Vì Sao ăn Dứa Lại Hay Rát Lưỡi? - Sức Khỏe - Hoa Xương Rồng
Có thể bạn quan tâm
Dứa (còn gọi là thơm, khóm) là loại trái cây tráng miệng, ăn vặt phổ biến. Hãy thử cắn một miếng dứa, đừng vội nhai rồi để yên trên lưỡi và cảm nhận, bạn sẽ có cảm giác rát dần, khó chịu trong miệng, thậm chí chảy máu ở môi, lưỡi hoặc hai bên má.
Những triệu chứng này xảy ra ngay sau khi ăn và thường tự giảm dần mà không cần dùng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác.
Nguyên nhân rát lưỡi khi ăn dứa
Nhiều người vẫn cho rằng, cảm giác rát đó được gây ra bởi acid có trong dứa. Tuy nhiên lý do thực sự là do quả dứa có chứa chất bromelain - một hỗn hợp của các enzyme tiêu hóa, có nhiều lợi ích trong việc điều trị chống viêm nhiễm. Enzyme bromelain nằm tập trung nhiều trong lõi và vỏ dứa. Chất này có lợi cho sức khỏe nhưng trong trường hợp tiếp xúc với lớp da nhạy cảm và xung quanh miệng làm phân hủy các protein gây ra cảm giác đau rát. Đây không phải là một vấn đề quá lớn vì không gây nguy hại đáng kể gì cho cơ thể.
Phương pháp để ăn quả dứa tránh bị dị ứng:
Với cách ăn trực tiếp (ăn sống)
Sau khi gọt vỏ dứa, cắt thành từng miếng nhỏ mang ngâm nước muối nhạt để men phân giải protein sẽ bị ức chế khiến chúng ta không bị rát lưỡi. Mặt khác, nước muối giúp giảm niêm mạc miệng và lưỡi khiến cho dứa thơm và ngọt hơn. Thời gian ngâm dứa khoảng 10 phút là đủ.
Xào, nấu
Gọt vỏ, bỏ mắt và cắt sâu, rửa sạch dứa có thể tráng qua bằng nước muối nhạt. Khi xào, nấu dưới tác dụng của nhiệt, khả năng gây dị ứng của dứa sẽ không còn nữa. Phương pháp này áp dụng cho trẻ nhỏ, người già, những người mẫn cảm, hay bị dị ứng thực phẩm…rất tốt.
Những vấn để cần lưu ý khi ăn dứa:
- Chọn mua dứa tươi và lành nguyên cả quả, không ăn dứa dập nát.
- Lưu ý khi gọt dứa phải bỏ hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt.
- Nên rửa sạch dứa bằng nước muối trước khi ăn.
- Đối với người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu như chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết… thì không nên ăn dứa.
- Không nên ăn dứa tươi vào lúc đói vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, gây nôn nao, khó chịu…
- Bạn nên chọn trái dứa có mùi ngọt đặc trưng và màu vàng. Nếu quả vẫn còn màu xanh lá cây trên vỏ, hãy lật ngược trái lại, để đầu lá lên kệ bếp một vài ngày cho đến khi dứa chuyển sang màu vàng hoặc cam.
Ngoài ra, bạn ăn nhiều dứa rát lưỡi, do đó không nên ăn quá nhiều trong một lần để giúp ngăn ngừa chứng tê miệng và giảm nguy cơ tăng acid dạ dày.
Những công dụng tuyệt vời của quả dứa
Dứa là một loại quả (trái) ở vùng nhiệt đới thường được sử dụng như một món hoa quả có lợi cho sức khỏe nhờ hàm lượng vitamin C và vitamin B1 dồi dào.
Bên cạnh những tác dụng trong việc bổ sung nhiều vi chất dinh dưỡng như vitamin C, B1, B2, Ca, Phospho, Fe, Cu... dứa còn là một loại quả đem lại nhiều công dụng rất tuyệt vời khác cho sức khỏe.
Theo các tài liệu nghiên cứu cho biết, nước ép dứa được lên men trở thành một thức uống có cồn có tác dụng rất tốt trong việc hạ nhiệt và giảm sốt cho người bị bệnh. Nước ép dứa cũng được sử dụng bên ngoài để làm tan mụn cóc, giảm đau, giảm stress và làm liền vết thương nhanh.
5 loại thực phẩm đừng nên ăn chung với dứa nếu không muốn bị "Tào Tháo đuổi"
Để có thể hấp thụ được một cách trọn vẹn sự bổ dưỡng mà dứa mang lại, chúng ta không nên ăn dứa với các loại thực phẩm dưới đây vì nó làm giảm công dụng của dứa, thậm chí còn làm tổn thương sức khỏe.
Dứa chứa nhiều vitamin C, canxi, kali, folate… 1. Xoài Dứa và xoài là hai loại quả không thể ăn chung với nhau. Chúng sẽ làm ta bị tiêu chảy bởi vì hai loại trái cây này sẽ phản ứng với nhau, vì làm tăng gánh nặng cho dạ dày và vì cả hai đều chứa thành phần hóa học gây phản ứng dị ứng da. Dứa có chứa protease đặc thù, rất dễ dẫn đến dị ứng, đau bụng, chứng viêm ở vùng bụng. Trong xoài có chứa chất gây kích ứng da và niêm mạc là urushiol, gây đau, ngứa, phồng rộp, bong tróc. Ngoài ra, dứa có chứa glycoside, bromelain và các chất khác gây tác dụng phụ trên da và mạch máu. Ăn dứa trong một giờ có thể gây ngứa, nóng rát hoặc tê lưỡi. 2. Trứng Một loại thực phẩm khác không ăn kèm với dứa là trứng. Protein trong trứng và axit trái cây trong dứa kết hợp với nhau sẽ làm protein đông đặc lại, gây triệu chứng khó chịu, khó tiêu. 3. Sữa Sữa và các sản phẩm từ sữa kể cả sữa chua, nhất định không nên ăn với dứa. Điều này để tránh phản ứng các chất trong dứa với protein trong các sản phẩm sữa. Nếu không, chúng sẽ tạo thành các chất khó tiêu, gây đau bụng hoặc tiêu chảy. 4. Củ cải Kết hợp với củ cải sẽ phá hủy vitamin C trong dứa. Hai loại thực phẩm này ăn cùng nhau sẽ phá hủy vitamin C trong dứa, giảm các chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, chúng còn thúc đẩy flavonoid trong dứa chuyển hóa thành axit dihydroxybenzoic và axit ferulic ức chế chức năng tuyến giáp, gây bướu cổ. 5. Hải sản Ăn dứa sau khi ăn hải sản sẽ làm chuyển đổi các vitamin trong dứa thành các thành phần tương tự như asen, gây nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng không mong muốn khác.Từ khóa » Vì Sao Khi ăn Trái Dứa Lại Bị Rát Lưỡi
-
Vì Sao ăn Dứa (thơm) Bị Rát Lưỡi? Điều Này Có Gây Hại Không?
-
Vì Sao ăn Dứa Lại Hay Rát Lưỡi, điều Này Có Hại Gì Không? - 24H
-
Ăn Dứa Bị Rát Lưỡi Là Vì Sao Và Cách Chữa Rát Lưỡi Khi ăn Dứa
-
Cách Trị Tưa Lưỡi Khi ăn Thơm An Toàn Và Hiệu Quả - Vidental Kid
-
Ăn Dứa Bị Rát Lưỡi Vì Sao, Những Ai Không Nên ăn Dứa? - VTC News
-
Tuyệt Chiêu đơn Giản ăn Dứa Không Bị Rát Lưỡi Trong Mùa Hè
-
Cách Trị Tưa Lưỡi Khi ăn Thơm Thực Hiện Như Thế Nào?
-
Vì Sao Khi ăn Trái Dứa Lại Bị Rát Lưỡi
-
Tại Sao ăn Dứa Lại Rát Lưỡi? Ai Không Nên ăn Dứa
-
Bật Mí Các Cách Trị Tưa Lưỡi Khi Ăn Thơm Hiệu Quả, An Toàn
-
Làm Thế Nào để Không Bị Rát Lưỡi Khi ăn Dứa? | Vatgia Hỏi & Đáp
-
Vì Sao ăn Dứa Lại Hay Rát Lưỡi, điều Này Có Hại Gì Không? - Gia đình
-
Vì Sao ăn Thơm Bị Rát Lưỡi
-
Tại Sao ăn Dứa Lại Rát Lưỡi - .vn