Vì Sao Cần Xử Lý Hợp Chất Khí Thải VOC?

8594 Lượt xem - Update nội dung: 19-03-2020 14:14

Đã kiểm duyệt nội dung

VOC là cụm từ viết tắt của Volatile organic compounds, được biết đến như một loại khí thải rất độc và có trong khí thải của hơn 50% tổng số ngành công nghiệp đang phổ biến nhất hiện nay. Tác hại của VOC, vì sao cần xử lý khí thải VOCs?

Khái niệm VOC và tác hại?

VOC là thuật ngữ dùng để gọi những nhóm hợp chất có đặc trưng là dễ bay hơi và thành phần chính của chúng là Cacbon. Tồn tại trong nhiều dạng hớp chất ở nhiều trạng thái khác nhau: khí, lỏng, rắn lơ lửng,…với nhiều tính chất hóa học khác nhau thế nhưng nhìn chung các hợp chất của VOCs thường dễ bay hơi dưới áp suất của khí quyển.

Xử lý khí thải chứa các hợp chất VOCs vì sao là nhiệm vụ bắt buộc đối với các doanh nghiệp?

tác hại của VOC và VOCs

VOC và các hợp chất trong khí thải gây ô nhiễm môi trường rất nặng nề và ảnh hưởng xấu đến tất cả các hệ cơ quan của con người:

  • Hệ thần kinh ngoại vi: Đau nhức, mỏi và run rẩy chân tay
  • Hệ thần kinh trung ương: Giảm khả năng nhận thức, giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến quá trình phối hợp giữa các bộ phận trên cơ thể.
  • Sinh lý: giảm lượng tinh hoàn, gây hiếm muộn, di tật cho bào thai khi VÓC trực tiếp làm giảm hóc môn Testosteron – nội tiết tố Lutenizing (Hóc môn sinh lý ở nam giới), ngoài ra chúng cũng làm suy giảm chức năng của gan thận, gián tiếp tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch.
  • Tâm lý: Dễ gây các hiện tượng như cáu giận, mệt mỏi và trầm cảm.
  • Đối với người có hàm lượng VÓC cao sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về sưng phổi mãn tính và hen suyễn, đặc biệt là ở trẻ em.

VOCs rất đa dạng trong công nghiệp và rất khó xử lý

Các hợp chất VOCs tồn tại ở nhiều dạng và nhiều trạng thái khác nhau cho nên rất đa dạng và chúng gần như có mặt ở hầu hết các ngành công nghiệp. Các hợp chất VOCs thường gặp:

  • Skatole: màu trắng và nồng đồ gây độc nhẹ thường được sử dụng để tạo hương thơm và liên quan đến mật thiệt với mùi tại các nhà máy xử lý nước thải.
  • Benzen: mùi thơm đặc biệt, được sử dụng làm dung môi trong ngành hóa chất. Tuy nhiên với độc tính cao và có khả năng gây ung thư nên Benzen đang dần được thay thế trong công nghiệp.
  • Limonene: Có nhiều trong dầu của các loại trái cây, được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp khí sinh học và chế biến thực phẩm.

tác hại của VOC và VOCs

  • Acetone: Cũng giống như Benzen, Acetone được dùng làm dung môi ngành hóa chất, dệt may, sơn, dược phẩm,…tuy nhiên chúng có độc tính ở mức thấp.
  • Xylen: đây là hợp chất trung gian không thể thiếu trong các ngành công nghiệp hóa học đặc biệt là liên quan đến sản xuất nhựa. Xylen có độc tính cực cao khi ở nhiệt độ cao
  • Acetaldehyde (CH₃CHO): là hợp chất nhóm Aldehyd nên chúng có độc tính cao, gây ung thư và kích ứng. Chúng thường được sử dụng ở các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.

Có thể nói, các hợp chất dễ bay hơi của khí thải VOCs có hầu hết trong các nhiên liệu dùng để thiêu đốt: gỗ, xăng, than, dầu, củi,… vì thế các hợp chất này hoàn toàn có thể tìm thấy trong đời sống hàng ngày ở một số sản phẩm như: Dung môi, sơn – chất pha loãng, thuốc lá, bột giặt, chất tẩy rửa – khử trùng, thuốc sâu, keo, chất kết dính, vật liệu xây dựng, máy in,…gần như trong mọi nguồn phát sinh khí thải.

Nếu VOCs kết hợp với các chất ô nhiễm khác, môi trường và sức khỏe con người sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Chắc chắn hậu quả là một thảm họa cho tương lai. Chính vì thế để xử lý khí thải VOC, các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong ngành: dệt may, nhuộm, sơn, in ấn, vật liệu xây dựng, tái chế, sản xuất,…cần ý thức được trách nhiệm của mình để có những phương pháp xử lý môi trường hiệu quả nhất để bảo vệ chính cuộc sống của mình.

Xem thêm bài viết về xử lý khí thải VOC trong sản xuất công nghiệp!

Từ khóa » Khí Thải Voc Là Gì