Vi Phạm Hành Chính Là Gì? Cấu Thành Của Vi Phạm Hành Chính
Có thể bạn quan tâm
Vi phạm hành chính là loại vi phạm xảy ra khá phổ biến trong đời sống xã hội. Mặc dù, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi thấp hơn tội phạm quy định trong Bộ Luật hình sự nhưng vi phạm hành chính vẫn gây thiệt hại hoặc đe dọa lớn đến lợi ích của Nhà nước, tập thể, lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích chung của toàn thể cộng đồng, là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phạm tội nảy sinh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nếu không được ngăn chạy, xử lý kịp thời. Do đó, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được ra đời với nhiệm vụ chính là giúp nhà nước quản lý đời sống xã hội một cách hiệu quả với việc định ra các nguyên tắc đặc thù.
Vậy vi phạm hành chính là gì? Các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm hành chính? Hãy tham khảo nội dung bài viết này hoặc GỌI NGAY cho chúng tôi qua số điện thoại: 0908 308 123 để được LUẬT SƯ tư vấn MIỄN PHÍ và cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật hành chính dân sự UY TÍN - CHẤT LƯỢNG.
Định nghĩa vi phạm hành chính
Khoản 1, Điều 2, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
“Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.”
Theo đó, ành vi vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật hành chính, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện vi phạm các quy định pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm.
Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính
Cấu thành vi phạm hành chính là tổng hợp những yếu tố đặc trưng được pháp luật quy định, thể hiện đầy đủ tính xâm hại đối với trật tự quản lý nhà nước của loại vi phạm hành chính, là cơ sở cần thiết cho việc phân biệt các loại vi phạm hành chính với nhau, và cho việc xác định trách nhiệm hành chính.
Để xác định được một hành vi xảy ra có phải là vi phạm hành chính hay không, cần phải xác định những dấu hiệu pháp lý của các yếu tố cấu thành loại vi phạm pháp luật này. Những dấu hiệu này được mô tả trong các văn bản pháp luật quy định về vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và áp dụng các biện pháp xử lý.
Trong lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, cấu thành vi phạm pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng của một vi phạm pháp luật cụ thể. Trong vi phạm hành chính, được cấu thành gồm mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan và khách thể.
Mặt khách quan của vi phạm hành chính
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật. Nó bao gồm hành vi trái pháp luật, sự thiệt hại cho xã hội và quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho xã hội, thời gian, địa điểm, công cụ vi phạm. Trước hết phải xác định xem vụ việc vừa xảy ra có phải do hành vi của con người hay không, nếu phải thì hành vi đó có trái pháp luật không, nếu trái pháp luật thì trái như thế nào. Sự thiệt hại cho xã hội là những tổn thất về vật chất hoặc tinh thần do hành vi trái pháp luật gây ra.
Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm hành chính là hành vi vi phạm hành chính. Nói một cách đơn giản, hành vi mà tổ chức, cá nhân thực hiện là hành vi xâm phạm đến nguyên tắc quản lý nhà nước, đã được pháp luật ngăn không cho thực hiện bằng cách quy định nó trong văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt hành chính. Theo đó, Nhà nước sẽ chỉ ra rằng, hành vi nào là không được làm, bị cấm thực hiện, khi vi phạm sẽ bị phạt như thế nào. Như vậy, khi xem xét, đánh giá hành vi của các tổ chức, cá nhân có phải vi phạm hành chính hay không đều phải xác định được hành vi đó vi phạm điều gì trong các văn bản quy phạm pháp luật, có căn cứ pháp lý rõ ràng.
Một lưu ý cần đặt ra rằng, cần tránh nguyên tắc suy đoán hoặc áp dụng tương tự pháp luật vì nguyên tắc chính chỉ đạo hoạt động của Luật xử lý vi phạm hành chính đó là “Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định”
Đối với một số loại vi phạm hành chính cụ thể, dấu hiệu trong mặt khách quan có tính chất phức tạp hơn. Không đơn thuần chỉ có một dấu hiệu trái pháp luật mà còn có thể có nhiều yếu tố đi kèm khác như:
- Thời gian thực hiện hành vi vi phạm
- Địa điểm thực hiện hành vi vi phạm
- Công cụ phương tiện vi phạm
- Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: Nhìn chung, hậu quả của vi phạm hành chính không nhất thiết phải là thiệt hại cụ thể. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, hành vi của cá nhân, tổ chức bị voi là vi phạm hành chính khi hành vi đó đã gây ra những thiệt hại cụ thể trên thực tế. Việc các định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hành chính với thiệt hại cụ thể xảy ra là cần thiết để bảo đảm nguyên tắc cá nhân, tổ chức chỉ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do chính hành vi của mình gây ra.
Chủ thể của vi phạm hành chính
Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật. Mỗi loại vi phạm pháp luật đều có cơ cấu chủ thể riêng tùy thuộc vào mức độ xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ thể vi phạm hành chính phải là người không mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều chỉnh hành vi của mình, và trong độ tuổi pháp luật quy định:
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là chủ thể vi phạm hành chính trong trường hợp thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Như vậy, chỉ khi nào họ thực hiện hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Hoặc thực hiện một hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn song có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra thì mới bị xử phạt hành chính.
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của vi phạm hành chính trong mọi trường hợp
- Tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính bao gồm: Các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
Cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng là chủ thể vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia có quy định khác.
Mặt chủ quan của vi phạm hành chính
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật gồm lỗi, động cơ, mục đích vi phạm pháp luật:
Về cơ bản, dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính là dấu hiệu lỗi của chủ thể vi phạm. Lỗi là một trạng thái tâm lý thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hậu quả xấu trong hành vi của mình (nhìn thấy trước được hậu quả xấu trong hành vi của mình mà vẫn thực hiện) và trong chính hành vi đó (hành vi chủ động, có ý thức….) tại thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật đó.
Như vậy, lỗi chỉ là những gì được hình thành trong suy nghĩ, tâm trí của chủ thể vi phạm hành chính. Lỗi được chia thành hai loại: cố ý và vô ý
Đối với lỗi cố ý gồm:
- Lỗi cố ý trực tiếp: là lỗi của một chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
- Lỗi cố ý gián tiếp: là lỗi của một chủ thể khi thực hiện một hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn song có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Đối với lỗi vô ý gồm:
- Lỗi vô ý do cẩu thả :là lỗi của một chủ thể đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù có thể thấy trước và phải thấy trước hậu quả này.
- Lỗi vô ý vì quá tự tin: là lỗi của một chủ thể tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội song tin chắc rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc cỏ thể ngăn ngừa được nên mới thực hiện và có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Khi có đủ căn cứ để cho rằng chủ thể thực hiện hành vi trong tình trạng không có khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi, chúng ta có thể kết luận rằng đã không có vi phạm hành chính xảy ra. Bởi họ không có lỗi, là những người gặp vấn đề trong nhận thức của mình được Tòa án công nhận hoặc có giấy chứng nhận của cơ quan Y tế.
Ngoài lỗi là dấu hiệu bắt buộc và quan trọng nhất thì ở một số trường hợp cụ thể, pháp luật còn xác định dấu hiệu mục đích hoặc động cơ. Theo đó:
- Động cơ là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
- Mục đích là kết quả cuối cùng mà chủ thể vi phạm pháp luật mong đạt tới khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Cần lưu ý rằng, trên thực tế, khi xác định dấu hiệu lỗi trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính, còn có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề lỗi của tổ chức. Ý kiến thứ nhất xác định, bởi vi phạm hành chính được áp dụng cho cả cá nhân và tổ chức vi phạm, song lỗi lại là “trạng thái tâm lý” còn đối với tổ chức thì khó có thể xác định được tâm lý bởi nó không phải một cá nhân cụ thể. Đối với ý kiến còn lại lại cho rằng, cần phải xác định lỗi của tổ chức khi vi phạm thì mới có đầy đủ cơ sở để xử phạt vi phạm. Do vậy, lỗi của tổ chức được xác định thông qua lỗi của các thành viên trong tổ chức đó khi thực hiện nhiệm vụ được tổ chức giao. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định chung rằng tổ chức bị xử phạt hành chính về mọi hành vi do mình gây ra.
Khách thể của vi phạm hành chính
Khách thể của vi phạm pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới. Tính chất của khách thể vi phạm pháp luật cũng là một yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm trong hành vi trái pháp luật. Là một trong những căn cứ để phân loại hành vi vi phạm pháp luật.
Vi phạm hành chính cũng như mọi vi phạm pháp luật khác đều xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Dấu hiệu khách thể để nhận biết về vi phạm hành chính là hành vi vi phạm này đã xâm hại đến trật tự quản lý hành chính nhà nước được pháp luật hành chính quy định và bảo vệ. Nói cách khác, vi phạm hành chính là hành vi trái với các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như quy tắc về an toàn giao thông, quy tắc về an ninh trật tự, an toàn xã hội,… Điều đó đã được quy định trong các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
- Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;
- Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
+ Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
+ Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
- Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
+ Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
+ Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
- Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định trên. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
- Trong thời hạn trên mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Ví dụ về vi phạm hành chính và cấu thành vi phạm hành chính
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A (25 tuổi), ngày 15/08/2020, tham gia giao thông đường bộ với tốc độ là 45 km/h
- Khách quan:
Hành vi tham gia giao thông với vận tốc là 45 km/h, vi phạm quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP: “Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h” Trong khi, tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc) là không quá 40km/h
Phương tiện vi phạm là xe máy
- Chủ thể: Anh Nguyễn Văn A, 25 tuổi, có năng lực trách nhiệm pháp lý đầy đủ bởi trên 18 tuổi, có thể tham gia giao thông và chịu trách nhiệm cho hành vi của mình
- Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp, là lỗi của một chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
- Khách thể: Xâm phạm quan hệ giao thông đường bộ mà Nhà nước quy định và bảo vệ
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về pháp luật xử lý vi phạm hành chính
Từ khóa » Trình Bày Khái Niệm Vi Phạm Hành Chính Và Các Dấu Hiệu Của Vi Phạm Hành Chính
-
Vi Phạm Hành Chính Có Bao Nhiêu Dấu Hiệu?
-
Các Dấu Hiệu Cơ Bản Của Vi Phạm Hành Chính
-
Vi Phạm Hành Chính Là Gì ? Cho Ví Dụ Về Vi Phạm Hành Chính ?
-
Cấu Thành Vi Phạm Hành Chính Là Gì ? Các Yếu Tố ... - Luật Minh Khuê
-
Vi Phạm Hành Chính Là Gì? Đặc điểm Của Vi Phạm Hành Chính?
-
[PDF] LUẬT HÀNH CHÍNH I - Topica
-
Thế Nào Là Vi Phạm Hành Chính Theo Quy định Của Pháp Luật?
-
Khái Niệm, Các Yếu Tố Cấu Thành Vi Phạm Hành Chính - Học Luật OnLine
-
Cấu Thành Vi Phạm Hành Chính Là Gì? Những Yếu ... - Luật Dương Gia
-
Vi Phạm Hành Chính Là Gì? Mức Phạt Tối đa Là Bao Nhiêu?
-
Thế Nào Là Vi Phạm Hành Chính? Các Yếu Tố Cấu Thành Vi Phạm Hành ...
-
Bản In - Trang Thông Tin điện Tử Sở Nội Vụ Tỉnh Quảng Bình
-
Hoàn Thiện Khái Niệm Vi Phạm Hành Chính Trong Luật Xử Lý Vi Phạm ...
-
Phân Biệt Vi Phạm Hành Chính Và Tội Phạm - Tạp Chí Tòa án