Vì Sao Bạn Bị đau Cơ Sau Khi Luyện Tập Thể Thao? - Hapacol

Đau cơ sau khi luyện tập hay chứng đau nhức cơ trì hoãn khởi phát là một dạng điều hòa cơ bắp, có khả năng xảy ra ở bất kỳ ai chơi thể thao. Bạn không cần phải quá lo lắng, vì tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất khi cơ bắp của bạn thích nghi được với các hoạt động rèn luyện. 

Bạn đã bao giờ cảm thấy đau nhức sau khi bắt đầu một động tác mới hoặc tăng thêm cường độ tập luyện cho bản thân?

Theo các chuyên gia, tình trạng đau cơ sau khi tập luyện có thể xuất hiện sau 1 – 2 ngày kể từ lúc bạn rèn luyện thể chất hoặc chơi thể thao. Đồng thời, nó còn có khả năng ảnh hưởng đến mọi đối tượng, bất kể cường độ tập luyện của bạn ra sao. 

Tuy nhiên, bạn không cần phải ngưng hoạt động tập luyện vì vấn đề này. Thực tế, đau cơ sau khi tập luyện thể thao là điều hoàn toàn bình thường. Bên cạnh đó, tình trạng trên cũng không kéo dài và nó chỉ là dấu hiệu cho thấy thể lực của bạn đang được cải thiện lên một tầm cao mới. 

Mặc dù vậy, đau cơ sau khi vận động có thể khiến bạn vô cùng khó chịu. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách kiểm soát tình trạng này nhé.

MỤC LỤC NỘI DUNG

  • 1. Vì sao bạn bị đau cơ sau khi tập thể thao?
  • 2. Những ai có thể bị đau cơ sau khi tập luyện?
  • 3. Các hoạt động nào có thể khiến bạn bị đau cơ?
  • 4. Điều trị đau cơ sau khi tập luyện sao cho hiệu quả?
  • 5. Làm thế nào để phòng ngừa đau cơ sau khi tập luyện?
  • 6. Có nên tiếp tục tập luyện khi đã bị đau cơ?
  • 7. Chứng đau nhức cơ trì hoãn khởi phát có thể bị tái phát không?

1. Vì sao bạn bị đau cơ sau khi tập thể thao?

Vì sao bạn bị đau cơ sau khi tập thể thao?

Tình trạng đau cơ sau khi tập luyện, còn gọi là đau nhức cơ trì hoãn khởi phát (DOMS), thường xuất hiện trong những trường hợp như sau:

  • Bắt đầu chương trình rèn luyện mới
  • Thay đổi thói quen tập thể dục
  • Kéo dài thời gian luyện tập
  • Tăng cường độ tập luyện

Điều này có thể giải thích bởi tình huống yêu cầu cơ bắp đột ngột hoạt động nhiều hơn so với trước đó hoặc thay đổi cách vận động gây ra thương tổn cho các sợi cơ. Từ đó, hiện tượng đau nhức và căng cứng cơ sẽ xảy ra. 

Không ít người hiểu nhầm nguyên nhân đau nhức cơ trì hoãn khởi phát bắt nguồn từ sự tích tụ axit lactic. Thực tế, loại hợp chất hữu cơ này không gây ra  vấn đề trên. 

2. Những ai có thể bị đau cơ sau khi tập luyện?

Đau nhức cơ trì hoãn khởi phát có thể xảy ra  với mọi đối tượng, từ những người ít rèn luyện thể chất cho đến người có thói quen tập thể dục hay thậm chí là vận động viên chuyên nghiệp. 

Do đó, đối với người mới chơi thể thao, điều này sẽ làm giảm đi sự nhiệt tình ban đầu của họ trong việc hoạt động thể chất. Tuy vậy, bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Sau khi cơ bắp của bạn quen với cường độ tập luyện, tình trạng đau nhức sẽ dần thuyên giảm và biến mất. 

Các chuyên gia thể lực cho biết, đau nhức cơ bắp sau khi tập luyện là một phần của quá trình thích ứng, dẫn đến khả năng chịu đựng và sức lực lớn hơn khi cơ bắp phục hồi. 

3. Các hoạt động nào có thể khiến bạn bị đau cơ?

Thực tế, mọi hoạt động thể chất đều có thể dẫn đến chứng đau nhức cơ trì hoãn khởi phát. Thực hiện các động tác mới, nâng độ khó của bài tập hay thay đổi phương pháp tập luyện đều sẽ khiến cơ bắp của bạn nhức mỏi sau khi quá trình luyện tập kết thúc. Tình trạng này có khả năng kéo dài khoảng 3 – 5 ngày. 

Một lưu ý bạn nên ghi nhớ là không nên nhầm lẫn chứng đau cơ sau khi tập luyện với bất kỳ biến cố nào khác mà bạn có thể gặp phải trong lúc vận động, chẳng hạn như:

  • Đau cấp tính, đột ngột và rõ ràng do chấn thương
  • Căng cơ hoặc chuột rút
  • Bong gân

4. Điều trị đau cơ sau khi tập luyện sao cho hiệu quả?

Điều trị đau cơ sau khi tập luyện sao cho hiệu quả?

Tính đến thời điểm hiện tại, các bác sĩ vẫn chưa tìm ra được biện pháp đơn giản, có khả năng điều trị triệt để chứng đau nhức cơ trì hoãn khởi phát. Tuy nhiên, một số cách dưới đây có thể giúp bạn xoa dịu phần nào triệu chứng trên:

  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Chườm đá
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn
  • Xoa bóp

Thông thường, tình trạng đau cơ sau khi tập luyện thể thao có thể tự biến mất mà không cần đến sự can thiệp y tế. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và tiếp nhận điều trị nếu như:

  • Cơn đau nghiêm trọng, khó chịu đựng
  • Một bộ phận trên cơ thể sưng tấy
  • Nước tiểu sẫm màu

5. Làm thế nào để phòng ngừa đau cơ sau khi tập luyện?

Một trong những cách giảm đau cơ trì hoãn khởi phát là bắt đầu bất kỳ động tác nào mới với cường độ thấp rồi dần dần tăng độ khó theo thời gian. Hãy để cơ bắp của bạn có thời gian thích nghi với các chuyển động. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa tình huống đau nhức không mong muốn. 

Mặc dù không có nhiều bằng chứng thuyết phục cho giả thiết khởi động trước khi tập luyện có khả năng phòng ngừa đau nhức cơ trì hoãn khởi phát, nhưng việc “làm nóng” cơ bắp sẽ giảm thiểu nguy cơ chấn thương và cải thiện hiệu suất luyện tập của bạn. 

Thêm vào đó, dù các bài tập co duỗi đem lại khá nhiều lợi ích nhưng vẫn chưa đủ bằng chứng khoa học cho thấy việc bạn tập co duỗi trước hoặc sau khi hoạt động sẽ ngăn chặn tình trạng xuất hiện các cơn đau cơ sau khi tập luyện.

6. Có nên tiếp tục tập luyện khi đã bị đau cơ?

Có nên tiếp tục tập luyện khi đã bị đau cơ?

Các chuyên gia thể lực luôn khuyến khích bạn nên tiếp tục tập luyện khi đã bị đau cơ, dù điều này sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái khi mới bắt đầu. Tuy vậy, bạn không cần quá lo lắng. Sau khi cơ bắp vào guồng, tình trạng nhức mỏi sẽ nhanh chóng biến mất. 

Nếu cảm thấy khó tập thể dục, bạn có thể nghỉ ngơi cho đến khi cơn đau nhức biến mất. Ngoài ra, bạn còn hãy tập trung vào các bài tập nhắm mục tiêu đến các cơ ít bị ảnh hưởng hơn, nhằm cho phép các nhóm cơ đang chịu thương tổn có thời gian phục hồi hoàn hảo.

7. Chứng đau nhức cơ trì hoãn khởi phát có thể bị tái phát không?

Đau cơ sau khi tập luyện là một dạng điều hòa cơ bắp. Điều này đồng nghĩa với việc các cơ bắp của bạn đang thích nghi với những hoạt động mới mẻ.

Những lần luyện tập tiếp theo với cùng động tác và cường độ đó, tỷ lệ mô cơ chịu tổn thương sẽ ít hơn, tình trạng đau nhức cũng sẽ giảm, đồng thời thời gian phục hồi cũng rút ngắn lại. 

Có thể bạn quan tâm:

Bạn đã hiểu rõ về tình trạng đau nhức sống lưng?

Đau nhức cơ vai: Những điều nên và không nên làm 

Đau nhức toàn thân là bệnh gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Từ khóa » Chuyện Gì Xảy Ra Nếu Như... - Tập 1