Vì Sao Bạn Nên đi Khám Phụ Khoa Thường Xuyên
Có thể bạn quan tâm
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC- SỰ KIỆN
- KHÁM CHỮA BỆNH
- Y TẾ DỰ PHÒNG
- ĐẢNG ĐOÀN THỂ
- THÔNG BÁO
- VĂN BẢN
- LIÊN HỆ
- HỎI ĐÁP
Khám phụ khoa là cách để chị em tự bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình, từ đó bảo vệ hạnh phúc gia đình. Bên cạnh các loại bệnh viêm nhiễm thông thường, có nhiều loại bệnh phụ khoa rất khó chữa và nguy hiểm như ung thư. Chính vì vậy khám phụ khoa là giải pháp duy nhất giúp chị em có được sự kiểm tra tổng thể về sức khỏe sinh lý tổng quát; giúp phát hiện những vấn đề tiềm ẩn thông qua những triệu chứng bất thường xảy ra tại khu vực vùng kín; giúp chữa trị kịp thời, đúng bệnh, đúng thuốc và ngăn chặn được những nguy cơ phát triển, lây lan cũng như biến chứng khôn lường của bệnh phụ khoa.
Khi nào nên đi khám phụ khoa – sức khỏe phụ khoa?
Với nhiều chị em, khám phụ khoa vẫn là cụm từ hay bị e ngại và né tránh mỗi khi được đề cập đến vì liên quan tới khu vực nhạy cảm của cơ thể. Trên thực tế, hiện nay tỷ lệ chị em mắc bệnh lý phụ khoa lên tới con số trên 90%, đáng báo động là các bệnh nguy hiểm liên quan tới ung thư và bệnh lý đường sinh dục đang gia tăng. Chính tâm lý e ngại thăm khám phụ khoa đang là trở ngại lớn trong chăm sóc sức khỏe sinh sản của chị em.
Khi có những biểu hiện bất thường tại vùng kín đều cần thăm khám phụ khoa:
Kinh nguyệt bất thường
Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của chị em là 28 ngày. Tuy nhiên, có chị em chu kỳ kinh nguyệt kéo dài có thể lên tới 35 ngày. Màu sắc của kinh nguyệt thường là màu đỏ thẫm.
Khi chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường hoặc xảy ra hiện tượng rong kinh, màu sắc kinh nguyệt đen, kinh nguyệt vón cục hoặc có mùi hôi thì cần đi thăm khám.
Khí hư bất thường
Khí hư bình thường hơi dai, có màu trắng hoặc hơi ngả màu vàng, không mùi hoặc hơi tanh. Thông thường khí hư thường loãng hơn, xuất hiện nhiều khi quan hệ, vào thời điểm rụng trứng và thời điểm trước kỳ kinh nguyệt. Khí hư bất thường thường có một trong các biểu hiện sau đây:
- Khí hư có màu trong, trắng, loãng như nước và nhầy dính
- Khí hư dịch vàng, loãng như váng sữa
- Dịch âm đạo đặc, hôi và nhiều, có khi chuyển sang màu xanh
- Khí hư có màu nâu, đẫm máu kèm theo hiện tượng đau vùng chậu
Khi khí hư bất thường, cần đến các đơn vị y tế uy tín thăm khám phụ khoa để phát hiện những bệnh lý kịp thời điều trị.
Ngứa rát vùng kín
Ngứa rát vùng kín là biểu hiện cho thấy vùng kín của bạn đang gặp vấn đề viêm nhiễm. Cần hạn chế tối đa tác động lực, vệ sinh sạch sẽ vùng kín và uống đủ nước. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn cần đi kiểm tra phụ khoa.
Đi tiểu buốt, tiểu máu
Khi tình trạng tiểu buốt kéo dài hoặc xuất hiện tiểu máu, bạn cần đi thăm khám phụ khoa ngay, vì đây có thể là biểu hiện của u xơ cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm nội mạc tử cung và các bệnh lý khác liên quan tới đường tiết niệu.
Khi không có những bất thường có cần đi khám không? Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, việc khám phụ khoa cần được thực hiện định kỳ 3 – 6 tháng/ lần khi đã có quan hệ tình dục.
Đặc biệt, 3 mốc thời điểm “vàng” chị em nhất định cần đi khám phụ khoa
+Chuẩn bị kết hôn. Vợ chồng nên đi thăm khám tiền hôn nhân để biết chính xác tình hình sức khỏe sinh sản của nhau. Từ đó xây dựng kế hoạch sinh con phù hợp
+ Trước khi có ý định mang thai. Chị em nhất định phải thăm khám để chắc chắn không mắc các bệnh lý phụ khoa. Bệnh lý phụ khoa của mẹ có thể gây nên những nguy hiểm và rủi ro cho thai nhi.
Hiện nay, các bạn nữ được khuyến khích thực hiện xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung từ 21 tuổi, sau khi đã có quan hệ tình dục. Xét nghiệm Pap smear là xét nghiệm dễ thực hiện giúp phát hiện tiền ung thư và ung thư cổ tử cung, giúp việc điều trị được nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Mục đích của khám phụ khoa định kỳ là gì?
Ở nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm có biểu hiện giống với cách bệnh thông thường. Nhiều chị em khi xuất hiện những biểu hiện như đau bụng dưới, tiểu buốt, ngứa vùng kín mức độ nhẹ thường không chú ý hoặc chủ quan tự ý đi mua thuốc điều trị. Cùng với tâm lý còn nhiều e ngại khi thăm khám phụ khoa mà nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm điều trị khó và thời gian kéo dài. Khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm những bệnh phụ khoa, đặc biệt là các bệnh không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn sớm, từ đó giúp xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả.
Các bệnh phụ khoa thường gặp ở độ tuổi sinh đẻ
Mỗi độ tuổi thường có những bệnh phụ khoa phổ biến khác nhau. Ở độ tuổi sinh đẻ, những bệnh phụ khoa thường gặp gồm có:
Các bệnh về âm đạo
Viêm âm đạo là bệnh phổ biến nhất ở chị em. Viêm âm đạo có thể gây nên do các tác nhân như nấm men Candida, trùng roi Trichomonas, viêm teo âm đạo (xảy ra khi nồng độ estrogen giảm khiến nội mạc hoặc niêm mạc mỏng dễ kích ứng, gây viêm); do không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng kín và do tình dục không an toàn.
Các bệnh về cổ tử cung
Viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ cổ tử cung, u nang cổ tử cung. Trong đó u xơ và u nang cổ tử cung là 2 bệnh lý thường được phát hiện muộn do trong quá trình ủ bệnh người bệnh hoàn toàn không có biểu hiện bất thường.
Giãn sàn chậu, sa sinh dục
Bệnh lý này phổ biến ở chị em lao động nặng, phải bê vác nhiều hoặc chị em đã sinh nhiều lần.
Ung thư vú và ung thư cổ tử cung
2 bệnh lý này đang có xu hướng gia tăng hiện nay. Tuy nhiên, bệnh không có biểu hiện rõ ràng và khó nhận biết. Chính vì vậy cần tầm soát để phát hiện và có hướng điều trị sớm khi có những bất thường.
Các bệnh lý phụ khoa ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh
Ở tuổi tiền mãn kinh , sự thiếu hụt nội tiết tố estrogen khiến dịch âm đạo giảm đáng kể, mất đi chức năng bao bọc và diệt khuẩn dẫn đến vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm nhiễm. Một bệnh có tỷ lệ khá cao là rối loạn tiền mãn kinh và ung thư nội mạc tử cung.
Biểu hiện của rối loạn tiền mãn kinh là những thay đổi bất thường về tâm lý, hay cáu gắt, khô âm đạo, cơ thể đau nhức, khó ngủ, dễ tăng cân và suy giảm trí nhớ
Biểu hiện của ung thư nội mạc cổ tử cung là chảy máu âm đạo. Tuy nhiên bệnh này dễ dàng chữa khỏi khi phát hiện và điều trị sớm. Ngoài ra, còn có ung thư cổ tử cung – một bệnh lý do virus HPV gây ra do bị lây nhiễm khi quan hệ không an toàn hoặc bản thân có sẵn HPV.
Các xét nghiệm cần làm khi khám phụ khoa
Khi khám phụ khoa, các bác sĩ chuyên môn sẽ tiến hành khám tổng quát tại bộ phận sinh dục (bao gồm cả sinh dục trên và dưới); khám vùng bụng phát hiện những u cục bất thường; khám trực tràng kiểm tra vùng cơ giữa âm đạo và hậu môn để phát hiện khối u và bệnh lý khác nếu có.
Các chỉ định sẽ được đưa ra sau khi kiểm tra lâm sàng, bao gồm các siêu âm, xét nghiệm chuyên sâu. Tùy vào tình hình sức khỏe và bệnh lý của từng chị em, bác sĩ sẽ chỉ định một trong các xét nghiệm dưới đây:
- Siêu âm ổ bụng (chưa quan hệ) hoặc siêu âm âm đạo (còn gọi là siêu âm đầu dò, thực hiện với những người đã quan hệ tình dục. Hình ảnh siêu âm sẽ giúp bác sĩ thăm khám đánh giá tổng quan về tình trạng tử cung, buồng trứng và các bộ phận sinh dục khác.
- Siêu âm tuyến vú để phát hiện sớm các bất thường ở tuyến vú. Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, mỗi năm chị em nên đi siêu âm tuyến vú 1 lần.
- Xét nghiệm dịch âm đạo (hay còn gọi là soi tươi dịch âm đạo) nhằm kiểm tra những tế bào bạch cầu, vi khuẩn, nấm, trùng roi đường sinh dục,… phát hiện tác nhân gây ra bệnh phụ khoa.
- Xét nghiệm Pap smear. Xét nghiệm này dành cho người từ 21 tới 65 tuổi. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp phát hiện những bất thường ở tử cung nhằm phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nếu có. Thông thường, xét nghiệm này sẽ được lặp lại 3 năm 1 lần.
Xét nghiệm PAP-smear sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
- Xét nghiệm HPV. Đây là xét nghiệm để kiểm tra virus HPV (virus gây nên ung thư cổ tử cung và mụn cóc ở bộ phận sinh dục).
- Xét nghiệm hormon bao gồm các chỉ số progesterone, estradiol, prolactin, AMH, FSH, LH, estrogen, testosterone nhằm đánh giá chức năng của noãn, buồng trứng.
v Những lưu ý khi đi khám phụ khoa:
Để việc khám phụ khoa được thuận tiện, chị em cần lưu ý thời điểm khám phụ khoa chuẩn nhất là sau khi sạch kinh nguyệt từ 3 đến 5 ngày. Chị em không nên khám phụ khoa vào 3 thời điểm sau:
- KHÔNG khám vào ngày hành kinh vì khó quan sát và lấy mẫu bệnh phẩm
- KHÔNG đặt thuốc vào âm đạo trước ngày khám phụ khoa.
- KHÔNG NÊN khám vào giai đoạn rụng trứng vì dịch âm đạo sinh lý ra nhiều dễ bị nhầm với các bệnh lý khác.
- KHÔNG NÊN khám vào giai đoạn cuối của kỳ kinh nguyệt. Do lớp nội mạc tử cung lúc này rất dày để chuẩn bị cho kỳ kinh nguyệt mới nên sẽ khó đánh giá thành tử cung và lòng tử cung qua siêu âm.
Bên cạnh đó, chị em cũng cần chuẩn bị:
- Tâm lý thoải mái khi thăm khám. Tại các khu khám bệnh phụ sản đều có các nữ bác sĩ thăm khám, chính vì vậy hãy thoải mái tâm lý.
- Làm sạch vùng kín để việc thăm khám được dễ dàng
- Mặc trang phục quần rộng, thoải mái. Tránh mặc váy bó, quần bó./.
Võ Thị Thùy Ngân - Khoa Phụ sản.
Tin liên quan Phát hiện chủ động bệnh lao quy mô nhỏ tại cộng đồng - 02/11/2024 Chụp X-quang đối với phụ nữ mang thai - 08/10/2024 Bệnh tay chân miệng ở trẻ em - 07/10/2024 Vấn đề sức khỏe do tuổi già - 07/10/2024 Sử dụng đèn hồng ngoại đúng cách - 04/10/2024Trang chủ | Tin tức | Văn phòng điện tử |Liên hệ 2018 © TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG Đơn vị chủ quản: Trung tâm Y tế huyện Tân Phú Đông Chịu trách nhiệm: Ông Trần Văn Danh - Trưởng ban biên tập Địa chỉ: Ấp Kinh Nhiếm-Xã Phú Thạnh-Huyện Tân Phú Đông-Tiền Giang Điện thoại: 02733. 530930 Email: ttyttanphudong@tiengiang.gov.vn |
Từ khóa » Vì Sao Khám Phụ Khoa
-
Khám Phụ Khoa Quan Trọng Như Thế Nào đối Với Chị Em Phụ Nữ?
-
Khám Phụ Khoa Là Khám Những Gì? | Vinmec
-
Vì Sao Chị Em Nên đi Khám Phụ Khoa Và Khám Phụ Khoa đâu Tốt?
-
Tại Sao Cần Khám Sức Khỏe Phụ Khoa định Kỳ?
-
Khám Phụ Khoa Nên Khám Những Gì? Vì Sao Không Nên Ngại
-
Khám Phụ Khoa Là Gì? Quy Trình Khám Phụ Khoa Và Những Lưu ý
-
Vì Sao Bạn Nên đi Khám Phụ Khoa Thường Xuyên? - Hello Bacsi
-
Vì Sao Chị Em Nên Tới Phòng Khám Phụ Khoa định Kỳ?
-
Khám Phụ Khoa Là Gì Và Những điều Chị Em Phụ Nữ Cần Biết
-
Khám Phụ Khoa Khi Chưa Quan Hệ Tình Dục Có Làm Rách Màng Trinh?
-
Vì Sao Chị Em Nên đi Khám Phụ Khoa định Kỳ?
-
Thời điểm Tốt Nhất để Khám Phụ Khoa
-
Khám Phụ Khoa Gồm Khám Những Gì | PK BV Đại Học Y Dược 1
-
Mách Chị Em Một Số Kinh Nghiệm Khi đi Khám Phụ Khoa