Vì Sao Bệnh Nhân Covid-19 Mất Khứu Giác? - Sở Y Tế TP.HCM
Có thể bạn quan tâm
Việc sớm phát hiện và phân loại triệu chứng bệnh Covid-19 giúp các bác sĩ đưa ra quyết định điều trị phù hợp
Các tế bào trong mũi - giúp cơ thể nhận biết mùi - chứa rất nhiều thụ thể này khiến nơi đây trở thành mục tiêu tấn công của vi rút.
Các nhà khoa học của Đại học Johns Hopkins (bang Maryland, Mỹ) đã kiểm tra các mẫu mô từ mũi hoặc khí quản của 23 bệnh nhân không liên quan đến Covid-19, chẳng hạn như đang điều trị khối u hoặc viêm mũi mãn tính. Sau đó, các mẫu được đưa đến phòng thí nghiệm và sử dụng thuốc nhuộm huỳnh quang để xác định vị trí của các thụ thể ACE2.
Các nhà nghiên cứu tìm thấy nồng độ cao nhất của thụ thể ACE2 trong các tế bào lót biểu mô khứu giác, khu vực giúp mũi phát hiện mùi. Ở vùng này, mức độ thụ thể ACE2 cao hơn từ 200 - 700 lần so với mức độ được tìm thấy ở các bộ phận khác của mũi và khí quản.
“Nếu mối liên kết giữa SARS-CoV-2 và những thụ thể này được xác nhận, điều đó có thể giúp giải thích tại sao bệnh nhân Covid-19 mất khứu giác”, GS-TS Andrew Lane, giáo sư tai mũi họng tại Đại học Johns Hopkins và cũng là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Mất khứu giác là triệu chứng phổ biến ở người bị cảm lạnh hoặc cúm do nghẹt mũi. Trong khi đó, bệnh nhân Covid-19 có thể mất khứu giác một phần hoặc toàn bộ, thậm chí không ngửi thấy mùi hôi, một hiện tượng được gọi là phantosmia. GS Andrew Lane cho biết hầu hết bệnh nhân Covid-19 của ông đều lấy lại khứu giác trong vòng vài tuần sau khi hồi phục.
Một nghiên cứu khác do PGS-TS Sandeep Robert Datta (công tác tại Trường Y, Đại học Harvard, bang Massachusetts, Mỹ) cũng cho kết quả tương tự. Công bố trên tạp chí Science Advances, ông Datta nhận định: “SARS-CoV-2 không lây nhiễm trực tiếp vào các tế bào thần kinh khứu giác mà ảnh hưởng đến chức năng của tế bào hỗ trợ. Nhờ đó, khi hết vi rút, các tế bào thần kinh khứu giác không cần phải tái tạo lại từ đầu để bệnh nhân nhận biết được mùi trở lại”.
Tiến sĩ David Gudis, bác sĩ tai mũi họng tại Trung tâm y tế Irving thuộc Đại học Columbia (bang New York, Mỹ), ca ngợi những phát hiện mới giúp tăng khả năng tìm ra phương pháp điều trị bằng cách hạn chế cách vi rút xâm nhập vào cơ thể. Chẳng hạn như phương pháp bao phủ niêm mạc mũi có thể ngăn chặn các thụ thể, từ đó ngăn SARS-CoV-2 tấn công tế bào và lây lan sang người khác.
Ngọc Minh KhuêNguồn tin : Báo THANH NIÊN OnlineTừ khóa » Không Ngửi Thấy Mùi Gọi Là Gì
-
Chứng Mất Khứu Giác, Vị Giác ở Bệnh Nhân COVID-19 - Bộ Y Tế
-
Các Nguyên Nhân Khiến Bạn Bị Mất Khứu Giác Và Cách Xử Lý
-
Rối Loạn Chức Năng Khứu Giác Trên Bệnh Nhân Covid-19
-
Mất Khứu Giác: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Anosmia - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Mất Khứu Giác: Nguyên Nhân, Triệu Trứng, Cách điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Chứng Mất Ngửi: Tự Dưng Không Ngửi Thấy Mùi Gì Nữa, Phải Làm Sao ...
-
MẤT KHỨU GIÁC VÀ COVID-19 - Bệnh Viện đa Khoa Bưu Điện
-
Vì Sao Bệnh Nhân COVID-19 Bị Mất Khứu Giác?
-
Mất Khứu Giác: Tự Dưng Không Ngửi Thấy Mùi, Phải Làm Sao đây?
-
COVID-19: Chứng Mất Khứu Giác, Vị Giác- Tự Khỏi Hay Cần điều Trị?
-
Rối Loạn Ngửi, Chớ Chủ Quan! - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Rối Loạn Khứu Giác Hậu COVID-19: Khi Nào Có Thể Hồi Phục
-
Mất Ngửi Hậu COVID-19, Có Thuốc Nào để Chữa?