VÌ SAO BÒ CHẬM SINH SẢN ? - RUVET VIETNAM

CHẬM SINH Ở BÒ

Trong thực tế một số bò tơ trên 18 tháng tuổi và trọng lượng trên 280kg, hay bò sau sinh 3 tháng  nhưng không có biểu hiện lên giống hoặc phối 3 lần không đậu người ta gọi trường hợp này là chậm sinh.

  1. NGUYÊN NHÂN

  • Bị viêm nhiễm hoặc bị bệnh ở cơ quan sinh dục.

  • Do quản lý và nuôi dưỡng kém. Thức ăn thiếu vitamin A, thiếu khoáng ( kẽm, đồng, phospho,..) cho ăn quá thừa hoặc quá thiếu một cách bất bất thường. Cũng có thể bò lên giống thầm lặng và không phát hiện được.

  • Bò bị rối loạn nội tiết (hormone), ví dụ như hàm lượng Oestrogen thấp nên bò không thể hiện ra ngoài biểu hiện động dục.

  • Do khuyết tật bẩm sinh, sau sinh.

 

  1. KHẮC PHỤC, ĐIỀU TRỊ

Cần xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp can thiệp đúng nhất.

Đối với bò cái tơ nguyên nhân có thể là do tử cung, buồng trứng kém phát triển; không có tử cung hoặc buồng trứng có khối u; do chế độ dinh dưỡng quá kém dẫn đến rối loạn nội tiết. Nếu do bị dị hình khiếm khuyết thì không có cách nào điều trị, cần loại thải bò cái này. Nếu trường hợp viêm nhiễm thì điều trị bằng kháng sinh. Do dinh dưỡng kém thì cải thiện khẩu phần ăn, chế độ chăm sóc hoặc sử dụng hormon để tác động lên bò.

Đối với bò lứa nguyên nhân do chăm sóc nuôi dưỡng kém, mất cân đối dẫn đến bò gầy yếu, bò ít vận động, có các bệnh như tồn thể vàng, u nang buồng trứng hoặc viêm tử cung. Cũng có thể bò có sản lượng sữa lớn hoặc cho bê con bú cũng ảnh hưởng làm chậm lên giống.

  • Chuẩn bị, chăm sóc và có khẩu phần ăn phù hợp nhất cho bò sau cai sữa, trước đẻ và sau đẻ

  • Sau đẻ nên cho bò ăn uống những loại thức ăn, thuốc hỗ trợ để nhanh đẩy nhau thai và dịch sản như rau ngót, sản phẩm EXAPAR...

 

  • Trường hợp bò đẻ khó, sót nhau, viêm nhiễm cần can thiệp và điều trị tích cực, kịp thời như tiêm kháng sinh kháng viêm toàn thân, thục rửa tử cung,..để sớm phục hồi chức năng sinh sản.

  • Khi bị u nang dùng Gonadotropin (GnRH) liều cao (trong các sản phẩm như Uvoreline, gona-estrol, Fertagyl, gonadon,… tồn thể vàng thì dùng Prostaglandin (PGF2α) (trong các sản phẩm dinorin, hanprost, ovurost, lutalyse,estrogest,..)

  

 

 Ngoài ra chúng ta còn có một liệu trình cho bò không lên giống, hoặc phối khó đậu như sau:

  • Ngày 0: đặt vòng cid (hình vòng cid) tiêm GnRH

  • Ngày 7: rút vòng tiêm PGF2α

  • Ngày 9: tiêm GnRH và gieo tinh sau đó 8-24 giờ

Chia sẻ: Tin liên quan
  • DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁC BIỂU HIỆN ĐỘNG DỤC TRÊN BÒ CÁI (19.07.2021)
  • CÁCH THỤ TINH NHÂN TẠO CHO BÒ CÁI VÀ BÒ CÁI TƠ (05.07.2021)
  • Biểu hiện lên giống và thời điểm phối giống bò đạt kết quả cao (12.11.2018)

Từ khóa » Bò Lên Giống Yếu