Vì Sao Báo Giác Ngộ Thông Tin Sai Sự Thật Có Liên Hệ đến Học Viện ...
Có thể bạn quan tâm
Còn câu chuyện nhân thân của Phước Nguyên được Ng.Huân nêu ra trên Giác Ngộ online ngày 07/3/2020, nếu có thật thì đáng bị lên án và Phước Nguyên phải xin lỗi nhưng đó lại là câu chuyện khác. Tạm thời, tôi đề nghị chúng ta đừng nhập nhằng vấn đề nhân thân vào câu chuyện có đạo văn hay không và đạo bao nhiêu phần trăm?
Câu hỏi trọng tâm của tôi là “có thật sự do dựa vào việc TT. Giác Hoàng đã ký thư mời Phước Nguyên dạy một môn trong chương trình đào tạo từ xa của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM vào ngày 10/9/2019 mà Ban biên tập trang web Thư viện Hoa Sen đăng hơn 80 bài viết của Phước Nguyên từ năm 2015-2019 như báo Giác Ngộ đã đưa tin không? Câu hỏi tưởng chừng như ngớ ngẫn lại là sự ngộ nhận rất đáng tiếc, đến đau lòng.
Trong bài viết “Học viện PGVN tại TP.HCM nhận định về Phước Nguyên” đăng trên Giác Ngộ online ngày 07/3/2020, Ng.Huân cho biết như sau: “Trong chia sẻ của cư sĩ Tâm Diệu, sáng lập và điều hành website Thư viện Hoa Sen, cư sĩ cho biết vì được giới thiệu bằng chứng “thầy Phước Nguyên” là giáo thọ sư, giảng viên của Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM nên đã tin cậy về nội dung, giao quyền được đăng bài và cư sĩ chỉ xem qua rồi cho hiển thị, không ngờ người này lại có "khuôn mặt ẩn khuất bên trong như vậy".” (hết trích).[1]
Là độc giả lâu năm của trang web Thư viện Hoa Sen, tôi nhận thấy đoạn nhận xét trên của báo Giác Ngộ là “sai lầm nghiêm trọng” về thông tin, vừa thể hiện sự cẩu thả, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của tờ báo duy nhất của GHPGVN thuộc cơ quan ngôn luận của GHPGVN TP.HCM, khi đã cố tình quy lỗi cho cư sĩ Tâm Diệu, người sáng lập và điều hành Thư viện Hoa Sen. Tôi kính mong cư sĩ Tâm Diệu hãy lên tiếng về câu nói được Ng.Huân trong Báo Giác Ngộ đã trích dẫn nêu trên.
Theo đoạn văn của Ng.Huân nêu trên thì lý do cư sĩ Tâm Diệu quyết định đăng các sách và bài nghiên cứu của Phước Nguyên trên trang web Thư viện Hoa Sen của mình là “vì được giới thiệu bằng chứng “thầy Phước Nguyên” là giáo thọ sư, giảng viên của Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM” nên đã giao quyền đăng các bài của Phước Nguyên cho người phụ trách đăng bài của Thư viện Hoa Sen. Sự thật của vấn đề này có phải như thế không? Tôi có bằng chứng cho thấy điều này là “hoàn toàn sai”. Thông tin này là sai lầm nghiêm trọng, thể hiện sự “cẩu thả”, “thiếu kiểm chứng thông tin” của Ng.Huân và trình độ duyệt bài “thiếu chuyên nghiệp” của Ban thư ký Báo Giác Ngộ.
Cái “bằng chứng “thầy Phước Nguyên” là giáo thọ sư” mà báo Giác Ngộ đề cập đến chính là “Thư thỉnh giảng” của TT. Giác Hoàng gửi cho Phước Nguyên vào ngày 10/9/2019, mời dạy chương trình đào tạo từ xa của Học viện. Tôi đặt ra câu hỏi và mong người trong cuộc hãy chính thức lên tiếng về “nghi vấn” của cư sĩ Tâm Đại Dương trong bài “Mong rằng những ai liên đới đã vô tình hoặc cố ý làm nên "hiện tượng nhân tài" Phước Nguyên hãy lên tiếng”[2] đăng ngày 16/3/2020 trên Đạo Phật Ngày nay là: “Người ký tên Ng.Huân có phải là TT. Tâm Hải, Phó tổng biên tập – Thư ký tòa soạn Báo Giác Ngộ và Nguyệt san Giác Ngộ hay không?”
Để dễ đối chiếu, tôi trích lại nguyên văn của Tâm Đại Dương trong bài vừa nêu: “Khi phỏng vấn TT. Nhật Từ và TT. Giác Hoàng thì tôi được hai vị trả lời rằng hai Thượng tọa không biết Ng.Huân đăng bài trên Giác Ngộ online ngày 07/3/2020 là ai. Chỉ có TT. Tâm Hải chính là người trực tiếp phỏng vấn hai vị Thượng tọa về nghi vấn đạo văn của Phước Nguyên thôi. Theo thông tin này, TT. Tâm Hải, Phó tổng biên tập – Thư ký báo Giác Ngộ và Nguyệt san Giác Ngộ, có khả năng rất cao, chính là Ng.Huân và cũng có thể là người chủ trương đăng 3 bài viết trên Giác Ngộ online từ ngày 07-14/3/2020, chứ không phải Hòa thượng Tổng biên tập Thích Trí Quảng và Phó Tổng biên tập Thích Giác Toàn.” (hết trích).
Dù người ký tên Ng.Huân là ai, tôi dám khẳng định rằng Ng.Huân là quá “cẩu thả và thiếu kiểm chứng thông tin” như tư cách của một nhà báo thực thụ phải làm và Ban thư ký báo Giác Ngộ “thiếu tính chuyên nghiệp” trong việc quá tin tưởng vào người ký tên Ng.Huân, mà dựa vào đó, Thư ký Báo Giác Ngộ duyệt đăng, rồi lại đổ lỗi cho Thư thỉnh giảng của Học viện do TT. Giác Hoàng ký, theo đó, Thư viện Hoa Sen mới đăng các sách và bài của Phước Nguyên.
Chỉ cần một động tác search trong Thư viện Hoa Sen trong vòng 1 vài phút, chúng ta có thể thấy rõ rằng từ tháng 5-2015, Thư viện Hoa Sen của cư sĩ Tâm Diệu đã đăng bài 3 viết của Phước Nguyên gồm (i) bài “Về Một Số Vấn Đề Trong Kinh Lăng Già Phạn-Hán”[3] đăng ngày 25/05/2015, (ii) bài “Kệ Tụng Đản Sinh Đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn”[4] đăng ngày 25/05/2015 và (iii) “Giới Thiệu Lịch Sử Truyền Dịch – Chú Kinh Pháp Hoa (saddharmapundarīkasūtra)” ngày 28/05/2015.[5] Tính từ tháng 5-2015 đến năm 2018, Thư viện Hoa Sen đã đăng ít nhất 63 bài của Phước Nguyên và năm 2019 Thư viện Hoa Sen đăng thêm ít nhất 18 bài của Phước Nguyên; chưa tính các bài khác của Phước Nguyên được đăng vào năm 2020!
Các số liệu trên chứng minh rằng cư sĩ Tâm Diệu và các trợ lý của ông đã đăng hơn 80 bài của Phước Nguyên trên Thư viện Hoa Sen từ 2015 đến trước thời điểm 10/9/2019 (ngày TT. Giác Hoàng ký tên mời Phước Nguyên dạy thỉnh giảng). Kính mời Ban thư ký Báo Giác Ngộ và quý độc giả xem danh mục các bài viết của Phước Nguyên trên Thư viện Hoa Sen có đính kèm ở cuối bài này. Song song với thời gian từ tháng 3/2016 đến 2018, Ban biên tập Báo Giác Ngộ đã đăng các bài nghiên cứu của Phước Nguyên trong Nguyệt san Giác Ngộ một cách rất trân trọng, theo cách ghi tựa đề các bài viết của Phước Nguyên ở trang đầu của Nguyệt san,[6] mà ngay cả tựa đề các bài viết của Hòa thượng Thích Trí Quảng làm Tổng biên tập còn chưa được in ở bìa trước của các số Nguyệt san có bài của Phước Nguyên. Năm 2016, Phước Nguyên mới 20-21 tuổi. Đây là sự trân trọng bậc nhất mà Nguyệt san Giác Ngộ đã dành cho Phước Nguyên.
Trong vụ việc đăng tin nêu trên, sự “thiếu tính chuyên nghiệp” của Ng.Huân và sự “thiếu cẩn trọng” của Ban thư ký Báo Giác Ngộ, cụ thể là “lười kiểm chứng thông tin được phỏng vấn” đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Hòa thượng Thích Trí Quảng, Tổng Biên tập và Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Tổng biên tập Báo Giác Ngộ, mà theo tôi hai Ngài do quá tin tưởng vào Ban thư ký của Tòa soạn mà bị họa lây?! Tôi đề nghị TT. Tâm Hải, Phó Tổng biên tập kiêm Thư ký Báo Giác Ngộ hãy trả lời với Hòa thượng Tổng biên tập và quý độc giả tại sao có sự sai sót nghiêm trọng này, để lấy đó làm cơ sở đổ lỗi cho Học viện, nơi mà TT. Tâm Hải cũng là giảng viên được đặc cách giảng dạy như một vài vị chỉ có bằng cấp cử nhân khác.[7]
Việc Báo Giác Ngộ đổ thừa trách nhiệm cho Thư thỉnh giảng của HVPGVN tại TP.HCM (10/9/2019) mà theo đó Thư viện Hoa Sen đăng hơn 80 bài của Phước Nguyên (từ 5-2015 đến 2019) như một cú tát vào Học viện, làm ảnh hưởng xấu đến người đứng đầu của 2 cơ quan này là Trưởng lão HT. Thích Trí Quảng, mà Ngài vốn không phải là người tạo ra thông tin sai lầm đăng trên Giác Ngộ online ngày 07/3/2020. Việc làm tắc trách của Ng.Huân và Ban thư ký của Báo Giác Ngộ cũng giống như tình trạng “trên một thân thể, tay trái nghĩ rằng mình đúng nên đã có quyền chủ động đánh quyết tử vào tay phải của thân thể đó. Hậu quả là “toàn thân thể đó, nơi có tay trái chủ động đánh tay phải, bị đau nhức, thậm chí bị thương tật!” Điều này thật đáng để mọi người suy ngẫm lắm thay.
Từ tháng 5-2015 đến ngày 14/3/2020, Hải Hạnh qua bài “Phước Nguyên đã ‘chun qua lỗ khóa’, đạo văn ra sao?”[8] đăng trên Báo Giác Ngộ ngày 14/3/2020 được xem là người đầu tiên có công phát hiện Phước Nguyên lấy cắp 4 trang trong “Từ điển Bách khoa Phật giáo Việt Nam” do GS. Lê Mạnh Thát làm Tổng biên tập mà không ghi xuất xứ trong quyển “Tiểu luận về Phật A Di Đà”[9] của Phước Nguyên xuất bản online trên Thư viện Hoa Sen đầu tiên vào 19/10/2015 và sau đó xuất bản thành sách với tên mới là “Giới thiệu nguồn gốc A-di-đà” do NXB. Hồng Đức cấp giấy phép năm 2016.
Để xác định rõ “Phước Nguyên là nhân tài thật hay là kẻ đạo văn của các bậc tiền bối”, từ góc độ khách quan, tôi kính mong Hải Hạnh và các bậc thức giả hãy tiếp tục kiểm tra đối chiếu nội dung của hơn 80 bài viết của Phước Nguyên đã phổ biến trên Thư viện Hoa Sen từ năm 2015-2019, trong số đó có các bài của Phước Nguyên đăng trùng trên Nguyệt san Giác Ngộ và các sách khác mà Phước Nguyên đã xuất bản với giấy phép của NBX. Hồng Đức. Nếu hơn 80 bài viết và các sách đã xuất bản của Phước Nguyên đều đạo văn thì nên “tẩy chay” Phước Nguyên. Nếu Phước Nguyên “không đạo văn” trong các bài viết và tác phẩm còn lại thì nên thừa nhận tài năng của Phước Nguyên.
Còn câu chuyện nhân thân của Phước Nguyên được Ng.Huân nêu ra trên Giác Ngộ online ngày 07/3/2020, nếu có thật thì đáng bị lên án và Phước Nguyên phải xin lỗi nhưng đó lại là câu chuyện khác. Tạm thời, tôi đề nghị chúng ta đừng nhập nhằng vấn đề nhân thân vào câu chuyện có đạo văn hay không và đạo bao nhiêu phần trăm?
Tôi cho rằng đây là công việc đánh giá về mặt học thuật rất công tâm và có ý nghĩa nhưng hãy dùng ngôn ngữ chuẩn mực với các bằng chứng cụ thể. Tuyệt đối không dùng lời thô tục, mạ lỵ, mắng chửi người khác bao gồm các vị Tăng sĩ như cách làm hạ sách của một số người nhân danh là phật tử trong diễn đàn Phật Giáo Thời Luận trong thời gian qua. Ngay cả Chủ tịch và Tổng thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN mà họ cũng không chừa, khinh thường ra mặt, chỉ trích nặng lời. Tôi có đủ bằng chứng về điều này và sẽ viết trong một bài viết khác (khi tôi thấy cần thiết). Trong trường hợp này, sự nhiệt tình cộng với thái độ cao ngạo, thiếu hiểu biết sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là phá hoại Phật giáo. Thật đáng thương thay!
Sài Thành, ngày 17 tháng 3 năm 2020
Kính cẩn
(Trí Dũng)
***
PHỤ LỤC:
DANH MỤC HƠN 80 BÀI NGHIÊN CỨU CỦA PHƯỚC NGUYÊN
(trên trang web Thư viện Hoa Sen từ năm 2015)
63 BÀI CỦA PHƯỚC NGUYÊN TRÊN THƯ VIỆN HOA SEN (năm 2015-2018)
Tiểu luận về Phật A Di Đà (19/10/2015): https://thuvienhoasen.org/p27a23977/tieu-luan-ve-phat-a-di-da
Giới Thiệu Thuận Quyết Trạch Phần Từ A-tỳ-đạt-ma Câu-xá Đến Thành Duy Thức Luận (06/06/2015): https://thuvienhoasen.org/a23097/gioi-thieu-thuan-quyet-trach-phan-tu-a-ty-dat-ma-cau-xa-den-thanh-duy-thuc-luan
Giới Thiệu Phẩm Phương Tiện Trong Kinh Pháp Hoa Phạn - Tạng (08/09/2015): https://thuvienhoasen.org/a23724/gioi-thieu-pham-phuong-tien-trong-kinh-phap-hoa-phan-tang
Phật Giáo Và Thần Kinh Học (31/07/2015): https://thuvienhoasen.org/a23484/phat-giao-va-than-kinh-hoc
Ý Nghĩa Phương Thức, Thời Hạn Thọ Và Xả Cận Trụ Luật Nghi (Tám Chi Trai Giới) (29/07/2015): https://thuvienhoasen.org/a23472/y-nghia-phuong-thuc-thoi-han-tho-va-xa-can-tru-luat-nghi-tam-chi-trai-gioi
Ý Nghĩa Chữ Phạn “Upavāsatha saṃvara" – Cận Trụ Luật Nghi (20/07/2015): https://thuvienhoasen.org/a23428/y-nghia-chu-phan-upav-satha-sa-vara-can-tru-luat-nghi
Khái Luận về Visaṃyogaphala - Ly Hệ Quả (11/07/2015): https://thuvienhoasen.org/a23364/khai-luan-ve-visa-yogaphala-ly-he-qua
Tổng Luận Ý Nghĩa Thọ Trì Trong Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát-Nhã Ba-La-Mật (07/07/2015): https://thuvienhoasen.org/a23324/tong-luan-y-nghia-tho-tri-trong-kinh-nang-doan-kim-cuong-bat-nha-ba-la-mat
Tổng Luận Đẳng Lưu Nhân - Đẳng Lưu Quả (13/07/2015): https://thuvienhoasen.org/a23381/tong-luan-dang-luu-nhan-dang-luu-qua
Tổng Luận Ý Nghĩa Śīla - Học Xứ (04/07/2015): https://thuvienhoasen.org/a23303/tong-luan-y-nghia-la-hoc-xu
Về Vấn Đề Chủng Tánh/Giai Cấp Tối Thắng Qua Văn Hệ Nikāya và A-Hàm (01/07/2015): https://thuvienhoasen.org/a23285/ve-van-de-chung-tanh-giai-cap-toi-thang-qua-van-he-nik-ya-va-a-ham
Đính Chính Về Chữ Evaṃ mayāśrutaṃ - Như Thị Ngã Văn (01/07/2015): https://thuvienhoasen.org/a23277/dinh-chinh-ve-chu-eva-may-ruta-nhu-thi-nga-van
Đối Hướng Niết-Bàn Và Đối Quán Thánh Đế Theo A-Tỳ-Đạt-Ma Câu-Xá (28/06/2015): https://thuvienhoasen.org/a23271/doi-huong-niet-ban-va-doi-quan-thanh-de-theo-a-ty-dat-ma-cau-xa
Khái Niệm Uẩn, Xứ Và Giới Theo Sanskrit (22/06/2015): https://thuvienhoasen.org/a23210/khai-niem-uan-xu-va-gioi-theo-sanskrit
Bốn Mươi Sáu Đại Nguyện Của Đức Phật A-Di-Đà Giới Thiệu - Dịch - Chú Từ Nguyên Bản Sanskrit (27/06/2015): https://thuvienhoasen.org/a23262/bon-muoi-sau-dai-nguyen-cua-duc-phat-a-di-da-gioi-thieu-dich-chu-tu-nguyen-ban-sanskrit
Kinh Bát Đại Nhân Giác Dịch Việt Và Chú (13/06/2015): https://thuvienhoasen.org/a23160/kinh-bat-dai-nhan-giac-dich-viet-va-chu
Tinh Hoa Triết Học Về Sự Tu Tập Và Hành Đạo Của Quán Âm Đại Sĩ Từ Hoa Nghiêm, Bát-Nhã Đến Pháp Hoa Phạn Ngữ (12/06/2015): https://thuvienhoasen.org/a23161/tinh-hoa-triet-hoc-ve-su-tu-tap-va-hanh-dao-cua-quan-am-dai-si-tu-hoa-nghiem-bat-nha-den-phap-hoa-phan-ngu
Ý nghĩa Phẩm tính Tathāgata – Như Lai (25/06/2015): https://thuvienhoasen.org/a23234/y-nghia-pham-tinh-tath-gata-nhu-lai
Tổng Luận Về Tứ Thần Túc (17/06/2015): https://thuvienhoasen.org/a23190/tong-luan-ve-tu-than-tuc
Tổng Luận Đề Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Phạn - Tạng (01/06/2015): https://thuvienhoasen.org/a23080/tong-luan-de-kinh-nang-doan-kim-cuong-bat-nha-ba-la-mat-phan-tang
Giới Thiệu Lịch Sử Truyền Dịch – Chú Kinh Pháp Hoa (saddharmapundarīkasūtra) (28/05/2015): https://thuvienhoasen.org/a23058/gioi-thieu-lich-su-truyen-dich-chu-kinh-phap-hoa-saddharmapundar-kas-tra
Kệ Tụng Đản Sinh Đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn (25/05/2015): https://thuvienhoasen.org/a23047/ke-tung-dan-sinh-duc-thich-ca-mau-ni-the-ton
Về Một Số Vấn Đề Trong Kinh Lăng Già Phạn-Hán (25/05/2015): https://thuvienhoasen.org/a32846/duy-thuc-tong-dai-thua-bach-phap-chuyen-de-i-ii
Tổng Luận Sĩ Dụng Quả (Puruṣakāraphala) (22/08/2015): https://thuvienhoasen.org/a23620/tong-luan-si-dung-qua-puru-ak-raphala
Tổng Luận Ý Nghĩa Nhất Tự Chân Ngôn Hrīḥ (25/10/2015): https://thuvienhoasen.org/a24010/tong-luan-y-nghia-nhat-tu-chan-ngon-hr
Đi Vào Bản Nguyện Dược Sư (31/10/2016): https://thuvienhoasen.org/a26467/di-vao-ban-nguyen-duoc-su
Tổng Luận Quan Điểm Niết-Bàn Theo Luận Thành Duy Thức (10/06/2015): https://thuvienhoasen.org/a23145/tong-luan-quan-diem-niet-ban-theo-luan-thanh-duy-thuc
Năm Pháp Trong Kinh Lăng-Già (18/12/2015): https://thuvienhoasen.org/a24371/nam-phap-trong-kinh-lang-gia
Giới Thiệu Pháp Trụ (dharmasthiti) Và Pháp Vị (dharmaniyāmatā) Trong Kinh Pháp Hoa Sanskrit (15/12/2015): https://thuvienhoasen.org/a24357/gioi-thieu-phap-tru-dharmasthiti-va-phap-vi-dharmaniy-mat-trong-kinh-phap-hoa-sanskrit
Cấu Trúc Bất Thực (Trích dịch bản Skt. Madhyāntavibhāga kārikāḥ) (21/11/2015): https://thuvienhoasen.org/a24168/cau-truc-bat-thuc-trich-dich-ban-skt-madhy-ntavibh-ga-k-rik
Dẫn Vào Văn Học Avadāna Phật Giáo (04/11/2015): https://thuvienhoasen.org/a24079/dan-vao-van-hoc-avad-na-phat-giao
Năng Lực Của Thiền Định Và Từ Bi (01/11/2015): https://thuvienhoasen.org/a24055/nang-luc-cua-thien-dinh-va-tu-bi
Vài Vấn Đề Về Văn Bản Kinh A-Di-Đà (30/10/2015): https://thuvienhoasen.org/a24046/vai-van-de-ve-van-ban-kinh-a-di-da
Đức Phật thuyết pháp bằng ngôn ngữ gì? (02/06/2016): https://thuvienhoasen.org/a25384/duc-phat-thuyet-phap-bang-ngon-ngu-gi-
Giới Thiệu: Bồ Tát Nāgārjuna Với Tư Tưởng Tịnh Độ (01/06/2016): https://thuvienhoasen.org/a25378/gioi-thieu-bo-tat-n-g-rjuna-voi-tu-tuong-tinh-do
Kinh khuôn dấu chánh pháp của bậc thánh (20/11/2016): https://thuvienhoasen.org/a26638/kinh-khuon-dau-chanh-phap-cua-bac-thanh-dich-tu-ban-tay-tang-
Đừng tàn hại sự sống (29/05/2016): https://thuvienhoasen.org/a25355/dung-tan-hai-su-song
Kinh Sự Thật Của Bậc Thánh (24/07/2016): https://thuvienhoasen.org/a25698/kinh-su-that-cua-bac-thanh
Giới Thiệu Lịch Sử Truyền Dịch Bát-nhã Tâm Kinh (10/09/2016): https://thuvienhoasen.org/a26056/gioi-thieu-lich-su-truyen-dich-bat-nha-tam-kinh
Trích Dịch Vài Kệ Tánh Không Trong Trung Luận Sanskrit (11/08/2016): https://thuvienhoasen.org/a25822/trich-dich-vai-ke-tanh-khong-trong-trung-luan-sanskrit
Vijñapti-mātratā, Duy Thức hay Duy Biểu? (09/04/2017): https://thuvienhoasen.org/a27551/vij-apti-m-trat-duy-thuc-hay-duy-bieu-
Sự Thể Nghiệm Toàn Giác Của Bồ-tát (04/01/2017): https://thuvienhoasen.org/a27006/su-the-nghiem-toan-giac-cua-bo-tat
Tổng Luận: Năm Thủ Uẩn (04/07/2017): https://thuvienhoasen.org/a28046/tong-luan-nam-thu-uan
Bảy Loại Vợ Trong Abidharma Đối Chiếu Với Luật Tạng (14/06/2017): https://thuvienhoasen.org/a27908/bay-loai-vo-trong-abidharma-doi-chieu-voi-luat-tang
Mūlamadhyamakakārikā - Chương 4. Khảo Sát Về Uẩn (03/09/2017): https://thuvienhoasen.org/a28511/m-lamadhyamakak-rik-chuong-4-khao-sat-ve-uan
Vô ngôn - vô thuyết (29/08/2017): https://thuvienhoasen.org/a28491/vo-ngon-vo-thuyet
Mūlamadhyamakakārikā - Chương 26. Khảo sát về Mười hai chi duyên khởi (02/09/2017): https://thuvienhoasen.org/a28504/m-lamadhyamakak-rik-chuong-26-khao-sat-ve-muoi-hai-chi-duyen-khoi
Cơ Sở Lý Tính Duyên Khởi (07/11/2017): https://thuvienhoasen.org/a28879/co-so-ly-tinh-duyen-khoi
Danh Hiệu Đại Sĩ Avalokiteśvara Trong Tịnh Độ Giáo (19/11/2017): https://thuvienhoasen.org/a28924/danh-hieu-dai-si-avalokite-vara-trong-tinh-do-giao
Dẫn luận ngôn ngữ Phật giáo (20/12/2017): https://thuvienhoasen.org/a29060/dan-luan-ngon-ngu-phat-giao
A-tì-đạt-ma Pháp uẩn túc luận (Bản dịch Việt, Trọn bộ) (02/01/2018): https://thuvienhoasen.org/a29113/a-ti-dat-ma-phap-uan-tuc-luan-ban-dich-viet-tron-bo-
Truyền Thuyết Đức Phật Di-lặc (28/04/2018): https://thuvienhoasen.org/a29596/truyen-thuyet-duc-phat-di-lac
Kinh Kim cương Phạn bản Tân dịch (23/11/2018): https://thuvienhoasen.org/a30760/kinh-kim-cuong-phan-ban-tan-dich
Duy Thức Tam Thập Tụng Thích Luận - An Huệ (bản Dịch Đầu Tiên Từ Nguyên Bản Phạn) (20/11/2018): https://thuvienhoasen.org/a30726/duy-thuc-tam-thap-tung-thich-luan-an-hue-ban-dich-dau-tien-tu-nguyen-ban-phan-
Nhập A-tì-đạt-ma Luận (17/11/2018): https://thuvienhoasen.org/a30727/nhap-a-ti-dat-ma-luan
A-tì-đạt-ma Phân biệt luận (17/11/2018): https://thuvienhoasen.org/a30728/a-ti-dat-ma-phan-biet-luan
A-tì-đạt-ma Giới Thân Túc Luận (17/11/2018): https://thuvienhoasen.org/a30729/a-ti-dat-ma-gioi-than-tuc-luan
A-tì-đạt-ma Tập Dị Môn Túc Luận (20/11/2018): https://thuvienhoasen.org/a30731/a-ti-dat-ma-tap-di-mon-tuc-luan
Khái Luận Giáo Nghĩa Trung Đạo (06/06/2018): https://thuvienhoasen.org/a29853/khai-luan-giao-nghia-trung-dao
Tổng Luận Ý Nghĩa Bốn Sinh Đạo (05/05/2018): https://thuvienhoasen.org/a29625/tong-luan-y-nghia-bon-sinh-dao
Phẩm Phổ Môn Phạn Bản Tân dịch (Bản Việt dịch đầu tiên từ Sanskrit) (27/10/2018): https://thuvienhoasen.org/a30576/pham-pho-mon-phan-ban-tan-dich-ban-viet-dich-dau-tien-tu-sanskrit-
Kinh Thánh giáo Nhập Lăng-già Phạn văn toàn dịch - Chương 1 (23/08/2018): https://thuvienhoasen.org/a30252/kinh-thanh-giao-nhap-lang-gia-phan-van-toan-dich-chuong-1
Some Observations on the Translation of Sattvānugrāhakaṃ Śīlam (21/01/2019): https://thuvienhoasen.org/a31169/some-observations-on-the-translation-of-sattv-nugr-haka-lam
****
18 BÀI CỦA PHƯỚC NGUYÊN TRÊN THƯ VIỆN HOA SEN 2020
Nguyệt xứng giải thích “sáu mươi kệ tụng biện luận lý tính duyên khởi” của Long Thọ (kệ tụng 7 - 12)
22/01/2019
A-tì-đạt-ma Tập dị môn túc luận, ISBN: 978-604-89-6649-2
27/01/2019
Trạm dừng vô định
14/02/2019
Tôn kính Đức Phật Dược Sư - Kinh Dược Sư Phạn bản tân dịch
12/02/2019
Kinh Pháp Ấn (Dấu ấn xác định Chánh Pháp)
27/03/2019
Kinh Tám điều tri thức của bậc Đại Nhân (Dịch - chú - sách nói)
20/03/2019
Sách mới: Kinh Nhập Lăng-già Phạn bản Tân dịch
11/06/2019
Phù Vân
16/06/2019
Nền Tảng Của Giáo Dục Học Phật Giáo
15/05/2019
Tùy hỷ công đức
09/07/2019
A-tì-đạt-ma Phát trí luận - Jñānaprasthāna
02/07/2019
Thánh pháp Nhập Lăng-già Phạn bản tân dịch - Chương 8. Đoạn trừ sự ăn thịt
23/06/2019
Dẫn Nhập A Tì Đạt Ma Tập Dị Môn Túc Luận
02/08/2019
Mười Biến Xứ Và Mười Pháp Vô Học Theo Quan Điểm Hữu Bộ Trong Tập Dị Môn Luận
22/08/2019
Sáu tùy niệm theo Thuyết nhất thiết Hữu Bộ
24/08/2019
Giai Vị Tu Tập Trong Thành Duy Thức Luận
05/09/2019
Tám giải thoát theo Tập dị môn túc luận
15/09/2019:
Thánh ngôn và Phi Thánh ngôn theo Tập dị môn túc luận
18/09/2019
Nghiệp & dị thục
25/09/2019
***
PHỤ LỤC
MỘT SỐ BÀI CỦA PHƯỚC NGUYÊN ĐƯỢC GIỚI THIỆU TRÂN TRỌNG Ở BÌA TRƯỚC CỦA NGUYỆT SAN GIÁC NGỘ, từ tháng 3-2016 (trích lại từ Đạo Phật Ngày Nay)
Nguyệt san Giác Ngộ số 240, tháng 3-2016: Danh hiệu Avalokiteśvara trong Tịnh Độ giáo (từ trang 10):
https://giacngo.vn/nguyetsan/2018/01/04/57E4DA/
Nguyệt san Giác Ngộ số 258, tháng 9-2017: Tổng quan năm Thủ uẩn (từ trang 11):
https://giacngo.vn/vanhoa/phatgiao/2017/09/13/7F40CA/
Nguyệt san số 261, tháng 12-2017: Dẫn luận ngôn ngữ Phật giáo (từ trang 5):
https://giacngo.vn/bandoctoasoan/bandoc/2017/11/22/72E6DB/
Nguyệt san Giác Ngộ xuân Mậu Tuất, số 262, tháng 1-2018: Truyền thuyết Đức Phật Di Lặc (từ trang 6):
https://giacngo.vn/bandoctoasoan/bandoc/2018/01/16/5660D9/
Nguyệt san Giác Ngộ số 264, tháng 3-2018: Tổng luận bốn thần túc (từ trang 5):
https://giacngo.vn/bandoctoasoan/bandoc/2018/03/23/76E092/
Nguyệt san Giác Ngộ 265, tháng 4-2018: Tổng luận ý nghĩa 4 sinh đạo (từ trang 10):
https://giacngo.vn/bandoctoasoan/bandoc/2018/04/15/5A76D1/
[1] Nguyên văn toàn bài: https://giacngo.vn/sukien/diendanxaydung/2020/03/07/16D2DA/
[2] Nguyên văn toàn bài: http://www.daophatngaynay.com/vn/dien-dan/29510-mong-rang-nhung-ai-lien-doi-da-vo-tinh-hoac-co-y-lam-nen-hien-tuong-nhan-tai-phuoc-nguyen-hay-len-tieng.html
[3] Toàn bài viết: https://thuvienhoasen.org/a32846/duy-thuc-tong-dai-thua-bach-phap-chuyen-de-i-ii
[4] Toàn bài viết: https://thuvienhoasen.org/a23047/ke-tung-dan-sinh-duc-thich-ca-mau-ni-the-ton
[5] Toàn bài viết: https://thuvienhoasen.org/a23058/gioi-thieu-lich-su-truyen-dich-chu-kinh-phap-hoa-saddharmapundar-kas-tra
[6] Tâm Đại Dương nêu ra ở cuối bài, đăng trên Đạo Phật Ngày Nay ngày 16/3/2020: http://www.daophatngaynay.com/vn/dien-dan/29510-mong-rang-nhung-ai-lien-doi-da-vo-tinh-hoac-co-y-lam-nen-hien-tuong-nhan-tai-phuoc-nguyen-hay-len-tieng.html
[7] Tôi suy luận TT. Tâm Hải được dạy đặc cách tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM vì chỉ có bằng cử nhân là dựa vào Lời tự sự của TT. Nhật Từ tại đây: https://www.facebook.com/266805340010104/posts/3113050622052214/?d=n
[8] Toàn bài: https://giacngo.vn/sukien/diendanxaydung/2020/03/14/36C2D3/
[9] Toàn sách: https://thuvienhoasen.org/p27a23977/tieu-luan-ve-phat-a-di-da
Từ khóa » Thư Viện Hoa Sen Thích Nhất Hạnh
-
Ebook Của TS Nhất Hạnh - Trang 1 - THƯ VIỆN HOA SEN
-
Bộ Sách Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh - Thư Viện Hoa Sen
-
Từng Bước Nở Hoa Sen
-
Ban Biên Tập Thư Viện Hoa Sen: 'Hoằng Dương Chánh Pháp Trước ...
-
Thư Viện Hoa Sen - : Bộ Mặt Thật Bị Phơi Bày Như Thế Nào
-
BOOK MP3 - Từng Bước Nở Hoa Sen - Tác Giả: HT Thích Nhất Hạnh
-
Viện Sách Thích Nhất Hạnh - Làng Mai
-
Nhận Định Về Giáo Lý Làng Mai (Trí Thông/Thư Viện HoaSen)
-
Thư Viện Hoa Sen - Home | Facebook
-
Thích Nhất Hạnh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hoa Sen Trong Biển Lửa: Cuốn Sách Tiếng Anh đầu Tiên Của Thiền Sư ...
-
Từng Bước Nở Hoa Sen - Thư Viện PDF
-
Từng Bước Nở Hoa Sen - Thư Viện Thích Nhất Hạnh
-
Thông Cáo Báo Chí Của Trang Nhà Thư Viện Hoa Sen