Vi Phạm Hành Chính Là Gì? Đặc điểm Của Vi Phạm Hành Chính?

Mục lục bài viết

Toggle
  • Vi phạm hành chính là gì?
  • Đặc điểm của vi phạm hành chính?
  • Lấy ví dụ về vi phạm hành chính
  • Các hình thức xử lý vi phạm hành chính

Có nhiều hành vi ứng xử trong xã hội vi phạm quy định về quản lí hành chính, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ vi phạm hành chính là gì.

Trong quá trình hoạt động thường ngày, các hành vi của chúng ta được điều chỉnh bởi các quy tắc ứng xử thuộc các lĩnh vực khác nhau như: dân sự, hình sự, hành chính.

Nhận thấy có nhiều thắc mắc của khách hàng gửi tới cho Luật Hoàng Phi về vấn đề vi phạm hành chính là gì, nên trong bài viết này chúng tôi sẽ gửi tới Quý vị những thông tin hữu ích nhất nhằm giải đáp thắc mắc trên.

>>>>> quý khách có thể tham khảo thêm: Hành chính là gì?

Vi phạm hành chính là gì?

Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lí nhà nước với nội dung là chấp hành và điều hành, các hành vi vi phạm sẽ phải bị xử lí theo quy định pháp luật.

Đặc điểm của vi phạm hành chính?

Các hành vi này có thể được thực hiện bởi cá nhân, tổ chức vi phạm quy định theo lỗi cố ý hoặc vô ý về các quy định quản lí nhà nước mà không phải tội phạm và sẽ bị xử lí vi phạm theo quy định.

Vi phạm hành chính có bốn đặc điểm chính: tính trái quy định pháp luật xâm hại nguyên tắc quản lí nhà nước, tính có lỗi của hành vi, chịu xử lí vi phạm hành chính. Để hiểu rõ vi phạm hành chính là gì thì chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu các đặc điểm nêu trên.

– Đặc điểm vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật xâm hại các quy tắc quản lí nhà nước. Các hành vi trái pháp luật quản lí hành chính được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Sẽ không có vi phạm hành chính nếu không có hành vi trái pháp luật xâm phạm các quy tắc này.

– Tính có lỗi của hành vi vi phạm hành chính. Đây là yếu tố quan trọng trong yếu tố xác định mặt chủ quan của hành vi, thể hiện ý chí của người thực hiện. Lỗi trong vi phạm hành chính được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.

+ Lỗi cố ý thể hiện ở nhận thức của chủ thể có hành vi biết được tính chất nguy hại của hành vi của mình, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố ý thực hiện và mong muốn điều đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc hậu quả xảy ra.

+ Lỗi vô ý thể hiện ở chủ thể thực hiện hành vi không nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi đó mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thức được hoặc nhận thức được nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hậu quả.

– Vi phạm hành chính phải bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Luật xử lí vi phạm hành chính là khung pháp lí cơ bản điều chỉnh việc xử lí vi phạm hành chính. Trong nguồn luật này đặt ra các nguyên tắc xử lý  vi phạm; các biện pháp xử lý vi phạm; các đối tượng bị xử lý vi phạm;…

Việc xử lý vi phạm hành chính được cụ thể hóa ở các văn bản pháp luật khác quy định từng lĩnh vực cụ thể khác nhau như: giao thông đường bộ; hàng hải; an ninh trật tự, an toàn xã hội; dầu khí, kinh doanh dầu khí;…

>>>>> Tham khảo: Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Lấy ví dụ về vi phạm hành chính

Để hiểu rõ hơn về vi phạm hành chính là gì Luật Hoàng Phi sẽ lấy một số ví dụ về vi phạm hành chính. Từ đó, có thể phần nào hiểu rõ được các hành vi vi phạm hành chính được quy định trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, các chủ thể khi tham gia vào lĩnh vực cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật.

Ví dụ về một số hành vi vi phạm hành chính như trong các lĩnh vực khác nhau như:

– Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm hoặc không cài quai đúng cách khi điều khiển xe sẽ bị phạt 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Đây là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực gia giao thông đường bộ

– Người điều khiển xe máy điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chạy quá tốc độ từ 10km/h đến dưới 20km/h sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đây   là vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính giao thông đường bộ.

–  Người nào đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau sẽ bị phạt tiền 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đây là hành vi vi phạm quản hành chính về lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội.

– Hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định bảo vệ môi trường của chủ đầu tư và kinh doanh hạ tầng khu chế xuất (trừ một số trường hợp được quy định pháp luật) thì sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đây là hành vi vi hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Các ví dụ trên đều mang đầy đủ các đặc điểm của hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác nhau với mức phạt tiền cụ thể. Các hành vi này có thể mang lỗi cố ý hoặc vô ý tuy nhiên đều mang mối nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến hoạt động quản lý của nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau.

Các hình thức xử lý vi phạm hành chính

Hiện nay, căn cứ theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì gồm có các hình thức xử phạt như sau:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền;

– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện đã được sử dụng để vi phạm hành chính;

– Trục xuất.

Trong đó hình phạt cảnh cáo và phạt tiền được quy định là hình phạt chính. Còn các hình phạt còn lại có thể được quy định là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung.

Do mức độ nguy hiểm của hành vi tới xã hội mà pháp luật sẽ quy định các hình phạt khác nhau đối với hành vi vi phạm hành chính. Đồng thời hình phạt sẽ được xem xét dựa trên độ tuổi nhất định, ngành nghề có tính chất chung hoặc dựa trên quốc tịch của người vi phạm.

Hi vọng với những chia sẻ trên, Quý vị có thể hiểu rõ hơn về vi phạm hành chính là gì. Trong quá trình tham gia các lĩnh vực khác nhau đều chịu sự quản lí nhà nước, chính vì thế cần tìm hiểu rõ các quy định về pháp luật. Đồng thời cũng nắm rõ các quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quản lí nhà nước.

Trong quá trình tự tìm hiểu có thắc mắc về các quy định pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính, hoặc Quý vị chưa biết rõ hành vi vi phạm của mình có mức xử phạt ra sao hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Từ khóa » Trình Bày Khái Niệm Vi Phạm Hành Chính