Vi Phạm Pháp Luật Là Gì? Các Dấu Hiệu Của Vi Phạm ... - Luật Sư Online
Có thể bạn quan tâm
Mục lục
- 1 – Vi phạm pháp luật là gì?
- 2 – Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật
- a – Vi phạm pháp luật phải là hành vi xác định của con người, tức là xử sự thực tế, cụ thể của cá nhân, tổ chức nhất định.
- b – Vi phạm pháp luật phải là hành vi trái pháp luật, tức là xử sự trái với các yêu cầu của pháp luật.
- c – Vi phạm pháp luật phải là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý.
- d – Vi phạm pháp luật phải là hành vi có lỗi của chủ thể
- đ – Vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
Vi phạm pháp luật là gì? Phân tích khái niệm và dấu hiệu của vi phạm pháp luật. Cho ví dụ?
- [SO SÁNH] Phân biệt trách nhiệm pháp lý với các trách nhiệm xã hội khác
- Trách nhiệm pháp lý là gì? Trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi pham luật
- Trình bày các loại vi phạm pháp luật. Cho ví dụ?
- Yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm của vi phạm pháp luật
- Cho ví dụ và phân tích mặt chủ quan của vi phạm pháp luật đó
- Cho ví dụ và phân tích mặt khách quan của vi phạm pháp luật đó
- Cho ví dụ và phân tích các dấu hiệu của vi phạm pháp luật đó
- Về quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính với người vi phạm pháp luật
- Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật hiện hành
- Áp dụng pháp luật tương tự là gì? Vì sao phải áp dụng pháp luật tương tự?
1 – Vi phạm pháp luật là gì?
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Ví dụ: Sinh viên A sử dụng tài liệu trong lúc làm bài tập cá nhân tuần mặc dù Đề cương môn học không cho phép.
2 – Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu sau:
Xem thêm tài liệu liên quan:
- Cho ví dụ và phân tích các dấu hiệu của vi phạm pháp luật đó
- Bán hàng đa cấp bất chính và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống hành vi vi phạm pháp luật
- [SO SÁNH] Phân biệt tội phạm và các vi phạm pháp luật khác
- Thực trạng phòng ngừa các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm
- Bàn về quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đối với người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
- Trình bày các loại vi phạm pháp luật. Cho ví dụ?
- Vi phạm pháp luật và Trách nhiệm pháp lý
- Trách nhiệm pháp lý là gì? Trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi pham luật
- Căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật
- Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật hiện hành
a – Vi phạm pháp luật phải là hành vi xác định của con người, tức là xử sự thực tế, cụ thể của cá nhân, tổ chức nhất định.
Bởi vì: Pháp luật được ban hành để điều chỉnh hành vi của các chủ thể, không điều chỉnh suy nghĩ của họ, do vậy, phải căn cứ vào hành vi thực tế của chủ thể mới xác định được là họ thực hiện pháp luật hay vi phạm pháp luật.
Hành vi xác định đó có thê được thực hiện băng hành động. Ví dụ: Sinh viên A sử dụng tài liệu làm bài thi khi không được phép; có thể được thực hiện bằng không hành động. Ví dụ: Doanh nghiệp B trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế.
b – Vi phạm pháp luật phải là hành vi trái pháp luật, tức là xử sự trái với các yêu cầu của pháp luật.
Hành vi trái pháp luật được thể hiện dưới các hình thức sau:
– Chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật cấm.
Ví dụ: Chị C, 30 tuổi, vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông bằng xe máy.
– Chủ thể không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện.
Ví dụ: Thanh niên K không đến nhập ngũ theo Giấy gọi nhập ngũ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép.
Ví dụ: Luật đất đai quy định Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên mới có quyền giao đất cho các chủ thể khác sử dụng, song trong thực tế ở một số địa phương, Ủy ban nhân dân xã đã giao đất công cho người dân, như vậy, hành vi giao đất của Ủy ban nhân dân xã là trái pháp luật.
c – Vi phạm pháp luật phải là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý.
Bởi vì hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng của chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý thì không bị coi là vi phạm pháp luật.
Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể: Là khả năng mà pháp luật quy định cho chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Năng lực trách nhiệm pháp lý được pháp luật quy định khác nhau tuỳ theo từng loại chủ thể và tuỳ từng loại trách nhiệm pháp lý.
– Cá nhân có năng lực trách nhiệm pháp lý khi họ đạt đến một độ tuổi nhất định và trí tuệ phát triển bình thường, đó là độ tuổi mà sự phát triển về trí lực và thể lực đã cho phép cá nhân đủ khả năng nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi do mình gây ra cho xã hội nên phải chịu trách nhiệm về hành vi đó.
Ví dụ: Khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
“Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính… ”.
Quy định này cho thấy, ở nước ta, cá nhân được coi là có năng lực trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực hành chính khi họ đủ 14 tuổi trở lên và trí tuệ phát triển bình thường.
– Tổ chức sẽ có năng lực trách nhiệm pháp lý từ khi được thành lập hoặc được công nhận. Tuy nhiên, năng lực trách nhiệm pháp lý của tổ chức được pháp luật quy định khác nhau tùy theo từng loại tổ chức và tùy theo từng loại trách nhiệm pháp lý.
Ví dụ: Theo pháp luật Việt Nam, tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính, năng lực trách nhiệm dân sự nhưng không có năng lực trách nhiệm kỷ luật; Còn năng lực trách nhiệm hình sự thì từ ngày 01/01/2018 trở đi, chỉ pháp nhân thương mại mới có thể có, các tổ chức khác không có.
d – Vi phạm pháp luật phải là hành vi có lỗi của chủ thể
Tức là khi thực hiện hành vi trái pháp luật, chủ thể có thể nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội, đồng thời điều khiển được hành vi của mình. Chỉ những hành vi trái pháp luật mà có lỗi của chủ thể thì mới bị coi là vi phạm pháp luật.
đ – Vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
Tức là làm biến dạng đi cách xử sự là nội dung của quan hệ pháp luật đó.
Ví dụ: Hành vi trộm hoặc cướp tài sản của người khác đã xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu.
Chia sẻ bài viết:- Share on Facebook
Từ khóa » Ví Dụ Dấu Hiệu Trái Pháp Luật
-
Dấu Hiệu Cơ Bản Của Hành Vi Vi Phạm Pháp Luật 2022
-
Phân Tích Các Yếu Tố Cấu Thành Của Vi Phạm Pháp Luật? Lấy Ví Dụ?
-
Vi Phạm Pháp Luật Và Trách Nhiệm Pháp Lý
-
Các Dấu Hiệu Của Tội Phạm? Ví Dụ Dấu Hiệu Của Tội Phạm
-
Các Loại Vi Phạm Pháp Luật? Cho Ví Dụ
-
[PDF] Bài 7: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ - Topica
-
Vi Phạm Pháp Luật Là Gì ? Dấu Hiệu Của Vi Phạm Pháp Luật
-
Vi Phạm Pháp Luật Là Gì? Phân Loại Vi Phạm Pháp Luật Thế Nào?
-
Vi Phạm Pháp Luật Là Gì? Các Dấu Hiệu Của Vi ... - Luật Nguyễn Hưng
-
Tìm Hiểu Pháp Luật - 11 . VI PHẠM PHÁP LUẬT Phân Tích Khái Niệm ...
-
Tiểu Luận PLĐC Về Vi Phạm Pháp Luật Cho Ví Dụ Minh Hoạ - StuDocu
-
Tội Ra Bản án Trái Pháp Luật (điều 370)
-
Tội Giết Người Trong Trạng Thái Tinh Thần Bị Kích động Mạnh - LUẬT SƯ
-
Phân Biệt Tội Phạm Với Vi Phạm Pháp Luật Khác - Gia Nguyễn LawFirm