Vi Khuẩn HP Là Gì? Có Lây Không Và Cách Chữa Trị

PKĐKHL - Nhiễm khuẩn HP là loại nhiễm khuẩn thường gặp chỉ sau sâu răng với hơn nửa dân số thế giới nhiễm loại khuẩn này. Vi khuẩn HP sống trong dạ dày thường không gây ra biểu hiện hay triệu chứng nào nhưng cũng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về dạ dày.

1. Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP là gì? Ảnh: Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP tên khoa học Helicobacter Pylori (H. Pylori) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Chúng ta đều biết trong môi trường dạ dày luôn tồn tại acid vậy tại sao vi khuẩn HP có thể sống được trong dạ dày. Sở dĩ vì vi khuẩn HP có thể tiết ra một loại enzyme là Urease giúp nó trung hòa độ acid trong dạ dày.

Theo nghiên cứu, hơn nửa dân số thế giới nhiễm vi khuẩn HP và riêng ở Việt nam con số này lên tới 70% dân số. Mặc dù vậy, phần lớn số người nhiễm không có bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu nào của bệnh lý dạ dày.

Xem thêm: 70% dân số Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP gây viêm dạ dày

Nhiều người khi phát hiện bị nhiễm vi khuẩn HP thường lo lắng không biết vi khuẩn Hp có gây ung thư không. Thực tế, vi khuẩn HP có thể dẫn tới viêm dạ dày mạn tính tiến triển và là nguyên nhân chính gây loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày. Theo nghiên cứu, có khoảng 10% những người nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori có nguy cơ loét dạ dày và 1% mắc ung thư.

2. Vi khuẩn HP có lây không?

Vi khuẩn HP hoàn toàn có khả năng lây từ người bị nhiễm sang người lành thông qua ba con đường dưới đây.

2.1. Đường miệng - miệng

Đây là con đường lây truyền phổ biến của vi khuẩn HP qua nước bọt hoặc dịch tiết tiêu hóa. Thông thường khi chúng ta nói chuyện, ăn chung hoặc hôn người nhiễm. Nếu trong gia đình có người nhiễm HP thì khả năng những người khác cũng nhiễm là rất cao.

2.2. Đường miệng - chất bài tiết ( phân)

Vi khuẩn khi được đào thải ra khỏi cơ thể qua phân sẽ trở thành nguồn lây nhiễm cho cộng đồng. Thói quen ăn uống các thực phẩm sống là nguy cơ cao khiến chúng ta dễ bị nhiễm vi khuẩn HP.

Việc ăn chín uống sôi ngoài đảm hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn cũng giúp bạn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

2.3. Các đường khác

Khi bạn đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh như tiêu hóa hay răng - hàm - mặt, nếu các dây nội soi hoặc dụng cụ nha khoa chưa được tiệt trùng đảm bảo thì có thể lây nhiễm chéo từ người bệnh sang người lành.

Vi khuẩn HP có lây không?

Ảnh: Vi khuẩn HP có lây không?

3. Các triệu chứng khi nhiễm vi khuẩn HP

Hầu hết những người bị nhiễm H. pylori sẽ không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Vấn đề này vẫn chưa được giải thích rõ, nhưng một số người sinh ra đã có khả năng miễn dịch chống lại tác hại của H. pylori nhiều hơn.

Khi các dấu hiệu hoặc triệu chứng xảy ra với nhiễm H. pylori, chúng có thể bao gồm:

• Một cơn đau nhức hoặc nóng rát ở bụng

• Đau bụng dữ dội hơn khi dạ dày trống rỗng

• Buồn nôn

• Ăn mất ngon

• Thường xuyên ợ

• Đầy hơi

• Giảm cân không chủ ý

Các triệu chứng khi nhiễm vi khuẩn HP

Ảnh minh họa: Các triệu chứng khi nhiễm vi khuẩn HP

4. Cách phát hiện vi khuẩn HP

Có 2 nhóm kỹ thuật phát hiện H.p trong dạ dày gồm các kỹ thuật xâm lấn và kỹ thuật không xâm lấn.

- Kỹ thuật không xâm lấn

• Kiểm tra hơi thở.

Đây là phương pháp phổ biến nhất để xác định sự tồn tại vi khuẩn HP trong dạ dày bạn bao gồm hai cách test thở C13, C14. Trong quá trình kiểm tra hơi thở, bạn sẽ uống một lượng phóng xạ không đáng kể. Nếu có vi khuẩn Hp thì sẽ cho kết quả dương tính.

• Xét nghiệm phân

Đây là phương pháp xét nghiệm tìm ra các protein ngoại lại (kháng nguyên) liên quan đến nhiễm HP trong phân, để đánh giá bạn của nhiễm vi khuẩn HP hay không.

• Xét nghiệm máu (ít dùng)

Phân tích mẫu máu có thể phát hiện nhiễm H. pylori hoạt động hoặc trước đó trong cơ thể bạn.

- Kỹ thuật xâm lấn

Các kỹ thuật xâm lấn là kỹ thuật mẫu được lấy bằng sinh thiết qua nội soi dạ dày ống mềm bao gồm các loại xét nghiệm mô bệnh học, nuôi cấy và test nhanh urease.

5. Điều trị vi khuẩn HP như thế nào?

Điều trị diệt vi khuẩn HP trên những đối tượng nhiễm khuẩn HP được chỉ định trong các trường hợp: viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày đã được điều trị, thiếu máu do thiếu sắt, xuất huyết giảm tiểu cầu. Điều trị dự phòng ung thư dạ dày cho những người nhiễm HP trong trường hợp: gia đình có người mắc bệnh ung thư dạ dày, có polyp dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày sử dụng thuốc chống viêm không steroid(NSAIDs) kéo dài hoặc người mong muốn diệt trừ HP.

Điều trị vi khuẩn hp như thế nào?

Ảnh minh họa: Điều trị vi khuẩn hp như thế nào?

Phương pháp điều trị vi khuẩn HP được sử dụng là kết hợp các loại kháng sinh và kèm 1 loại thuốc giảm tiết acid dịch vị.

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

- Địa chỉ:

CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331

CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331

- Hotline: 19008904

- Zalo: 0986954448

- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong

Từ khóa » Chỉ Số Hp Trong Xét Nghiệm Máu Là Gì