Vì Sao Bánh Xèo Không Giòn Và Cách Khắc Phục

Bánh xèo là một món ăn quen thuộc, nhìn vẻ ngoài vô cùng đơn giản nhưng lại rất khó thành công khi làm tại nhà. Chị em nội trợ thường gặp phải nhiều vấn đề như: vỏ bánh xèo dày, viền bánh xèo không giòn và mỏng, bánh bị ướt, bánh xèo không giòn, màu sắc bánh không đều và đẹp mắt,... Bài viết này sẽ điểm mặt từng lý do làm món bánh xèo của bạn chưa như ý muốn và cách khắc phục hiệu quả để bạn có thể tự tay đổ cho gia đình một mẻ bánh xèo giòn ngon chuẩn vị truyền thống nhé! 

mẹo đổ bánh xèo

Vì sao bánh xèo không giòn ?

"Bánh xèo" -  tên gọi này có khiến bạn hình dung ra một âm thanh nào không? Đó là tiếng “xèo xèo” khi đổ một giá bột bánh xèo vào chảo mỡ đang nóng. Chẳng biết có phải vì thế mà người ta đặt tên cho nó là bánh xèo hay không? Tùy theo sở thích và đặc điểm tự nhiên của từng vùng mà mỗi nơi có cách chế biến bánh xèo khác nhau. Tuy nhiên, thành phần cơ bản của bánh vẫn không thay đổi. Vẫn rất đỗi bình dị với một lớp vỏ vàng ươm, mỏng giòn bao lấy phần nhân. Có thể là thịt ba rọi, tôm tép, thịt vịt, ốc gạo, hến, cà rốt, nấm rơm, hay giá đỗ…

Mẹo làm bánh xèo giòn lâu

Bánh xèo là một trong những món ăn thuần túy trong ẩm thực Việt Nam, gắn liền với biết bao thế hệ. Chúng ta thường được thưởng thức bánh xèo những dịp đám tiệc, hội họp gia đình hoặc ngoài hàng quán. Tuy nhiên, khi thực hiện lại món ăn này tại nhà, các chị em thường gặp một số vấn đề làm bánh không thành công. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu từng lỗi khi làm bánh xèo, giải thích nguyên nhân và mẹo khắc phục nhé!

1. Vỏ bánh xèo quá dày và không lan đều 

Dấu hiệu: Vỏ bánh dày và mềm, vỏ bánh nặng tay. Khi xoay chảo để tráng bánh, bột lan tỏa rất chậm và không đều làm bánh không có viền mỏng.

Vỏ bánh xèo mỏng và đều

Nguyên nhân: Có 4 lý do cơ bản làm vỏ bánh xèo bị dày:

  • Cho quá nhiều bột cho một lần tráng bánh: Đây là lỗi cơ bản nhất làm vỏ bánh xèo của bạn bị quá dày. Chúng ta chỉ cần 1 lượng bột vừa đủ để có thể tráng kín lòng chảo, phần còn dư sẽ làm bánh của bạn dày ở phần giữa.
  • Pha bột quá đặc: Nếu tráng bánh với bột không đủ độ loãng nhất định, hỗn hợp sẽ rất nặng, đọng ở đáy chảo, lan tỏa chậm và làm bánh xèo bị dày, không thể giòn, kích thước nhỏ và hình thức không đẹp mắt.
  • Tráng bánh trên lửa quá to: Nên tráng bánh bột bánh xèo trên lửa vừa để bột có thời gian lan tỏa hết trước khi chín. Nếu lửa quá to, tốc độ chín của bột sẽ nhanh, làm bạn không kịp tráng mỏng bột.
  • Phết dầu (mỡ) chống dính chưa đủ: Dầu (mỡ) không những có tác dụng chống dính mà còn là chất xúc tác giúp cho bột được lan tỏa đều một cách trơn tru hơn.

cách pha bột bánh xèo Độ sệt của bột quyết định độ ngon của vỏ bánh xèo

Mẹo khắc phục vỏ bánh xèo quá dày:

  • Cho một lượng bột vừa phải, thông thường là một vá canh (70ml - 90ml tùy vào độ rộng chảo từ 30cm ~ 45cm).
  • Pha theo tỉ lệ hướng dẫn trên bao bì và pha từ từ, tránh trường hợp để hết nước và bột cùng 1 lúc sẽ khó hòa tan và dễ bị vón cục.
  • Tráng bánh trên lửa to vừa, xoay đều chảo để bột lan đều và cho thêm 1 ít mỡ (dầu) lên để chiên bánh giòn và không bị dính.

Chống dính chảo kỹ lưỡng khi tráng bột bánh xèo

2. Vỏ bánh loang lỗ, không mịn màng

Dấu hiệu: Khi tráng bánh, quan sát thấy bột không bám vào chảo, lớp vỏ không kín và mịn màng mà lại loang lỗ làm vỏ bánh không đẹp mắt.

Nguyên nhân: Lý do gây ra hiện tượng này chính là bột bánh xèo quá loảng, nhiều nước, làm bột không thể bám vào nhau.

Mẹo khắc phục vỏ bánh xèo loang lỗ: Ngược lại với bánh xèo bị dày, khi gặp trường hợp này, hãy thêm từ từ bột bánh xèo thêm vào hỗn hợp đến khi đạt được độ sệt cần thiết.

Vỏ bánh xèo láng mịn đẹp mắt

3. Bánh xèo không có viền hoặc viền không giòn và mỏng

Dấu hiệu: Bột không lan rộng và không có độ mỏng.

Nguyên nhân: cùng với lý do trên, bánh xèo không có viền mỏng có thể vì bột quá đặc hoặc bạn xoay chảo chưa đủ cho bột lan đều.

Mẹo khắc phục viền bánh xèo không mỏng giòn: Khi bột của bạn đã đủ độ loãng cần thiết, chỉ cần đổ bột, nghiêng và xoay chảo đều tay, để bột loang dần từ lòng chảo ra từ từ đến hết bột, chắc chắn bạn sẽ có được một chiếc bánh xèo với lớp viền giòn tan hoàn hảo.

Xoay chào đều tay để bánh xèo tròn viền, mỏng vỏ

Vàng óng  

4. Bánh xèo bị ướt sau khi chín

Dấu hiệu: Thành phẩm bị ướt, bột bánh nhanh mềm và nhão ở phần ruột.

Nguyên nhân: Đây là dấu hiệu của việc phần nhân quá nhiều nước, làm ướt phần vỏ bánh, làm bánh kém ngon.

Mẹo khắc phục bánh xèo bị ướt sau khi chín: Chỉ cần bạn để cho phần nhân của mình ráo nước sau khi xào trước khi tráng bánh là được nhé.

5. Bánh xèo nhanh mềm, không giòn lâu

Dấu hiệu: Sau khi thành phẩm, bánh xèo nhanh chóng bị mềm đi và không còn được độ giòn ngon như lúc tráng bánh.

Nguyên nhân: Bánh xèo là một loại bánh dễ mềm, bột bánh là thành phần quyết định vỏ bánh của bạn có giòn ngon hay không. Để bánh xèo giòn lâu phụ thuộc rất nhiều yếu tố như pha bột đúng tỷ lệ, tráng bánh chín kỹ, không đậy kín bánh sau khi đã thành phẩm,...

Mẹo làm bánh xèo giòn lâu: Hãy lựa chọn loại bột bánh xèo phù hợp và pha bột với tỉ lệ chuẩn để có được vỏ bánh xèo hoàn hảo nhất. Theo chia sẻ của nhiều chị em nội trợ, khi pha bột có thể cho thêm 1 quả trứng gà hoặc thay 100 ml nước bằng 100 ml bia sẽ làm bánh xèo giòn lâu hơn.

6. Những lỗi khi pha bột bánh xèo với nước cốt dừa

Chúng ta thường cho thêm nước cốt dừa vào bột bánh xèo để bánh được thơm béo hơn. Tuy nhiên chúng ta thường mắc những lỗi như:

  •  Sử dụng quá nhiều nước cốt dừa làm bột bị loãng (nước cốt dừa dão) làm bánh khó giòn và không mịn màng.
  •  Bột còn bị lẫn với xác cơm dừa làm cho bột bánh không mượt mịn.
  •  Bánh xèo thành phẩm không thơm béo nước cốt dừa rõ vị.

pha bột bánh xèo

Cách khắc phục: Khi pha bột bánh xèo với nước cốt dừa cần lưu ý những điểm sau để tránh mắc phải lỗi:

  •  Luôn chọn dừa tươi, mới nạo hoặc bột cốt dừa tự nhiên để có mùi vị thơm ngon. 
  •  Vắt nước cốt dừa với ít nước.
  •  Chỉ nên lấy phần cốt dừa đậm đặc.
  •  Nhớ cân bằng tỉ lệ nước cốt dừa cùng nước lọc để tránh bị loãng bột.
  •  Lược nước cốt dừa qua vải mịn để tránh lợn cợn. 

Bột bánh xèo đa phần được pha từ bột gạo, nước, bột nghệ, trứng gà, nước cốt dừa... Nhưng nếu bạn băn khoăn vì chưa có khinh nghiệm pha bột hoặc và muốn tiết kiệm thời gian, bạn hoàn toàn có thể sử dụng những loại bột bánh xèo pha sẵn uy tín có trên thị trường.

Điển hình như Bột Bánh Xèo Cốt Dừa TAKY. Không những giúp bạn tiết kiệm được thời gian chế biến, tránh được những lỗi ở trên mà còn giúp bạn có một công thức bột bánh xèo chuẩn vàng, chuẩn giòn. Đặc biệt với thành phần chứa bột cốt dừa nguyên chất, đảm bảo sẽ làm bạn hài lòng với hương vị thơm béo tự nhiên trong từng chiếc bánh xèo.

1 bịch bánh xèo cốt dừa Taky bạn có thể đổ được đến khoảng 18 chiếc bánh xèo, quá tiết kiệm và tiện lợi phải không nào?

Giờ đây, bạn chỉ cần xé bao bì, pha bột bánh xèo cùng nước với tỉ lệ được hướng dẫn, bạn đã có thể tự tin làm ra một mẻ bánh xèo thơm ngon, vàng giòn đúng chuẩn vị truyền thống rồi.

cách làm bánh xèo tại nhà

Hi vọng những thông tin trên có thể giúp bạn có thêm kinh nghiệm để tự tin trổ tài làm bánh xèo tại nhà. Hãy tham khảo thêm một vài công thức bánh xèo ngon lành để lấy cảm hứng vào bếp nhé!

Cách làm bánh xèo cốt dừa tôm thịt

Cách làm bánh xèo hến củ hủ dừa mới lạ

Chúc bạn thành công!

Từ khóa » để Bánh Xèo Giòn Lâu