Vì Sao Ca Mắc Covid-19 ở TP Đà Nẵng Tăng Cao?
Có thể bạn quan tâm
Phóng viên Báo Người Lao Động đã phỏng vấn bác sĩ Nguyễn Tiên Hồng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng, về việc này.
- Phóng viên: Bác sĩ có thể đánh giá nguyên nhân số ca mắc Covid-19 trên địa bàn Đà Nẵng gần đây tăng nhanh, luôn ở mức từ 700 đến hơn 900 ca mỗi ngày?
+ Bác sĩ Nguyễn Tiên Hồng: Việc thực hiện "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế là cơ bản phù hợp, sát tình hình thực tiễn, bảo đảm nhiệm vụ kép vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế xã hội, các hoạt động xã hội trở lại bình thường.
Ngành y tế TP Đà Nẵng đã chủ động triển khai NQ 128 và QĐ 4800: chuẩn bị phòng chống dịch theo tình hình mới: Với việc hoàn thành tỉ lệ tiêm chủng mũi 2 đạt trên 95% dân số; có thuốc điều trị virus, ứng dụng công nghệ thông tin và kinh nghiệm trong công tác điều trị cũng như thực tế các thử nghiệm cách ly y tế và điều trị tại nhà; TP Đà Nẵng có khả năng xử lý tình huống khi ghi nhận số ca mắc lên đến 40.000 – 100.000 ca mắc trên địa bàn. Việc các ca bệnh được ghi nhận ngày một tăng là nằm trong chiến lược chuyển hướng của Bộ Y tế cũng như TP Đà Nẵng, là tập trung cho công tác phân tuyến điều trị và điều trị tại nhà.
Có thể rút ra một số nguyên nhân khiến dịch gia tăng trong thời gian gần đây: Một là, người dân chưa thực hiện triệt để quy định về phòng, chống dịch 5K, đặc biệt là khi các hoạt động xã hội trở lại bình thường, người dân giao lưu đi lại tập trung đông người và không đeo khẩu trang nơi công cộng.
Hai là, ý thức tự bảo vệ sức khỏe, phát hiện sớm mắc bệnh Covid-19 của một bộ phận người dân còn hạn chế; nhiều trường hợp di chuyển giữa các khu vực có nguy cơ khác nhau (vùng xanh, vàng, cam, đỏ), nơi có nhiều ca bệnh nhưng không tự giác khai báo y tế, xét nghiệm; khi có triệu chứng không kịp thời thông báo/đến cơ sở y tế để được xét nghiệm phát hiện thì đã làm lây lan trong cộng đồng. Ba là, chấp nhận không có "Zero Covid" nên vẫn tồn tại mầm bệnh lưu hành trong cộng đồng.
Bốn là, điều chỉnh ghi nhận kỹ thuật test nhanh người mắc Covid-19, làm tăng số lượng công bố người nhiễm và có khả năng bỏ sót nhiều trường hợp F1 trong cộng đồng, đến khi có triệu chứng đến cơ sở y tế để xét nghiệm thì phát hiện dương tính, lúc đó đã lây lan rộng tại cộng đồng.
- Trước tình trạng ca mắc tăng, ngành y tế có giải pháp gì trong thời gian tới, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, thưa bác sĩ?
+ Dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần là sự kiện lớn theo truyền thống quốc gia dân tộc Việt Nam nên các hoạt động đi lại kinh tế xã hội tăng cả về cường độ lẫn số lượng nên ngành y tế đã chủ động các hoạt động đảm bảo y tế trong dịp Lễ tết và các lễ hội, đặc biệt trong công tác phòng chống dịch Covid-19
Sở Y tế đã tham mưu UBND TP Đà Nẵng ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường phòng, chống dịch Covid-19; giảm quy mô hoặc dừng, không tổ chức các các sự kiện lễ, hội tập trung đông người không cần thiết, tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Chỉ đạo các đơn vị y tế tập trung nâng cao năng lực phát hiện và điều trị người nhiễm Covid-19; phân tuyến 3 tầng điều trị tăng cường trung tâm cấp cứu vùng với 100 giường cấp cứu, huy động y tế tư nhân, tăng số trạm y tế lưu động, nhân lực, hệ thống cách ly, chăm sóc, điều trị người nhiễm Covid-19 tại nhà/nơi lưu trú; đảm bảo người nhiễm Covid-19 được tiếp cận với nhân viên y tế, được tư vấn, hướng dẫn F0 các biện pháp theo dõi sức khỏe, chăm sóc bản thân và người ở cùng, phối hợp hỗ trợ kịp thời các trường hợp có dấu hiệu cần chuyển tuyến, cấp cứu.
Thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng, chống lây nhiễm, đảm bảo các tiêu chí bệnh viện an toàn, phòng khám an toàn, các quy định, quy trình về tiếp đón, sàng lọc, phân luồng, cách ly, xét nghiệm tại cơ sở y tế.
Tăng cường giám sát các trường hợp nhập cảnh, giám sát cộng đồng, thực hiện việc cách ly, giám sát y tế, giám sát biến thể của vi rút SARS-CoV-2. Tổ chức xử lý ổ dịch, áp dụng các biện pháp cách ly, phong tỏa phù hợp, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Tăng cường quản lý người có nguy cơ cao; chăm sóc và điều trị người mắc Covid-19 thuộc ngóm nguy cơ; bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ khi người sống chung, người cùng gia đình bị mắc Covid-19; hỗ trợ chăm sóc thể chất và tâm lý xã hội.
Tăng cường công tác truyền thông nâng cao cảnh giác của người dân trước biến thể Omicron, không tụ tập đông người, thực hiện nghiêm 5K, tham gia tiêm vắc-xin đầy đủ. Tiếp tục tổ chức tốt công tác tiêm chủng: tiêm mũi bổ sung và tiêm mũi 3.
- Nhiều chợ trên địa bàn cũng phát sinh số ca nhiễm lớn, ngành y tế có biện pháp gì để ngăn chặn việc lây lan tại các chợ, đảm bảo cho việc kinh doanh của các hộ kinh doanh trong dịp Tết và nhu cầu mua sắm của người dân, thưa bác sĩ?
+ Các khu vực tập trung đông người nhà ga, bến xe, khu công nghiệp … trên địa bàn thành phố, là những nơi có nguy cơ lây truyền dịch bệnh; Đặc biệt là chợ trong dịp Tết việc mua bán trao đổi hàng hóa tăng cả tần suất và cường độ nhất là giao dịch qua tiền mặt …; Sở Y tế đã có những phối hợp, hướng dẫn, đề nghị các sở, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, yêu cầu người quản lý, người sử dụng lao động, người lao động tại các chợ, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống và xử lý, dập dịch Covid-19 theo hướng dẫn của ngành y tế; thường xuyên đánh giá theo bộ tiêu chí an toàn, phòng, chống dịch; luôn đề cao cảnh giác, tuyệt đối không chủ quan, lơ là; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Để ngăn chặn việc lây lan tại các chợ trong điều kiện và bối cảnh hiện nay, các đơn vị có liên quan cần phối hợp thực hiện tốt các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 sau:
Tuyên truyền cho Ban quản lý, tiểu thương, người đi chợ về trách nhiệm phòng chống dịch, thực hiện 5K: luôn đeo khẩu trang, khử khuẩn, giữ khoảng cách an toàn, không tập trung đông người, khai báo y tế; nếu có triệu chứng nghi ngờ thì đi khám bệnh và không đến chợ.
Quét Mã QR quản lý người vào chợ, yêu cầu tiêm chủng đủ 2 mũi. Sắp xếp chợ ngăn nắp phân loge khu vực, thường xuyên khử khuẩn, vệ sinh môi trường. Tăng cường lực lượng thường xuyên kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, có kết quả dương tính phải thông báo ngay cho chính quyền, ban quản lý chợ, các khu vực tập trung đông người để triển khai kịp thời các biện pháp dập dịch, sớm ổn định tình hình sản xuất kinh doanh.
Thống kê ca mắc Covid-19 tại TP Đà Nẵng từ ngày 1-1 đến ngày 19-1.
Từ khóa » Chủng Covid Mới ở đà Nẵng
-
Thông Tin Phòng, Chống Virus NCov - UBND Thành Phố Đà Nẵng
-
Thông Tin Phòng, Chống Virus NCoV - UBND Thành Phố Đà Nẵng
-
Các Ca Bệnh Covid-19 ở Đà Nẵng Là Chủng Virus Mới, Chưa Tìm ...
-
TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-
Tình Hình Dịch Bệnh
-
Thủ Tướng: Không để Dịch Bệnh Bùng Phát, Lan Rộng ở Đà Nẵng Và ...
-
Tỉ Lệ Tiêm Vaccine Phòng COVID-19 Cho Trẻ ở Đà Nẵng Còn Thấp
-
Biến Thể Phụ BA.5 Lây Lan Nhanh Thế Nào? Hiệu Quả Bảo Vệ Sau Tiêm ...
-
NCoV LÂY NHIỄM BỆNH NHÂN ĐÀ NẴNG THUỘC CHỦNG MỚI
-
Tin Covid Trưa 12-1: Đà Nẵng Thêm 3 Ca Nhiễm Omicron
-
Đà Nẵng Ghi Nhận 3 Trường Hợp Mắc COVID-19 Biến Thể Omicron
-
Y Tế - Sức Khỏe - Báo Đà Nẵng
-
Đà Nẵng Thiết Lập điểm Tiêm Chủng Mới Cho Người Dân Chưa Tiêm ...
-
32 Bệnh Nhân COVID-19 ở Đà Nẵng Nhiễm Biến Chủng Virus Nào?