Vi Khuẩn Là Gì? Cấu Tạo, Phân Loại, Sinh Lý Và Khả Năng Gây Bệnh

Mục lục

Toggle
  • Vi khuẩn là gì?
  • Hình thể và kích thước của vi khuẩn.
    • Các cầu khuẩn (Cocci).
    • Trực khuẩn (Bacillus).
    • Xoắn khuẩn (Spirochaet).
  • Cấu trúc và chức năng của tế bào vi khuẩn.
    • Nhân (hay thể nhân: nucleid).
    • Tế bào chất (cytoplasm).
    • Màng nguyên sinh (cytoplasmic membrane).
      • Vị trí.
      • Cấu trúc.
      • Chức năng.
    • Vách (cell wall).
      • Cấu trúc của vách.
      • Chức năng của vách.
    • Vỏ của vi khuẩn (capsul).
    • Lông (flagella).
    • Pili.
    • Nha bào (spore hay endospore).
  • Sinh lý của vi khuẩn.
    • Dinh dưỡng của vi khuẩn.
      • Nhu cầu dinh dưỡng.
      • Cơ chế dinh dưỡng của vi khuẩn.
    • Hô hấp của vi khuẩn.
      • Hô hấp hiếu khí hay là oxy hóa.
      • Hô hấp kỵ khí.
      • Hô hấp hiếu kỵ khí tuỳ ngộ.
    • Chuyển hóa của vi khuẩn.
      • Chuyển hóa đường.
      • Chuyển hóa các chất đạm.
      • Các chất được hợp thành.
    • Phát triển của vi khuẩn.
      • Sự phát triển của vi khuẩn trong môi trường lỏng.
      • Sự phát triển của vi khuẩn trong môi trường đặc.
  • Sự sinh sản của vi khuẩn.
  • Các câu hỏi thường gặp về vi khuẩn.

Vi khuẩn là gì?

Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào, không có màng nhân (procaryote). Chúng có cấu trúc và hoạt động đơn giản hơn nhiều so với các tế bào có màng nhân (eucaryote). Tuy nhiên, có một vài cơ quan (như vách tế bào) hay chức năng di truyền và sự vận chuyển di truyền phức tạp không kém sinh vật phát triển. Nội dung được tư vấn bởi bác sĩ Phòng khám Phú Cường.

Hình thể và kích thước của vi khuẩn.

Mỗi loại có hình dạng và kích thước nhất định. Các hình dạng và kích thước này là do vách của tế bào quyết định. Bằng các phương pháp nhuộm và soi kính hiển vi, người ta có thể xác định được hình thể và kích thước…

Để xác định, hình thể là một tiêu chuẩn rất quan trọng, mặc dù phải kết hợp với các yếu tố khác (tính chất sinh học, kháng nguyên và khả năng gây bệnh).

Trong một số trường hợp nhất định, dựa vào hình thể kết hợp vởi dấu hiệu lâm sàng người ta có thể chẩn đoán xác định bệnh, ví dụ như bệnh lậu cấp tính. Kích thước được đo bằng micromet (1 μm = 10-3mm).

Kích thước của các loại khác nhau thì không giống nhau và kích thước của một loại cũng phụ thuộc vào điều kiện tồn tại của chúng. Về hình thể, người ta chia làm 3 loại lớn:

Các cầu khuẩn (Cocci).

Là những vi khuẩn có hình cầu, mặt cắt của chúng có thể là những hình tròn, nhưng cũng có thể là hình bầu dục hoặc ngọn nến. Đưòng kính trung bình khoảng 1μm. Cầu khuẩn lại được chia làm nhiều loại như: đơn cầu, song cầu, tứ cầu, tụ cầu và liên cầu.

Trực khuẩn (Bacillus).

Là những vi khuẩn hình que, đầu tròn hay vuông, kích thước của các loại gây bệnh thường gặp là bề rộng 1 μm, chiều dài 2 – 5 μm. Các trực khuẩn không gây bệnh thường có kích thước lớn hơn. Một số loại trực khuẩn gây bệnh thường gặp như lao, thương hàn, lỵ, E. coli…

Xoắn khuẩn (Spirochaet).

Là những vi khuẩn có hình sợi lượn sóng và di động. Chiều dài của các loại này có thể tới 30μm. Trong loại này có 3 giống gây bệnh quan trọng là Treponema (ví dụ, xoắn khuẩn giang mai – Treponema pallidum), Leptospira và Borrelia. Ngoài những loại có hình dạng điển hình trên còn có những loại có hình thể trung gian: Trung gian giữa cầu khuẩn và trực khuẩn là cầu-trực khuẩn, như dịch hạch; trung gian giữa trực khuẩn và xoắn khuẩn là phẩy khuẩn mà điển hình là phẩy khuẩn tả (Vibrio choleraè). Cách sắp xếp của các loại cũng khác nhau: đứng từng con, từng chuỗi, từng chùm hoặc hình chữ V, N… là do các trục phân bào khác nhau của chúng.

Vi khuẩn là gì? cấu tạo, phân loại, sinh lý và khả năng gây bệnh
Hình dạng một số loại vi khuẩn.

1. Tụ cầu khuẩn; 2. Các dạng song cầu; 3. Liên cầu; 4. Trực khuẩn dạng đơn; 5. Trực khuẩn dạng chuỗi; 6. Phẩy khuẩn; 7 và 8. Xoắn khuẩn; 9. Lông; 10. vỏ; 11 Các dạng nha bào.

Cấu trúc và chức năng của tế bào vi khuẩn.

Vi khuẩn là gì? cấu tạo, phân loại, sinh lý và khả năng gây bệnh
Cấu trúc bên trong vi khuẩn.

Chúng ta nghiên cứu cấu trúc từ trong ra:

Nhân (hay thể nhân: nucleid).

Vi khuẩn thuộc loại không có nhân điển hình, vì không có màng nhân, nên gọi là procaryote. Nhưng chúng có cơ quan chứa thông tin di truyền, đó là một nhiễm sắc thể (chromosome) độc nhất tồn tại trong chất nguyên sinh. Nó là một phân tử ADN dài khoảng 1 mm (gấp 1000 lần chiều dài của tế bào đường tiêu hóa), khép kín; phân tử ADN có trọng lượng 2 tỷ dalton, chứa được 3000 gen, được bao bọc bởi protein kiêm. Lớp protein này không tồn tại khi vách tế bào bị phá huỷ. Nó được sao chép theo kiểu bán bảo tồn (của Watson và Crick) dẫn đến sự phân bào. Ngoài nhiễm sắc thể, một số loại còn có di truyền ngoài nhiễm sắc thể đó là các loại plasmid và transposon.

Tế bào chất (cytoplasm).

– Tế bào chất chứa đựng tới 80% nước, dưới dạng gel. Bao gồm các thành phần hòa tan như protein, peptid, acid amin, vitamin, AEN, ribosom, các muối khoáng (Ca, Na, p…) và cả một số nguyên tố hiếm. – Protein chiếm tới 50% trọng lượng khô và khoảng 90% năng lượng của vi khuẩn để tổng hợp protein. Các enzym nội bào được tổng hợp đặc hiệu vối từng loại. – Ribosom có nhiều trong chất nguyên sinh. Mỗi Ribosom bao gồm 2 loại (50S và 30S); mỗi loại này lại bao gồm 2 thành phần đại phân tử: protein và ARN – được gọi là protein và ARN ribosom. Khi tổng hợp protein, các ribosom gắn với ARN thông tin và được gọi là polyribosom. Ribosom là loại 70S. Ribosom cũng là nơi tác động của một số’ loại kháng sinh, làm sai lạc sự tổng hợp protein, như aminozid, chloramphenicol… Ngoài các thành phần hòa tan, chất nguyên sinh còn chứa các hạt vùi. Đây là những không bào chứa lipid, glycogen và một số không bào chứa các chất có tính đặc trưng cao với một số loại. Nếu so sánh với tế bào của sinh vật có nhân điển hình (eucaryote) ta thấy chất nguyên sinh không có: ty thể, lạp thể, lưới nội bào và cơ quan phân bào.

Màng nguyên sinh (cytoplasmic membrane).

Vị trí.

Màng nguyên sinh bao quanh chất nguyên sinh và nằm trong vách tế bào vi khuẩn.

Cấu trúc.

Là một lớp màng mỏng, tinh vi và chun giãn. Màng nguyên sinh chất bao gồm 60% protein, 40% lipid mà đa phần là phospholipid.

Chúng gồm hai lớp tối (2 lớp phospho) bị tách biệt giữa 1 lớp sáng (lớp lipid), sự giống nhau này dẫn tới khái niệm đơn vị màng.

Tất cả các màng như thê này hoàn toàn giống nhau về cấu trúc phân tử. Nhiều thuộc tính của màng này phụ thuộc vào sự tồn tại và cấu trúc của phospholipid.

Các phân tử phospholipid này có cực ở một đầu (đầu chứa phospho) và không cực ở đầu còn lại. Đầu có mạng điện tích ở phía mặt ngoài và trong của màng, còn đầu không mang điện tích nằm giữa.

Dung dịch nước tồn tại ở cả 2 mặt của màng sinh chất. Trong thực tế các màng này đóng nhiều vai trò sinh lý khác nhau.

Chức năng.

Màng nguyên sinh thực hiện một số chức năng quyết định sự tồn tại của tế bào. Nó là cơ quan hấp thụ và đào thải chọn lọc các chất, nhờ 2 cơ chế khuếch tán bị động và vận chuyển chủ động.

Với cơ chế bị động, các chất được hấp thu và đào thải nhờ áp lực thẩm thấu. Chỉ những chất có phân tử lượng bé hơn vài trăm dalton và có thể hòa tan trong nước mới có thể vận chuyển qua màng.

Nhưng thường áp lực thẩm thẩu trong tế bào vi khuẩn lớn hơn bên ngoài nhiều lần (có những chất lốn hơn khoảng 1000 lần).

Do vậy, cách khuếch tán bị động không thể thực hiện được mà phải nhờ tới cách vận chuyển chủ động. Phương pháp này cần tối enzym và năng lượng. Đó là các permease đặc hiệu với từng chất hoặc nhóm chất và ATP.

+ Màng nguyên sinh chất là nơi tổng hợp các enzym ngoại bào.

+ Màng sinh chất cũng là nơi tổng hợp các thành phần của vách tế bào.

+ Màng sinh chất cũng là nơi tồn tại của hệ thống enzym hô hấp tế bào, nơi thực hiện các quá trình năng lượng chủ yếu của tế bào thay cho chức năng của ty lạp thể.

+ Màng sinh chất tham gia vào .quá trình phân bào nhò các mạc thể (mesosome).

Mạc thể là phần cuộn vào chất nguyên sinh của màng sinh chất, thường gặp ở vi khuẩn Gram dương. Khi tế bào phân chia, mạc thể tiến sâu vào chất nguyên sinh.

Vách (cell wall).

Có ở mọi vi khuẩn trừ Mycoplasma. Vách được quan tâm vì cấu trúc đặc biệt và chức năng của nó.

Cấu trúc của vách.

Vách tế bào là bộ khung vững chắc bao bên ngoài màng sinh chất. Vách được cấu tạo bởi đại phân tử glycopeptid (peptidoglycan, mucopeptid, murein), nối với nhau tạo thành mạng lưối phức tạp bao bên ngoài màng nguyên sinh.

Nó được tổng hợp liên tục. Thành phần cấu tạo bao gồm: đường amin (amino-sugar) và acid amin.

Đường-amin gồm 2 loại acid N – axetyl muramic và N – axetyl glucozamin. Hai loại này trùng hợp xen kẽ nhau tạo thành những sợi dài của mỗi lớp.

Acid amin cũng chỉ bao gồm một số loại như: D-alanin, D-glutamic, L-alanin và L-lysin.

Các acid amin này thay đổi theo loại. Các acid amin tạo thành các tetrapeptid làm cầu nối giữa các sợi cùng và khác lớp.

Vách tế bào của các vi khuẩn Gram dương và Gram âm có những khác nhau:

– Vách vi khuẩn Gram dương: bao gồm nhiều lớp peptidoglycan. Ngoài lớp peptidoglycan, ở đa số loại Gram dương còn có acid teichoic là thành phần phụ thêm.

Tuỳ loại mà bao bên ngoài lớp peptidoglycan có thể là polysaccharid hoặc polypeptid. Các lớp ngoài cùng thường đóng vai trò kháng nguyên thân đặc hiệu.

– Vách của các VK Gram âm: chỉ bao gồm một lớp peptidoglycan, nên vách này mỏng hơn vách vi khuẩn Gram dương; do vậy, chúng dễ bị phá vỡ bởi các lực cơ học hơn.

Bên ngoài lớp peptidoglycan, vách VK Gram âm còn có các lớp: protein, lipid A và polysaccharid. Người ta rất quan tâm đến các lóp này, vì chúng chính là nội độc tố của các vi khuẩn gây bệnh. Đồng thòi nó cũng là kháng nguyên thân của các VK Gram âm.

Trong đó, lớp polysaccharid ngoài cùng quyết định tính đặc hiệu kháng nguyên, còn lớp protein quyết định tính miễn dịch. Lớp lipid đóng vai trò chủ yếu của độc tính nội độc tố.

Chức năng của vách.

– Chức năng quan trọng nhất của vách là duy trì hình dạng, áp lực thẩm thấu bên trong vi khuẩn thường cao hơn môi trường mà vi khuẩn tồn tại khá nhiều. Chính vách tế bào đã giữ để màng sinh chất không bị căng phồng ra, rồi tan vỡ.

Trong tự nhiên cũng như trong phòng thí nghiệm, ta có thế gặp những loại không có vách tế bào. Chúng được gọi là “L-form” (dạng L). Tên này được Viện Vi sinh vật Lister Luôn Đôn đặt sau khi họ phát hiện ra dạng này.

Các loại “L-form” có thể mất hoàn toàn hay không mất khả năng tổng hợp peptidoglycan. Các loại “L-form” Gram âm, nếu như không thể tổng hợp được peptidoglycan nhưng vẫn có thể tổng hợp được các lớp bên ngoài của vách tế bào.

Tất cả loại “L-form” đều có khả nàng đề kháng với nhóm kháng sinh tác động trên vách (nhóm P-lactam). Một loài khác không có vách tế bào, đó là Mycoplasma.

Loại này thưòng phát triển chậm và cần có huyết thanh (khoảng 20%). Một sô Mycoplasma cần có sterol trong môi trường, hình như sterol trong môi trường đã gắn vào màng sinh chất của Mycoplasma và làm cho lớp màng này thêm vững chắc.

Ngoài chức năng duy trì hình dạng, vách tế bào còn có một số ý nghĩa khác:

– Vách tế bào quy định tính chất nhuộm Gram.

– Vách vi khuẩn Gram âm chứa đựng nội độc tố, quyết định độc lực và khả năng gây bệnh bằng nội độc tố.

– Vách quyết định tính chất kháng nguyên thân. Đây là loại kháng nguyên quan trọng nhất để xác định và phân loại.

– Vách tế bào vi khuẩn là nơi tác động của nhóm kháng sinh khá quan trọng (nhóm beta lactam), đồng thòi là nơi tác động của lysozym.

– Vách tế bào vi khuẩn cũng là nơi mang các điểm tiếp nhận (receptor) đặc hiệu cho thực khuẩn thể (bacteriophage). Vấn đề này có ý nghĩa trong việc phân loại, cũng như phage và các nghiên cứu cơ bản khác.

Vi khuẩn là gì? cấu tạo, phân loại, sinh lý và khả năng gây bệnh
Tế bào hồng cầu người 7-10 μm, Staphylococci 1 μm, E. coli 1×5 μm, Poliovirus 30 nm Herpésvius 100 nm.

Vỏ của vi khuẩn (capsul).

Vỏ hay là một lớp nhầy lỏng lẻo, sền sệt, không rõ rệt bao quanh vi khuẩn. Người ta quan sát nó bằng phương pháp nhuộm mực nho. vỏ là vùng sáng chông lại nền tối, khuẩn lạc của những loại có vỏ thường nhầy, ướt và sáng.

Chỉ một số loại và trong những điều kiện nhất định vỏ mới hình thành. Bản chất hóa học của vỏ: vỏ của các loại khác nhau có thành phần hóa học không giông nhau, vỏ của nhiều loại là polysaccharid, như vỏ của E. coli, Klebsiella, phế cầu…

Nhưng vỏ của một số loại khác là polypeptid như dịch hạch, trực khuẩn than, do một vài acid amin tạo nên. Những acid amin này thường là dạng D, dạng ít gặp trong tự nhiên.

Chức năng: vỏ vi khuẩn đóng vai trò bảo vệ cho một loại dưới những điều kiện nhất định. Chúng có tác dụng chống thực bào.

Lông (flagella).

– Cấu trúc và vị trí: lông là những sợi protein dài và xoắn tạo thành từ các acid amin dạng D. Nó là cơ quan vận động và không phải có ở mọi loại. Vị trí lông của các loại có những khác nhau: một số chỉ có lông ở một đầu (phẩy khuẩn tả), nhiều loại lại có lông quanh thân (Salmonella, E. coli), một vài loại lại có một chùm lông ở đầu (trực khuẩn Whitmore).

– Cơ chế của sự chuyển động: lông là cơ quan di động; mất lông vi khuẩn không di động được. Nuôi trong môi trường thích hợp, lông hình thành và vi khuẩn lại di động.

Lông quay quanh trục dài của nó giúp cho vi khuẩn di động. Vi khuẩn vận động đến nơi có lợi và đi xa nơi bất lợi cho nó.

Nhưng do cơ chê nào thì hiện nay người ta chưa rõ. Có thể các phân tử tiếp nhận (receptor) trên màng sinh chất đã đóng vai trò này.

Vi khuẩn là gì? cấu tạo, phân loại, sinh lý và khả năng gây bệnh
Lông và pili.

Pili.

Pili cũng là cơ quan phụ như lông. Nó có thể mất đi mà không ảnh hưởng tối sự tồn tại của vi khuẩn. Pili có ở nhiều vi khuẩn Gram âm nhưng đến nay người ta mới biết có ở một số loại Gram dương.

Cấu trúc: Pili có cấu trúc như lông nhưng ngắn và mỏng hơn. Chức năng: dựa vào chức năng, người ta chia pili làm 2 loại:

– Pili giới tính hay pili F (fertility) chỉ có ở các vi khuẩn đực, dùng để vận chuyển chất liệu di truyền sang vi khuẩn cái. Mỗi vi khuẩn đực chỉ có một pili này.

– Pili chung: là những pili dùng để bám. Vì thế người ta còn gọi pili là cơ quan để bám. Mỗi tế bào vi khuẩn có thể có tới hàng trăm pili này.

Nhờ pili này vi khuẩn có thể bám lên bề mặt môi trường lỏng hoặc tế bào. Khả năng gây bệnh của lậu cầu khuẩn cũng liên quan với sự có mặt của pili. Các vi khuẩn có pili dễ dàng bám vào các tế bào có màng nhân.

Nha bào (spore hay endospore).

Nhiều loại có khả năng tạo nha bào khi điều kiện sông không thuận lợi. Mỗi vi khuẩn chỉ tạo được một nha bào. Khi điều kiện sông thuận lợi, nha bào vi khuẩn lại nảy mầm đê đưa vi khuẩn trở lại dạng sinh sản.

Cấu trúc nha bào:

– ADN và các thành phần khác của nguyên sinh chất nằm trong thể nguyên sinh (thể cơ bản) với tỷ lệ nước thấp.

– Màng nha bào bao bên ngoài thê nguyên sinh.

– Vách bao ngoài màng.

Vi khuẩn là gì? cấu tạo, phân loại, sinh lý và khả năng gây bệnh
Thiết đồ nha bào Bacillus megatherium C: Vách; IC: vỏ trong;

– Lớp vỏ (trong và ngoài) bao bên ngoài màng nha bào.

– Hai lớp áo ngoài và trong bao hai lớp vách. Sự đề kháng vối các yếu tố lý hóa của nha bào là do một số thay đổi về thành phần hóa học của nha bào quy định: acid dipicolinic chiếm 20% nha bào, ion Ca2+, cystein, tỷ lệ nước thấp (10-20%), sự tổng hợp ADN dừng lại và sự phiên mã cũng bị ức chế.

Sự tồn tại lâu (có thể 150.000 năm) liên quan đến sự mất nước và không thấm nước nên không chuyển hóa của nha bào.

Sinh lý của vi khuẩn.

Vi khuẩn cũng là một sinh vật, nên chúng cũng có khả năng dinh dưỡng, hô hấp, chuyển hóa và sinh sản như các sinh vật khác.

Dinh dưỡng của vi khuẩn.

Nhu cầu dinh dưỡng.

Trong quá trình sinh sản và phát triển, vi khuẩn đòi hỏi phải có nhiều thức ăn với tỷ lệ tương đối cao so với trọng lượng của cơ thể.

Người chỉ cần một lượng thức ăn bằng 1% trọng lượng của cơ thể, còn vi khuẩn cần một lượng thức ăn bằng trọng lượng cơ thể nó, vì vi khuẩn sinh sản phát triển rất nhanh, chúng cần những thức ăn để tạo ra năng lượng và những thức ăn để tổng hợp.

Những thức ăn này bao gồm các nitơ hóa hợp (acid amin hoặc muối amoni), carbon hóa hợp thường là các ose, nước và các muối khoáng ở dạng ion như P04H, C1, SO , K+, Ca++, Na+ và một số ion kim loại hiếm ở nồng độ rất thấp (Mn+\ Fe , Co;+).

Rất nhiều vi khuẩn phân lập trong tự nhiên có thể tổng hợp được mọi enzym từ một hợp chất carbon độc nhất để hình thành những chất chuyển hóa cần thiết tham gia trong quá trình chuyển hóa.

Cơ chế dinh dưỡng của vi khuẩn.

nhờ sự hấp thu và đào thải các chất qua màng. Vi khuẩn có một số enzym ngoại bào, chúng có tác dụng phân cắt các đại phân tử hữu cơ thành các phân tử nhỏ để dễ dàng vận chuyển qua màng.

Hô hấp của vi khuẩn.

Hô hấp là quá trình trao đổi chất, để tạo ra năng lượng cần thiết để tổng hợp nên các chất mới của tế bào. Các loại hô hấp của vi khuẩn:

Hô hấp hiếu khí hay là oxy hóa.

Nhiều loại dùng oxy của khí trời đê oxy hóa lại coenzym khử.

Hô hấp kỵ khí.

một số vi khuẩn không thể sử dụng oxy tự do làm chất nhận điện tử cuối cùng. Chúng không thể phát triển được hoặc phát triển rất kém khi môi trường có oxy tự do vì oxy độc đối với chúng.

Những vi khuẩn này là kỵ khí tuyệt đối, chúng không có cytocrom oxidase và không có toàn bộ hay một phần của chuỗi cytocrom.

Hô hấp hiếu kỵ khí tuỳ ngộ.

một số vi khuẩn hiếu khí có thể hô hấp theo kiểu lên men ta gọi chúng là hiếu kỵ khí tuỳ ngộ.

Chuyển hóa của vi khuẩn.

Vi khuẩn rất nhỏ bé nhưng sinh sản phát triển rất nhanh chóng, do chúng có hệ thống enzym phức tạp.

Mỗi loại có một hệ thống enzym riêng, nhò có hệ thông enzym này mà vi khuẩn có thể dinh dưỡng, hô hấp và chuyển hóa để sinh sản và phát triển.

Chuyển hóa đường.

đường là một chất vừa cung cấp năng lượng vừa cung cấp nguyên liệu để cấu tạo.

Chuyển hóa đưòng tuân theo một quá trình phức tạp, từ polyozid đến ozid qua glucose rồi đến pyruvat: lactose → glucose → esteglucose-6-phosphoric → pyruvat.

Pyruvat đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển hóa các chất đường.

Chuyển hóa các chất đạm.

Các chất đạm cũng được chuyển hóa theo một quá trình phức tạp từ albumin đên acid amin: Albumin → protein → pepton → polypeptid → acid amin.

Các chất được hợp thành.

Ngoài những sản phẩm chuyển hóa trong quá trình đồng hóa trên và ngoài các chất là thành phần của bản thân vi khuẩn, còn có một sô chất được hình thành:

+ Độc tố: phần lớn các vi khuẩn gây bệnh trong quá trình sinh sản và phát triển đã tổng hợp nên độc tố.

+ Kháng sinh: một số vi khuẩn tổng hợp được chất kháng sinh, chất này có tác dụng ức chế hoặc tiêu diệt các vi khuẩn khác loại.

+ Chất gây sốt: một sô vi khuẩn có khả năng sản sinh ra một chất tan vào nưốc, khi tiêm cho người hay súc vật gây nên phản ứng sốt.

+ Sắc tố: một số vi khuẩn có khả năng sinh ra các sắc tố như màu vàng của tụ cầu, màu xanh của trực khuẩn mủ xanh…

+ Vitamin: một số vi khuẩn đặc biệt (đặc biệt là E. coli) của người và súc vật có khả năng tổng hợp được vitamin (C, K…).

Phát triển của vi khuẩn.

Vi khuẩn muốn phát triển đòi hỏi phải có môi trường và những điều kiện thích hợp. Một tế bào vi khuẩn riêng rẽ thì rất nhỏ, nhưng vi khuẩn sinh sản phát triển rất nhanh.

Tính chất phát triển này cho phép ta nghiên cứu cả một quần thể chứ không phải từng vi khuẩn riêng lẻ.

Sự phát triển của vi khuẩn trong môi trường lỏng.

Trong vi sinh vật y học, môi trường lỏng chỉ có giá trị khi nó chứa một chủng vi khuẩn (nghĩa là chỉ có một clon), và như vậy ta có được một canh khuẩn thuần khiết để nghiên cứu.

Nếu kẻ đưòng biểu diễn sự phát triển theo phương trình, ta có một đương biêu diên VỚI trục tung nửa Hỉnh 10. Các giai đoạn phát triển của vi logarit giúp ta dê dàng phân tích hơn. khuẩn trong môi trường lỏng.

Vi khuẩn là gì? cấu tạo, phân loại, sinh lý và khả năng gây bệnh
Trên đường biểu diễn của hình dạng điển hình của sự phát triển có thể chia thành 4 giai đoạn liên tục là: (1) thích ứng, (2) tăng theo hàm số mũ, (3) dừng tôi đa và (4) suy tàn (xem sơ đồ).

Trên đường biểu diễn của hình dạng điển hình của sự phát triển có thể chia thành 4 giai đoạn liên tục là: (1) thích ứng, (2) tăng theo hàm số mũ, (3) dừng tôi đa và (4) suy tàn (xem sơ đồ).

Sự phát triển của vi khuẩn trong môi trường đặc.

Cấu tạo hóa học của môi trường đặc giống như môi trường lỏng, chỉ khác là có thêm chất để cho rắn lại (thưòng dùng là thạch). Nếu ria cấy trên môi trường đặc để vi khuẩn nọ đủ cách xa vi khuẩn kia, thì mỗi vi khuẩn sẽ hình thành một khuẩn lạc riêng rẽ.

Mỗi khuẩn lạc là một clon thuần khiết, gồm những tế bào từ một tế bào mẹ sinh ra. Các loại khác nhau thì có khuẩn lạc khác nhau về kích thước, độ đục và nhất là về hình dạng.

Có ba dạng khuẩn lạc chính:

– Dạng S (từ tiếng Anh: smooth = nhẵn nhụi): khuẩn lạc xám nhạt hoặc trong, bờ đều, mặt lồi đều và bóng.

– Dạng M (từ tiếng Anh: mucus = nhầy): khuẩn lạc đục, tròn lồi hơn khuẩn lạc s, quánh hoặc dính.

– Dạng R (từ tiếng Anh: rough = xù xì): khuẩn lạc thường dẹt, bò đều hoặc nhăn nheo, mặt xù xì, khô (dễ tách thành mảng hay cả khôi).

Sự sinh sản của vi khuẩn.

Vi khuẩn sinh sản theo kiểu song phân, từ một tế bào mẹ tách thành hai tế bào con. Sự phân chia bắt đầu từ nhiễm sắc thể; sau đó màng sinh chất và vách tiến sâu vào, phân chia tế bào làm hai phần, hình thành hai tế bào con.

Thời gian phân bào thường là 20 phút đến 30 phút, riêng trực khuẩn lao khoảng 30 giờ là một thế hệ.

Các câu hỏi thường gặp về vi khuẩn.

Vi khuẩn sinh sôi như thế nào?

Vi khuẩn chỉ sinh sản vô tính, chúng sinh sản theo cách chia đôi hay trực phân. Từ một tế bào mẹ được chia thành hai tế bào con.

Tất cả vi khuẩn đều có hại?

Không, có vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Vi khuẩn có lợi được dùng trong công nghệ thực phẩm và điều chế thuốc.

5/5 - (9 bình chọn) Bài viết có hữu ích cho bạn không?Không

Từ khóa » Chức Năng Của Vách Tế Bào Vi Khuẩn Gram âm