Vì Sao Bệnh Nhân Ung Thư Dễ Bị Suy Giảm Miễn Dịch?
Có thể bạn quan tâm
Cho em hỏi vì sao bệnh nhân ung thư dễ bị suy giảm miễn dịch? Liệu bệnh nhân ung thư tiêm vaccine phòng Covid-19 có được bảo vệ an toàn không? Nếu tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld thì có tăng cơ hội được bảo vệ nhiều hơn không? (Ngọc Khuê, 32 tuổi, TP.HCM).
Trả lời:
Hệ miễn dịch giúp nhận biết và tiêu diệt các yếu tố lạ (phân tử, tế bào, virus, vi khuẩn, độc tố…) tiềm tàng nguy hiểm cho cơ thể. Các yếu tố được hệ miễn dịch nhận biết được coi là một kháng nguyên (Antigen = Ag). Có 2 loại phản ứng miễn dịch: Miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch mắc phải.
Bản thân bệnh lý ung thư và các tác dụng phụ trong quá trình điều trị bệnh ung thư, theo từng cách tương ứng, có thể làm rối loạn hay suy giảm hoàn toàn hai loại phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Tế bào ung thư có khả năng “khóa chốt” các tế bào miễn dịch, làm tế bào miễn dịch mất đi khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư; hoặc thuốc hóa trị có thể làm giảm bạch cầu, là loại tế bào máu tham gia vào quá trình miễn dịch bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây viêm nhiễm. Vì vậy, các bệnh nhân mắc bệnh ung thư, đặc biệt với các bệnh nhân trong giai đoạn đang điều trị, có khả năng bị suy giảm miễn dịch “kép” do rối loạn hay suy giảm 2 loại phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Giải thưởng Nobel Y học năm 2018 được trao cho hai nhà khoa học James Allison (Mỹ) và Tasuku Honjo (Nhật Bản) nhằm vinh danh thành tựu trong điều trị ung thư thông qua cơ chế tác động lên miễn dịch, là một bước đột phá ngoạn mục trong điều trị, mang lại hy vọng sống cho nhiều bệnh nhân ung thư.
Trong đại dịch Covid-19, bệnh nhân ung thư là một trong những nhóm bệnh nhân chịu đựng nhiều tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần. Các cơ quan trong cơ thể vốn dĩ đã bị ảnh hưởng do bệnh ung thư, do tác dụng phụ của điều trị, nay lại phải chịu thêm sự tấn công từ Covid-19. Bệnh nhân ung thư, vốn dĩ đã chịu áp lực nặng nề từ căn bệnh ác tính, nay lại càng thêm “hoảng loạn” trước những thông tin tiêu cực của dịch bệnh.
Tiêm vaccine là biện pháp tạo miễn dịch chủ động với hy vọng cơ thể tự tạo ra kháng thể để phòng ngừa và làm giảm nhẹ mức độ nặng nếu bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, do tình trạng suy giảm miễn dịch “kép” như đã nêu trên, bệnh nhân ung thư có thể không có khả năng tự tạo được kháng thể bảo vệ.
Vaccine Covid-19 được ví như chiếc “áo giáp” che chắn cho bệnh nhân ung thư, nhưng vẫn chưa thể bảo vệ đầy đủ, do vẫn còn có những “lỗ hổng” liên quan đến tình trạng suy giảm miễn dịch. Làm cách nào để có thể che chắn những “lỗ hổng” ấy?
Sự ra đời của các kháng thể đơn dòng phòng Covid-19 được xem như cứu cánh trong đại dịch cho các bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bao gồm các bệnh nhân ung thư. Theo nghiên cứu PROVENT của hãng AstraZeneca, kháng thể đơn dòng phòng Covid-19 Evusheld được kiểm nghiệm trên hơn 7.000 người, qua 3 thử nghiệm pha 3 có thể giúp tạo đủ lượng kháng thể cần thiết cho cơ thể với hiệu quả bảo vệ lên đến 83% (kể cả với chủng Omicron) và không có trường hợp bệnh nặng hay tử vong trong suốt 6 tháng theo dõi.
Hiểu một cách đơn giản, kháng thể đơn dòng Evusheld giúp bệnh nhân ung thư được khoác thêm một lớp “áo giáp kép” chắc chắn, hạn chế các “lỗ hổng” còn sót sau khi tiêm vaccine Covid-19. Khác với vaccine, chỉ vài giờ sau khi tiêm Evusheld, bệnh nhân có ngay kháng thể phòng Covid-19, an tâm tiếp tục quá trình điều trị bệnh ung thư.
Ngày 24/3/2022, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chính thức nhận bàn giao lô kháng thể đơn dòng Evusheld phòng Covid-19 đầu tiên từ Hệ thống tiêm chủng VNVC và AstraZeneca Việt Nam. Và từ ngày 26/3, BVĐK Tâm Anh Hà Nội và BVĐK Tâm Anh TP.Hồ Chí Minh đã chính thức triển khai tiêm kháng thể đơn dòng này cho các đối tượng suy giảm miễn dịch do bệnh lý, người bị dị ứng nặng không tiêm được vaccine Covid-19 hoặc đang sử dụng các thuốc, phác đồ điều trị miễn dịch, cơ thể không tạo được miễn dịch với vaccine phòng Covid-19, như: người cấy ghép tạng, bệnh nhân ung thư, bệnh nhân suy thận, HIV…
Bác sĩ Trần Vương Thảo Nghi
Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Để tìm hiểu thêm thông tin và đăng ký tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld phòng Covid-19, quý khách hàng có thể liên hệ Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh thông tin phía trên.
Cập nhật lần cuối: 14:43 12/09/2024 Chia sẻ:Từ khóa » Hệ Miễn Dịch Tấn Công Tế Bào Ung Thư
-
Hệ Thống Miễn Dịch Tác động Tới Tế Bào Ung Thư Như Thế Nào? | Vinmec
-
Vai Trò Của Hệ Miễn Dịch Trong Việc Kìm Hãm Sự Phát Triển Của Tế Bào ...
-
Miễn Dịch Ung Thư - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
KHAI THÁC HỆ THỐNG MIỄN DỊCH ĐỂ CHỐNG LẠI UNG THƯ ...
-
KHAI THÁC HỆ THỐNG MIỄN DỊCH ĐỂ CHỐNG LẠI UNG THƯ
-
Cuộc Chiến Chưa Hồi Kết Giữa Hệ Miễn Dịch Với Tế Bào Ung Thư
-
Liệu Pháp Miễn Dịch: "xâm Nhập" Hệ Thống Miễn Dịch để Chống Lại ...
-
Thuốc Kháng Thể đơn Dòng Trong điều Trị Ung Thư Hoạt động Ra Sao?
-
Liệu Pháp Miễn Dịch Trong điều Trị Ung Thư - Hello Bacsi
-
Bệnh Bạch Cầu (Ung Thư Máu) - Mount Elizabeth Hospitals
-
Liệu Pháp Miễn Dịch Ung Thư - Tuổi Trẻ Online
-
Phần 6 - Liệu Pháp Miễn Dịch điều Trị Ung Thư Phổi Không Tế Bào Nhỏ
-
LIỆU PHÁP MIỄN DỊCH TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI - Bộ Y Tế
-
Tiêu Diệt Tế Bào Ung Thư Bằng Cách Kích Hoạt Hệ Miễn Dịch Của Chính ...