Vì Sao Bị Nám Da Khi Mang Thai? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Chào chuyên gia, tôi đang mang bầu ở tháng thứ 5. Gần đây tôi thấy da mặt của mình sạm đi, ở gò má có những mảng nám màu nâu vàng vàng nhưng không gây ngứa, rát khó chịu. Mặc dù vậy các vết nám trông mất thẩm mỹ. Tôi muốn hỏi bị nám khi mang thai sinh xong có hết không và cách khắc phục nám da khi mang thai thế nào hiệu quả? Xin chuyên gia giải đáp.

4.9/5 - (122 bình chọn)

(Trần Thị Hiền, Gia Viễn, Ninh Bình)

Chào chị Hiền,

Trường hợp nám da khi mang thai là tình trạng tương đối phổ biến. Có từ 50-70% chị em bị nám da trong thai kỳ. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố làm tăng sinh quá mức các sắc tố melanin, dẫn đến các vết nám sạm trên da mặt. Không chỉ vậy, thời gian này chị còn thấy một số vị trí da dễ bị thâm như nách, bầu ngực, bộ phận sinh dục hay một đường dọc ở bụng dưới.

Tình trạng sạm nám khi mang thai không đáng lo ngại. Thông thường chúng sẽ mất đi sau sinh. Nếu chị vẫn băn khoăn và muốn phục hồi da mặt tốt nhất chị có thể tham khảo một số cách trị nám cho bà bầu theo dân gian. Cụ thể, chị có thể tham khảo bài viết dưới đây.

  1. 1. Vì sao bị nám da khi mang thai?
  2. 2. Nám da khi mang thai sau sinh có hết không?
  3. 3. Cách trị nám khi mang thai hiệu quả
    1. 3.1. Sử dụng kem chống nắng
    2. 3.2. Chống nắng an toàn khi ra ngoài
    3. 3.3. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không gây tác dụng phụ
    4. 3.4. Sử dụng vitamin C tại chỗ
    5. 3.5. Có thể sử dụng axit azelaic trị nám
    6. 3.6. Trị nám da khi mang thai bằng chế độ ăn uống
  4. 4. Lưu ý cho phụ nữ nám da khi mang thai

1. Vì sao bị nám da khi mang thai?

nám da khi mang thai

Nám da khi mang thai là tình trạng tương đối phổ biến.

Nám da khi mang thai là sự xuất hiện của các đốm hoặc mảng màu nâu hoặc hơi dám trên da. Màu sắc của các vết nám thay đổi tùy thuộc vào loại da và màu sắc của nám da có thể có nhiều loại trên khuôn mặt như có những mảng nám đậm và có những mảng nám mờ.

Các vết nám da có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong hơn 9 tháng thai kỳ nhưng phổ biến nhất trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 (3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ).

Nếu chị em bi nám da trước khi mang thai thì tình trạng này có thể tăng nặng hơn trong thời kỳ mang thai.

Nám da khi mang thai có thể do nồng độ nội tiết tố Estrogen và progesterone tác động lên các tế bào da khiến chúng tạo nhiều các sắc tố da hơn, bao gồm melanin – hắc sắc tố làm da sạm hơn.

Estrogen cũng làm tăng enzyme hình thành sắc tố tyrosinase cũng như tác động lên các thụ thể melanocortin trong da, làm cho các tế bào da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.

Do vậy, trong thời gian mang thai, chị em phụ nữ dễ bị nám da hơn. Thống kê chỉ ra, cứ 100 trường hợp thì có đến 70 trường hợp nám da khi mang thai.

2. Nám da khi mang thai sau sinh có hết không?

nám da mang thai sau sinh có hết không

Thông thường, tình trạng nám da khi mang thai có thể sẽ hết sau sinh.

Nám da có thể sẽ mờ dần và hết hẳn sau khi bạn sinh con, đặc biệt với những người mẹ chưa từng bị nám trước đó. Tuy nhiên, có một số trường hợp nếu bị nám từ trước đó, vết nám sau sinh có thể không tự mờ đi mà cần can thiệp để điều trị.

Nám da là tình trạng mạn tính và có nhiều cách để khắc phục lại da trong quá trình mang thai. Ngoài ra, nám da chỉ ảnh hưởng đến một lớp mỏng trên da và không ảnh hưởng đến thai kỳ. Vì vậy chị em không nên quá lo lắng về việc da bị nám khi mang thai.

3. Cách trị nám khi mang thai hiệu quả

Mang thai là thời điểm cơ thể chị em phụ nữ có nhiều thay đổi. Đây cũng là thời điểm cần cân nhắc sử dụng bất kỳ sản phẩm nào bởi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do vậy chị em cần lựa chọn những phương pháp trị nám sạm an toàn cho cả mẹ và bé,

Có nhiều cách trị nám hay tàn nhang cho bà bầu chị em có thể tham khảo như:

3.1. Sử dụng kem chống nắng

Kem chống nắng có tác dụng hữu hiệu trong việc giảm bớt các tác động của ánh nắng mặt trời lên da. Trong ánh nắng mặt trời có chứa tia cực tím (UV) có thể gây ra nám và gia tăng sự thay đổi sắc tố. Sử dụng kem chống nắng phổ rộng (có thể chống lại tia UVA và UVB) với loại SPF 30 hoặc cao hơn.

Nên thoa kem chống nắng ngay cả khi trời không có nắng và thoa lại thường xuyên trong ngày nếu đang ở ngoài trời. Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, da của bạn có thể tiếp xúc với một lượng đáng kể tia UV bất kể khi nào như đi bộ, ngồi trong xe hơi hoặc thậm chí ngồi gần cửa sổ.

Bà bầu có thể sử dụng một số loại kem chống nắng an toàn cho da như:

  • Drunk Elephant Umbra Sheer Physical Defense
  • Earth Mama Baby Face Mineral Sunscreen Face Stick
  • Neutrogena Sheer ZinC Dry Touch SPF 50
  • Supergoop! Unseen Sunscreen Broad Spectrum SPF 40
  • Neutrogena Pure & Free Baby Mineral Sunscreen

3.2. Chống nắng an toàn khi ra ngoài

Khi ra ngoài, chị em đang mang thai cần bảo vệ cơ thể khỏi tác động của nắng nóng. Chỉ nên tắm nắng trong khoảng thời gian trước 8h sáng. Sau 8h sáng nên hạn chế ra ngoài trời hoặc nếu ra ngoài trời nên có biện pháp chống nắng bằng cách:

  • Đội mũ rộng vành
  • Mặc quần áo dài, nên lựa chọn vải chất liệu sáng màu và dày, chống được tia UV
  • Đeo khẩu trang. Nên lựa chọn các loại khẩu trang dày hoặc các loại vải chống được tia UV
  • Nếu đi ngoài trời lâu nên đi găng tay chống nắng hoặc giày kín, tránh ánh nắng tiếp xúc với da

3.3. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không gây tác dụng phụ

Một số sản phẩm như sữa rửa mặt, kem chống nắng, kem dưỡng da có thể gây kích ứng da, khiến tình trạng nám da sạm da trở nên trầm trọng hơn. Trong thời gian mang bầu, một số hóa chất trong mỹ phẩm có thể được cơ thể hấp thụ và ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy chị em nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm khi mang thai, nếu sử dụng nên lựa chọn các sản phẩm an toàn, có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Không nên sử dụng một số phương pháp dưới đây nếu không có chỉ định của bác sĩ:

  • Các liệu pháp spa giảm nám khi mang thai
  • Điều trị bằng retinoid hoặc các hóa chất lột da
  • Nên tránh lột da, tẩy trắng trong thời kỳ mang thai
  • Không nên dùng laser trị nám vì có thể gây khó chịu trong thai kỳ

3.4. Sử dụng vitamin C tại chỗ

Vitamin C còn được gọi là axit ascorbic, có thể làm giảm sắc tố melanin trên da. Vitamin C tương tác với các ion đồng (Cu) tại vị trí hoạt động của tyrosinase và ức chế hoạt động của enzyme tyrosinase, từ đó làm giảm sự hình thành melanin.

Vitamin C đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm sắc tố nhờ cơ chế tác động trực tiếp của nó lên quá trình hình thành hắc sắc tố. Vì vậy, trong quá trình mang thai, để trị nám chị em có thể bổ sung vitamin C dạng viên uống, thoa trên da hoặc các sản phẩm giàu vitamin C.

Bạn có thể tham khảo các thực phẩm giàu vitamin C như:

  • Ổi
  • Cam, quýt
  • Súp lơ xanh
  • Kiwi
  • Cà chua
  • Ớt chuông vàng và đỏ
  • Họ berry như dâu tây, việt quất, mạn việt quất, nam việt quất…

3.5. Có thể sử dụng axit azelaic trị nám

Mặc dù hầu hết các thành phần có tác dụng làm sáng da đều bị cấm trong thời kỳ mang thai nhưng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn về việc có thể sử dụng axit azelaic trị nám hay không.

Axit azelaic thường dùng để điều trị chứng tăng sắc tố da cũng như bệnh trứng cá đỏ, mụn trứng cá trong thời gian mang thai. Chúng được bào chế ở nhiều dạng như thuốc kê đơn, gel, kem…

Đây là một trong những thành phần làm sáng da duy nhất được coi là an toàn để sử dụng trong thời kỳ mang thai và không liên quan đến những dị tật bẩm sinh.

3.6. Trị nám da khi mang thai bằng chế độ ăn uống

trị nám da khi mang thai bằng chế độ ăn uống

Bà bầu có thể sử dụng các loại thực phẩm tốt cho da.

Để trị nám tàn nhang cho bà bầu, chị em có thể tham khảo việc bổ sung các thực phẩm có thể cải thiện vết nám từ sâu bên trong hoặc các loại đồ uống trị nám từ sâu bên trong.

Một số thực phẩm giúp giảm nám tàn nhang hay sạm da chị em có thể tham khảo như:

  • Bổ sung rau xanh và hoa quả nhiều màu sắc vì chứa nhiều chất chống oxy hóa và các vitamin, khoáng chất tốt cho da như:
    • Nho, táo, ổi, cam, kiwi, bơ, lê, dâu tây, việt quất…
    • Rau cải, súp lơ trắng, bông cải xanh, rau ngót, rau má, diếp cá…
    • Hạt điều, hạt hạnh nhân, óc chó, hạt hướng dương, hạt lanh…
    • Các loại đậu: đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ…
  • Bổ sung thịt nạc, cá giàu omega3, trứng, các loại thảo mộc
  • Uống các loại trà có tác dụng chống oxy hóa tốt như trà xanh, nước ép rau củ và trái cây
  • Tránh thực phẩm như đồ ăn đóng hộp, đồ đã qua chiên xào, đồ nhiều dầu mỡ, đường muối
  • Hạn chế rượu bia, thuốc lá, cà phê, chất kích thích
  • Giảm lượng tinh bột (carbohydrate) trong chế độ ăn

>>> Tham khảo: Nám da tàn nhang ăn gì kiêng gì? Chị em cần biết

4. Lưu ý cho phụ nữ nám da khi mang thai

Lưu ý khi nám da khi mang thai

Bà bầu cần lưu ý.

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, phụ nữ mang thai bị nám da là điều bình thường, chị em không nên quá lo lắng bởi chúng hoàn toàn có thể biến mất sau sinh. Thay vào đó, chị em nên bổ sung đủ dinh dưỡng để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, chị em nên:

  • Giữ tinh thần thư thái, tránh căng thẳng áp lực vì có thể khiến tình trạng nám sạm da trở nên tồi tệ hơn
  • Nên bổ sung đầy đủ thực phẩm cần thiết cho sức khỏe của mẹ và thai nhi
  • Tăng cường các thực phẩm tốt cho da
  • Nên sử dụng các phương pháp từ nhiên nhiên để trị nám
  • Nếu trường hợp nám da khi mang thai không hết sau khi sinh, chị em có thể thăm khám để biết cách điều trị phù hợp
  • Không tự ý sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc có thể khiến tình trạng nám nặng hơn
  • Tránh tiếp xúc với các loại chất tẩy rửa mạnh khi dùng với da mặt

Trên đây là một số thông tin về nám da khi mang thai mà chị Hiền có thể tham khảo. Chúc chị nhiều sức khỏe và có thai kỳ khỏe mạnh. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn giải đáp.

XEM THÊM: 

  • Nám da sau sinh – Tình trạng phổ biến chị em hay gặp
  • Cách điều trị nám da tại nhà an toàn hiệu quả
  • Collagen cá tuyết – Giúp da căng sáng hơn

Từ khóa » Có Bầu Da Mặt Sạm