Vi Khuẩn HP Lây Qua đường Nào Và Cách Nhận Biết Mình đã Nhiễm HP

1. Khái niệm vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP có tên đầy đủ là Helicobacter pylori thường sinh sôi phát triển trong dạ dày con người. Chúng có khả năng xâm nhập vào cơ thể thông qua các cách khác nhau và gây nên những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh.

Vậy thì với môi trường nhiều axit như trong dạ dày thì tại sao vi khuẩn HP vẫn có thể tồn tại và phát triển được? Thực ra loại vi khuẩn này có thể tiết ra enzyme Urease trung hòa được axit ở dạ dày. Khi đó cơ thể con người lại tiết ra một loại chất kháng viêm, chính chất này lại gây hại cho niêm mạc của dạ dày.

Thường sinh sôi phát triển trong dạ dày con người, vậy vi khuẩn HP lây qua đường nào?

Thường sinh sôi phát triển trong dạ dày con người, vậy vi khuẩn HP lây qua đường nào?

Cơ chế gây bệnh của HP cụ thể như sau:

  • Vi khuẩn HP tiết ra một loại men hủy hoại lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày. Điều này tạo cơ hội để axit tấn công vào niêm mạc dẫn đến các tổn thương tại đây;

  • Vi khuẩn HP có khả năng sản xuất ra độc tố làm thoái hóa và hoại tử tế bào của dạ dày, làm tiền đề để axit có thể thẩm thấu vào thành dạ dày gây ra các ổ viêm loét.

2. Câu hỏi đặt ra: Vi khuẩn HP lây qua đường nào?

Theo một cuộc khảo sát thì cho đến nay đã có tới 50% dân số trên thế giới bị nhiễm vi khuẩn HP. Đáng lo ngại hơn, HP hoàn toàn có thể lây từ người sang người qua những con đường chính như sau:

  • Đường miệng - miệng: HP thường tồn tại ở dịch vị dạ dày, trong nước bọt thậm chí là ở các mảng bám trên răng nên chúng sẽ lây từ người này sang người khác nếu dùng chung bàn chải đánh răng, chung bát đũa, mẹ mớm thức ăn cho con, khi hôn. Do vậy, nếu trong nhà có người nhiễm HP thì khả năng những thành viên còn lại cũng bị nhiễm vi khuẩn này là rất cao;

  • Đường dạ dày - miệng: HP có nhiều nhất trong dịch vị dạ dày nên nếu người bệnh bị ợ chua hay trào ngược dạ dày thì sẽ khiến cho một lượng HP cũng được vận chuyển từ dạ dày lên khoang miệng, sau đó phát tán ra ngoài môi trường và lây cho người khác;

  • Đường phân - miệng: sau khi ra khỏi cơ thể qua đường phân, vi khuẩn HP vẫn còn sống và vẫn có khả năng gây bệnh. Vì thế trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, mọi người nên nhớ rửa tay thật kỹ với xà phòng diệt khuẩn để tránh lây nhiễm vi khuẩn HP;

Hãy luôn vệ sinh tay thật sạch bạn nhé!

Hãy luôn vệ sinh tay thật sạch bạn nhé!

  • Đường dạ dày - dạ dày: nguy cơ lây nhiễm trong trường hợp này xảy ra khi bệnh nhân thực hiện phương pháp nội soi dạ dày nhưng thiết bị lại không được khử trùng theo tiêu chuẩn y tế. Khi đó vi khuẩn HP của bệnh nhân trước bám lại và xâm nhập vào cơ thể của bệnh nhân kế tiếp.

3. Triệu chứng khi bị nhiễm khuẩn HP

Những người bị nhiễm khuẩn HP thường không bộc lộ các triệu chứng một cách rõ ràng. Phần lớn khi HP gây nên các bệnh về dạ dày thì bệnh nhân mới đi khám và phát hiện ra sự tồn tại của loại vi khuẩn này trong cơ thể.

Ngoài ra, người nhiễm HP là có khả năng mắc các bệnh lý liên quan tới dạ dày chứ không phải toàn bộ những người nhiễm HP đều bị bệnh. Điều này phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Ai có sức đề kháng tốt thì tạm thời HP sẽ không gây hại đối với sức khỏe. Mặc dù có tới 50% người dân trên thế giới bị nhiễm HP, nhưng trong số đó chỉ có khoảng 10% là bị mắc các bệnh về dạ dày tá tràng, 1 - 3% là tiến triển thành ung thư.

Tuy vậy đừng nên chủ quan vì nếu không phát hiện và điều trị những bệnh lý do HP gây ra thì chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi những triệu chứng như ợ nóng, buồn nôn vào buổi sáng, chán ăn, đau vùng thượng vị,... Và các biến chứng nguy hiểm như viêm loét dạ dày tá tràng, chảy máu dạ dày, thủng hoặc ung thư dạ dày.

4. Các phương pháp chẩn đoán nhiễm khuẩn HP

Vì khi vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng nên rất khó phát hiện ra. Do đó người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán bằng các biện pháp sau:

  • Biện pháp xâm lấn: nội soi dạ dày tá tràng để được đánh giá và kiểm tra các vết loét. Trong quá trình nội soi bác sĩ có thể sẽ lấy mẫu mô để thực hiện sinh thiết làm test urease nhanh hoặc nuôi cấy vi khuẩn;

  • Biện pháp không xâm lấn: tiến hành theo 3 cách sau:

  • Xét nghiệm tìm sự hiện diện của vi khuẩn HP trong phân;

  • Test hơi thở;

  • Xét nghiệm máu để tìm kháng thể kháng HP (ít được dùng).

5. Cách điều trị HP hiệu quả

  • Chỉ định điều trị tiêu diệt vi khuẩn HP đối với bệnh nhân bị nhiễm HP trong các trường hợp sau: xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm loét dạ dày tá tràng, thiếu máu do thiếu sắt, ung thư dạ dày;

  • Điều trị dự phòng ung thư cho những bệnh nhân nhiễm HP trong các trường hợp: trong nhà có người từng bị ung thư dạ dày, người mong muốn diệt trừ HP, polyp dạ dày, dùng thuốc chống viêm không steroid kéo dài;

Phương pháp được ứng dụng phổ biến nhất trong việc điều trị HP là kết hợp các loại kháng sinh với nhau và bổ sung thêm một loại thuốc có tác dụng giảm tiết axit dịch vị. Những loại thuốc này có khả năng để lại tác dụng phụ như tiêu chảy, phân đen, lưỡi đen, rối loạn vị giác (hay cảm thấy có vị kim loại trong miệng), phản ứng cai rượu (còn gọi là hiệu ứng antabuse).

Dùng thuốc là một cách giúp tiêu diệt vi khuẩn HP hiệu quả

Dùng thuốc là một cách giúp tiêu diệt vi khuẩn HP hiệu quả

Hy vọng rằng thông qua bài viết trên, quý bạn đọc đã biết được vi khuẩn HP lây qua đường nào và cách để phát hiện trong cơ thể đang có HP. Trước khi điều trị, tốt nhất bạn nên lựa chọn cơ sở y khoa uy tín để thăm khám và được chẩn đoán kỹ lưỡng.

Ở MEDLATEC, bạn có thể yên tâm thăm khám và điều trị với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại. Ngoài ra, Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC đã được công nhận tiêu chuẩn quốc tế với 2 chứng chỉ uy tín hàng đầu hiện này là ISO 15189:2012 được cấp bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, chứng chỉ CAP do Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp. Vì vậy, quý khách hàng hoàn toàn tin tưởng về chất lượng thăm khám và điều trị bệnh tại MEDLATEC.

Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc nào liên quan tới sức khỏe cũng như mong muốn đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa, bạn hãy gọi ngay tới hotline 1900 56 56 56 của Bệnh viện ngay hôm nay nhé!

Từ khóa » Cách Nhận Biết Virus Hp