Vi Mạch SoC FPGA Cho ứng Dụng IoT Cần Tốc độ Và Bảo Mật Cao

ĐÓNG Nóng 24h 7
  • Con đàn có tính hợp tác và trung thực hơn con một Con đàn có tính hợp tác và trung thực hơn con một
  • Cà phê thêm đường gây mất ngủ nhiều hơn Cà phê thêm đường gây mất ngủ nhiều hơn
  • AI khuếch đại thiên kiến của con người AI khuếch đại thiên kiến của con người
  • Bất bình đẳng xã hội liên quan đến sức khỏe não bộ Bất bình đẳng xã hội liên quan đến sức khỏe não bộ
  • Ô nhiễm thủy ngân trong không khí tại TPHCM: Một số yếu tố chi phối Ô nhiễm thủy ngân trong không khí tại TPHCM: Một số yếu tố chi phối
  • Báo cáo nghiên cứu của dự án CASE: Bốn thách thức đối với thị trường năng lượng tái tạo Việt Nam Báo cáo nghiên cứu của dự án CASE: Bốn thách thức đối với thị trường năng lượng tái tạo Việt Nam
  • Xác định các gene quyết định hình dạng răng Xác định các gene quyết định hình dạng răng
  • Lược sử máy tính bảng Lược sử máy tính bảng
  • Phát hiện nguyên nhân gây khuyết tật kéo dài sau đột quỵ Phát hiện nguyên nhân gây khuyết tật kéo dài sau đột quỵ
  • Cấu trúc nano mở đường cho robot tiên tiến Cấu trúc nano mở đường cho robot tiên tiến
Tìm kiếm Trang chủ Công nghệ

Đây là sản phẩm mới của nhóm tác giả ở Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM.

Hiện nay, công nghệ IoT (Internet of Things) đang phát triển mạnh mẽ, vì vậy, thiết kế vi mạch dùng cho IoT cũng hết sức được quan tâm, cả ở trong và ngoài nước. Có nhiều phương pháp tiếp cận đến việc thiết kế vi mạch, một trong số đó là tiếp cận theo hướng tích hợp chip ARM và FPGA vào trong cùng một chip gọi là SoC FPGA.SoC FPGA sở hữu nhiều ưu điểm và dễ dàng đáp ứng các yêu cầu ứng dụng IoT. Trên thế giới, việc nghiên cứu và sử dụng SoC FPGA trong các ứng dụng IoT phát triển khá mạnh, với hai công ty dẫn đầu về lĩnh vực này là Intel và Xilinx. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc sử dụng SoC FPGA để thiết kế vi mạch có hiệu suất cao, dùng cho các ứng dụng IoT, có thể hỗ trợ trên diện rộng các chuẩn giao tiếp (có tăng cường tính năng bảo mật thông tin) vẫn chưa được nghiên cứu nhiều, do hướng tiếp cận này còn khá mới.Trong đề tài “Thiết kế vi mạch dùng SoC FPGA cho các ứng dụng IoT có tính bảo mật cao”, nhóm tác giả Trường Đại học Khoa học tự nhiên TPHCM đã xây dựng quy trình thiết kế vi mạch dùng SoC FPGA; biên dịch, thực hiện quá trình truyền dữ liệu giữa SoC ARM và FPGA; nghiên cứu thực hiện các lõi mã hóa, giải mã dữ liệu chạy trên SoC FPGA ở tốc độ 150-300 Mbps. Vi mạch kết hợp lõi ARM bên trong FPGA cho phép các khối phần cứng mã hóa, giải mã mật mã và các IP giao tiếp chạy ở tốc độ cao. Tốc độ này cho phép hệ thống được thiết kế có thể dùng cho nhiều ứng dụng khác nhau trong lĩnh vực an ninh thông tin và hoàn toàn phù hợp cho các ứng dụng xử lý tín hiệu theo thời gian thực.nChip SoC FPGA do nhóm thiết kế Ảnh: NNCHệ thống đầy đủ của SoC FPGA bao gồm 3 IP: AES-128, SHA-2 256 RSA-1024 bit, và các IP giao tiếp với ngoại vi như SPI, I2C, UART và USB Dongle WiFi.CChipSoC FPGAđược thử nghiệm vào hệ thống báo cháy Ảnh: NNCỨng dụng chip SoC FPGA vào hệ thống báo cháy tự động cho thấy, khi sự cố đám cháy xảy ra, thời gian truyền tin báo cháy đến trung tâm xử lý dữ liệu chỉ khoảng 2 giây. Khoảng cách truyền tín hiệu tốt nhất giữa 2 thiết bị trong mạng là 50m, có thể mở rộng lên đến 120m. Tuy nhiên, ở khoảng cách này, tín hiệu truyền đi sẽ không tốt, hay bị chập chờn. Với khoảng cách thực tế như trên, hệ thống báo cháy hoàn toàn phù hợp để triển khai ở các tòa nhà cao tầng (chiều cao mỗi tầng thường không quá 10m).Theo TS. Huỳnh Hữu Thuận, Chủ nhiệm đề tài, việc thiết kế thành công vi mạch SoC FPGA có vai trò quan trọng trong lĩnh vực dân sự lẫn quân sự. Hiện nay, các vi mạch liên quan đến lĩnh vực này đều được phát triển ở nước ngoài.Đề tài vừa được Sở KH&CN TPHCM nghiệm thu trong năm nay. Nhóm nghiên cứu có thể chuyển giao công nghệ thiết kế, sản xuất chip SoC FPGA cho các đơn vị có nhu cầu. Kiều Anh

TIN LIÊN QUAN

Thiết bị dạng màng mỏng chuyển đổi tia hồng ngoại thành hình ảnh

Thiết bị dạng màng mỏng chuyển đổi tia hồng ngoại thành hình ảnh

Google tự phát triển chip cho điện thoại thông minh Pixel mới

Google tự phát triển chip cho điện thoại thông minh Pixel mới

Google ra mắt Pixel 6 với chip tự thiết kế, giá cả cạnh tranh

Google ra mắt Pixel 6 với chip tự thiết kế, giá cả cạnh tranh

TIN KHÁC

Tàu vận chuyển năng lượng từ các trại phong điện

Tàu vận chuyển năng lượng từ các trại phong điện

Robot Ameca có biểu cảm khuôn mặt giống con người

Robot Ameca có biểu cảm khuôn mặt giống con người

Nhân sinh khối nấm Thượng Hoàng quy mô công nghiệp

Nhân sinh khối nấm Thượng Hoàng quy mô công nghiệp

TIN TIÊU ĐIỂM

Giải pháp cho ngành chăn nuôi sạch - an toàn - bền vững

23/01

Xe máy điện thông minh Selex Motors nhận đầu tư 2,1 triệu USD

21/01

Facebook thử nghiệm giao diện mới

27/03

Apple phát hành bản cập nhật iOS 13.2.2 để sửa lỗi đa nhiệm iPhone, iPad

15/11

Sự kiện

Công nghệ nano

Công nghệ nano

Làn sóng Internet of Things

Làn sóng Internet of Things

Trang TTĐTTH của Trung tâm Báo Khoa học phát triển - Tia Sáng Trụ sở: 70 Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel/Fax: 024.39428445 VPĐD phía Nam: 31 Hàn Thuyên, Q1, T.p Hồ Chí Minh Tel/Fax: 028.8.273080 Email: khpt@most.gov.vn Người chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Trần Lê Giấy phép trang TTĐTTH số: 9/ GP-TTĐT Ngày cấp 18/01/2024

CHUYÊN MỤC

  • Sự kiện
  • Chính sách
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • Khám phá
  • Sống - Khỏe
  • Địa phương
  • Ảnh - Clip
  • Khoa học quốc tế
  • Kết quả nghiên cứu mới

Từ khóa » Fpga ứng Dụng