Vi Phạm Hình Sự Là Gì? Đặc điểm Và Phân Loại Tội Phạm Hình Sự
Có thể bạn quan tâm
Cập nhập: 9/21/2021 4:33:52 PM - Công ty luật Dragon
personTác giả: Luật sư Nguyễn Minh LongHệ thống pháp luật nước ta được chia thành rất nhiều ngành luật, mỗi ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau bằng những quy phạm pháp luật của ngành luật đó. Đối vi phạm hình sự cũng thế? Vậy vi phạm hình sự là gì? Tội phạm vi phạm hình sự là gì? Đặc điểm và phân loại tội phạm hình sự như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ là những giải đáp từ Luật Dragon.
1. Vi phạm hình sự là gì?
Bộ luật hình sự sẽ được sử dụng khi vi phạm hình sự
Vi phạm hình sự là hành động có tính chất xâm hại đến các quan hệ pháp luật hình sự. Được phát sinh giữa 2 bên nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội liên quan đến việc họ có hành động thực hiện tội phạm, các hành vi được quy định dựa trên bộ luật Hình sự.
Ví dụ Vi phạm hình sự: Buôn bán trái phép chất ma tuý, cướp của, gây thương tích hay cố ý giết người,....
>>> Có thể bạn quan tâm: Phí thuê luật sư bào chữa hình sự mới nhất
2. Tội phạm vi phạm hình sự là gì? Đặc điểm và phân loại tội phạm hình sự
Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm để hiểu cơ bản về vi phạm hình sự. Từ đó, Luật Dragon sẽ đưa thêm đặc điểm và phân loại tội phạm hình sự để đọc giả có thể hiểu một cách tổng quan về chủ đề này.
Tội phạm vi phạm hình sự là gì?
Tội phạm vi phạm hình sự (Criminological) là những hành vi mang tính nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự.
Được người sở hữu năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi một cách cố ý hoặc vô ý.
Hành vi đó gây xâm phạm những điều sau:
Đối tượng vi phạm hình sự có năng lực trách nhiệm hình sự
-
Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc,
-
Xâm phạm chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,
-
Quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cũng như công dân,
-
Xâm phạm quyền con người
-
Xâm phạm lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
-
Tất cả phải đều chịu xử lý hình sự theo quy định của pháp luật dựa trên bộ luật hình sự.
Lưu ý: các hành vi có dấu hiệu của tội phạm, tuy nhiên lại có tính chất nguy hiểm với xã hội không cao thì không phải là tội phạm và phải được xử lý với các hình thức răn đe khác.
Đặc điểm của tội phạm hình sự
Theo luật hình sự Việt Nam, tội phạm bắt buộc là hành vi của con người dù là hành động hay không hành động.
Đương nhiên, nếu không có hành vi thì không có tội phạm. Ngay cả khi pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự, thì cũng là chịu trách nhiệm hình sự do hành vi phạm tội bởi 1 cá nhân hay tập thể thực hiện dưới danh nghĩa pháp nhân thương mại.
Lưu ý pháp nhân thương mại không thể tự thực hiện được hành vi nào để có thể phạm tội.
Những hành vi trong tư tưởng, suy nghĩ, chưa thể hiện ra bên ngoài thế giới khách quan thì chưa phải tội phạm. Bởi chỉ khi thông qua hành vi của con người, mới có thể gây ra tổn thất, thiệt hại và sự nguy hiểm cho xã hội.
Về bản chất pháp lý, tội phạm là 1 trong 4 loại vi phạm pháp luật. Trong đó tội phạm là vi phạm pháp luật hình sự nên phải có đầy đủ các đặc điểm của vi phạm pháp luật nói chung.
Bên cạnh đó, còn mang các đặc thù riêng để dựa vào đó có thể phân biệt được tội phạm với các vi phạm pháp luật khác. Các đặc điểm đó đã được nêu rõ trong khái niệm tội phạm:
-
Có tính nguy hiểm đáng kể với xã hội;
-
Có tính có lỗi;
-
Có tính trái pháp luật hình sự;
-
Có tính phải chịu hình phạt.
Phân loại tội phạm vi phạm hình sự
Có 4 loại tội phạm vi phạm hình sự
Chúng ta sẽ phân loại dựa trên tính chất, đặc điểm và mức độ nguy hiểm đối với xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong bộ luật hình sự, tội phạm vi phạm hình sự được chia thành bốn loại sau:
-
Tội phạm có tính ít nghiêm trọng nhất trong 4 loại được cho là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không cao. Mức hình phạt cao nhất là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 3 năm;
-
Tội phạm có tính nghiêm trọng được cho là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn. Mức hình phạt dành cho tội phạm sẽ từ 3 đến 7 năm tù;
-
Tội phạm có tính nghiêm trọng cao được cho là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn. Mức hình phạt dành cho tội phạm sẽ từ 7 đến 15 năm tù;
-
Tội phạm có tính nghiêm trọng đặc biệt cao được cho là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn. Mức hình phạt dành cho tội phạm sẽ từ 15 năm đến 20 năm tù, có khi là tù chung thân hoặc tử hình.
Bài viết trên đã nói tổng quát về vi phạm hình sự là gì? Tội phạm vi phạm hình sự là gì? Đặc điểm và phân loại tội phạm hình sự như thế nào qua Luật Dragon.
>>> Xem ngay: Công ty luật Hà Nội uy tín
Nếu có thắc mắc hoặc khó khăn gì, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua:
Công ty Luật Dragon – Hotline: 1900.599.979
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/vanphongluatsudragon
Văn phòng Luật sư tại Hà Nội: Phòng 14.6, Tầng 14, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Văn phòng Luật sư tại Long Biên: số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Long Biên, Hà Nội.
Văn Phòng Luật Sư tại Hải Phòng: Số 102, lô 14 đường Lê Hồng Phong, quận Hải An, TP Hải Phòng
FAQ (Câu hỏi thường gặp)
Ví dụ về vi phạm hình sự
Trả lời: A đánh B gây thương tích cho B với tỉ lệ 62%
=> A vi phạm hình sự, tội: cố ý gây thương tích
So sánh vi phạm hành chính với vi phạm hình sự
Trả lời: Vi phạm hành chính mang tính chất mức độ các tội nhẹ hơn và chỉ bị xử phạt hành chính. Còn Vi phạm hình sự lại là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và được coi là tội phạm.
Từ khóa » Những Tội Vi Phạm Hình Sự
-
MỤC LỤC BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 - CÔNG TY LUẬT DAZPRO
-
25 Tội Danh Quy định Xử Lý Hình Sự đối Với Người Có Hành Vi Chuẩn Bị ...
-
Ví Dụ Về Vi Phạm Hình Sự - Luật Hoàng Phi
-
Các Tội Phạm Hình Sự Quy định Như Thế Nào? - Luật Minh Khuê
-
Tội Phạm Là Gì? Phân Loại Tội Phạm Thế Nào? - LuatVietnam
-
Phân Loại Tội Phạm Theo Bộ Luật Hình Sự 2015
-
Tội Phạm Là Gì? Phân Loại Tội Phạm Theo Bộ Luật Hình Sự
-
Vi Phạm Hình Sự Là Gì? Khi Nào Người Vi Phạm Bị Khởi Tố?
-
Tội Phạm Hình Sự Là Gì? Phân Biệt Tội Phạm Hình Sự Và Các Vi Phạm ...
-
[PDF] Bộ Luật Hình Sự Số 100/2015/QH13, Ngày 27/11/2015 - WIPO
-
Ví Dụ Về Vi Phạm Hình Sự 2022 - Pháp Luật
-
Đề Cương Giới Thiệu Bộ Luật Hình Sự (16/05/2016 17:31) - Chi Tiết Tin
-
Điểm C Khoản 2 Điều 29 Bộ Luật Hình Sự - Hỏi đáp Trực Tuyến
-
[DOC] 10 TÌNH HUỐNG VỀ HÌNH SỰ - Phổ Biến Giáo Dục Pháp Luật