Vì Sao Bạn Bị ớn Lạnh Sau Sinh? Làm Thế Nào để Vượt Qua Tình Trạng ...
Có thể bạn quan tâm
Hiện tượng ớn lạnh sau sinh có thể xảy ra bất kể là bạn sinh thường hay sinh mổ. Có nhiều nguyên nhân gây ra ớn lạnh và bạn sẽ cần chú ý đến tình trạng sức khỏe sau sinh để biết lúc nào thì nên đi khám.
Trong hầu hết trường hợp, hiện tượng ớn lạnh là sự phản ứng bình thường của cơ thể phụ nữ sau khi mới sinh. Đây là biểu hiện không đáng lo và sẽ tự hết. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý hơn nếu cảm giác ớn lạnh không giảm bớt và đi kèm thêm những triệu chứng bất thường khác. Đôi khi, đó có thể là dấu hiệu mẹ bị nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh hậu sản.
Nguyên nhân khiến mẹ bị ớn lạnh sau sinh
Nhiều mẹ bỉm thường thắc mắc nguyên nhân sau sinh mổ bị lạnh run hay sau sinh bị lạnh run người là do đâu?
Hiện tượng ớn lạnh sau sinh là tình trạng phổ biến, bao gồm những biểu hiện mà bạn có thể gặp phải như cơ thể run rẩy khó kiểm soát, thậm chí là hai hàm răng không ngừng va lập cập vào nhau vì cảm thấy lạnh. Cảm giác này sẽ không dễ chịu và bạn vẫn có thể cảm thấy ớn lạnh dù môi trường bên ngoài đang ấm áp.
Đối với chứng ớn lạnh sau sinh, các chuyên gia cho biết đến nay vẫn chưa có nguyên nhân rõ ràng để giải thích cho tình trạng này. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu thì hiện tượng rùng mình sau sinh hay bị rét run sau sinh có thể liên quan đến việc người mẹ đã mất một lượng máu đáng kể sau quá trình vượt cạn. Nói cách khác, chính vì cơ thể bị mất máu nên sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, từ đó làm giảm nhiệt độ cơ thể khiến mẹ bị ớn lạnh sau sinh. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố sau khi sinh cũng được nghi ngờ là nguyên nhân gây ra tình trạng ớn lạnh.
Bạn nên làm gì để vượt qua cơn ớn lạnh sau sinh?
Hiện tượng ớn lạnh sau sinh thường xảy ra trong vòng vài giờ đầu sau khi bạn vượt cạn nhưng đôi khi tình trạng này cũng xảy ra vào cuối quá trình chuyển dạ. Mặc dù bạn sẽ khó chịu và sợ hãi cảm giác này nhưng các bác sĩ khuyên rằng bạn không nên cố gắng kiểm soát cơn run.
Đặc biệt là khi bạn vừa mới sinh mổ, việc gồng mình hay gắng sức để kiềm chế sự run rẩy có thể khiến vết mổ của bạn bị rách. Do đó, mặc dù cảm thấy khó chịu nhưng hãy cố gắng thư giãn hết mức. Chứng ớn lạnh sau sinh hiếm khi kéo dài quá 1 giờ và nếu thả lỏng cơ thể thì bạn sẽ vượt qua được.
Cách giữ ấm cơ thể sau sinh
Quan điểm kiêng cữ truyền thống cho rằng sau khi sinh con, các bà mẹ phải đội mũ, dùng khăn trùm kín đầu, dùng bông bịt tai và nằm than sau sinh để tránh mẹ sau sinh bị lạnh run người hoặc các biến chứng sức khỏe về sau. Thế nhưng, rất khó để xác định những phương pháp này có thật sự hiệu quả hay không.
Chẳng hạn như đối với việc nằm than sau sinh thì đã được chứng minh không có giá trị và khuyến cáo không nên áp dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, tăng nguy cơ bị ngạt, bị phỏng. Đồng thời, khi ở cữ vào mùa nóng, việc che chắn quá mức sẽ khiến bạn không thoải mái, có thể phát sinh các vấn đề về da.
Do đó, mặc dù việc giữ ấm là cần thiết nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn linh động trong việc kiêng cữ. Chẳng hạn như thời gian ở cữ rơi vào những ngày oi bức, bạn nên sử dụng quần áo thoáng mát, chăn mền mỏng nhẹ. Ngược lại, nếu thời tiết lạnh hơn, bạn có thể dùng khăn trùm đầu, khăn quàng cổ, vớ và chăn mền dày hơn để giữ ấm.
Ngoài ra, bạn cũng đừng quên duy trì một số thói quen giúp giữ ấm cơ thể hàng ngày để tránh ớn lạnh sau sinh như:
- Uống nước ấm.
- Dùng máy sưởi nếu có thể.
- Mang tất (vớ) chân, dép trong nhà.
- Có thể mặc nhiều lớp quần áo nếu trời lạnh.
- Lau khô miếng lót thấm sữa nếu bạn dùng miếng lót làm bằng silicone.
Các dấu hiệu và triệu chứng khác của tình trạng sức khỏe sau sinh
Có thể bạn chăm sóc sức khỏe sau sinh rất tốt nhưng đôi khi các biến chứng vẫn luôn xảy đến bất ngờ. Vì vậy, nếu gặp phải những triệu chứng bất thường sau đây thì bạn nên nhập viện càng sớm càng tốt:
- Chảy máu âm đạo nhiều hơn kỳ kinh bình thường, ướt thẫm 2 chiếc băng vệ sinh trong vòng 1 giờ. Đây là tình trạng nghiêm trọng vì có thể là dấu hiệu của băng huyết sau sinh.
- Sốt trên 38°C, đau đầu không thuyên giảm, chóng mặt hoặc nghiêm trọng hơn là suy giảm thị lực.
- Các triệu chứng như mắc cảm cúm bao gồm đau đầu, mệt mỏi, cơ thể đau nhức, ớn lạnh…
- Đau ngực, ho và khó thở. Đây có thể là dấu hiệu của thuyên tắc phổi sau sinh.
- Vết mổ hoặc vết khâu tầng sinh môn sưng, đỏ, có mùi hoặc có dấu hiệu bị rách.
- Đau bụng dữ dội.
- Tiết dịch âm đạo bất thường và có mùi hôi.
- Khó đi tiểu, cảm thấy nóng rát và đau đớn.
- Chứng táo bón không thuyên giảm dù bạn ăn uống hợp lý hoặc đã dùng thuốc nhuận tràng.
- Xuất hiện những vùng bị đau, mềm, sưng hoặc tấy đỏ trên chân (thường là bắp chân) và ngực của bạn. Điều này xảy ra khi có cục máu đông hình thành trong cơ thể.
Chứng ớn lạnh sau sinh hay bị rét run sau sinh diễn ra thường do cơ thể mẹ có nhiều thay đổi sau quá trình vượt cạn. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng về tình trạng này. Điều quan trọng hơn là bạn cần giữ ấm cơ thể đúng cách và chú ý đến các triệu chứng bất thường khác để tránh rủi ro về sức khỏe sau sinh.
[embed-health-tool-ovulation]
Từ khóa » Sợ Gió Sau Sinh
-
TRUYỀN THUYẾT' VỀ BÀ MẸ SAU SINH | Thư Viện Sức Khỏe
-
Sản Hậu Gió Là Bệnh Gì? Sợ Lạnh Có Phải Là Biểu Hiện điển Hình?
-
Bệnh Sản Hậu Gió Là Gì? Có Phải Mối đe Dọa Của Phụ Nữ Mới Sinh?
-
Bệnh Hậu Sản Là Gì? 5 Vấn đề Thường Gặp ở Phụ Nữ Sau Sinh
-
23 Câu Hỏi Sau Sinh Phụ Nữ Thường Thắc Mắc
-
Đừng Bao Giờ Nói Rằng: Trầm Cảm Sau Sinh Là Không đáng Sợ ! | BvNTP
-
5 Nguyên Nhân Gây Trầm Cảm Sau Sinh - Nhận Biết Sớm để điều Trị Kịp ...
-
Dấu Hiệu Bị Hậu Sản Sau Sinh Và Những Bệnh Hậu Sản Nguy Hiểm
-
Mệt Mỏi Sau Sinh - Nguyên Nhân Và Hướng Xử Lý
-
Phòng Ngừa Bệnh Hậu Sản Sau Sinh - Tuổi Trẻ Online
-
Những Quan Niệm Kiêng Cữ Sau Sinh Vào Mùa Hè Cho Mẹ Bỉm
-
Chăm Sóc Mẹ Sau Sinh đúng Cách Trong 30 Ngày đầu Tiên - MarryBaby
-
Các Quan điểm đúng - Sai ở Cữ Sau Sinh
-
Kiêng Cữ Sai Lầm Sau Sinh Của Nhiều Sản Phụ - BỆNH VIỆN BẠCH MAI