao: kháng Ciprofloxacin 92,9%, kháng Levofloxacin 100%; kháng với các kháng sinh nhóm Carbapenem như Imipenem là 50%, kháng Meropenem 42,9%; kháng Ticarcilin/ Acid clavulanic là 100%. Vi khuẩn này còn nhạy cảm tốt với Colistin. 3. Đánh giá nồng độ ức chế tối thiểu Imipenem và Meropenem của các vi khuẩn gram âm đa kháng chủ yếu phân lập được - Đối với E. coli đa kháng: Phần lớn các chủng E. coli đa kháng có MIC của Imipenem và Meropenem ≤ 0,25 µg/ml (tương ứng 88,5% và 91,4%). MIC của Imipenem và Meropenem >16 µg/ml chiếm tỷ lệ ít hơn (2,9%) - Đối với chủng đa kháng Klebsiella spp, MIC của Imipenem và Meropenem ≤ 0,25 µg/ml chiếm ≤ 40%, MIC của Imipenem và Meropenem >16 µg/ml chiếm tỉ lệ khá cao (60%). Nhận xét sơ bộ Klebsiella spp kháng với Imipenem và Meropenem mạnh mẽ hơn E. coli đa kháng. - Chủng Pseudomonas spp đa kháng chỉ có 14,3% MIC Imipenem và Meropenem ≤ 0,25 µg/ml, nghĩa là vi khuẩn này nhạy cảm tốt với hai kháng sinh Carbapenem còn rất ít; có 42,9% MIC của Imipenem vượt qua điểm gây đề kháng 8µg/ml đồng nghĩa là 42,9% Pseudomonas spp đề kháng với Imipenem và 50% chủng này có MIC Meropenem ≥ 8µg/ml, trong đó MIC của Imipenem và Meropem >16µg/ml chiếm tỉ lệ khá cao (42,9%). Vì vậy: Có phác đồ điều trị nhiễm khuẩn hợp lý theo kháng sinh đồ giúp các nhà lâm sàng nâng cao hiệu quả điều trị, làm giảm tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn và giảm chi phí cho bệnh nhân. ThS.CNSH. Phạm Thu Hương Khoa Vi Sinh Vật – Bệnh viện TƯQĐ 108 Chia sẻ

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng chuyên mục

    Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao

    Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao

    14:14 07/07/2019
    Chăm sóc người bị cảm cúm

    Chăm sóc người bị cảm cúm

    13:46 21/12/2018
    Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp

    Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp

    03:08 12/07/2018

Từ khóa » Vi Khuẩn Enterobacteriaceae Là Gì