Vì Sao Chị Dậu được Coi Là điển Hình Về Người Nông Dân Việt Nam ...

HOC24

Lớp học Học bài Hỏi bài Giải bài tập Đề thi ĐGNL Tin tức Cuộc thi vui Khen thưởng
  • Tìm kiếm câu trả lời Tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi của bạn
Đóng Đăng nhập Đăng ký

Lớp học

  • Lớp 12
  • Lớp 11
  • Lớp 10
  • Lớp 9
  • Lớp 8
  • Lớp 7
  • Lớp 6
  • Lớp 5
  • Lớp 4
  • Lớp 3
  • Lớp 2
  • Lớp 1

Môn học

  • Toán
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Ngữ văn
  • Tiếng anh
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Tin học
  • Công nghệ
  • Giáo dục công dân
  • Tiếng anh thí điểm
  • Đạo đức
  • Tự nhiên và xã hội
  • Khoa học
  • Lịch sử và Địa lý
  • Tiếng việt
  • Khoa học tự nhiên
  • Hoạt động trải nghiệm
  • Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
  • Giáo dục kinh tế và pháp luật

Chủ đề / Chương

Bài học

HOC24

Khách Khách vãng lai Đăng nhập Đăng ký Khám phá Hỏi đáp Đề thi Tin tức Cuộc thi vui Khen thưởng
  • Tất cả
  • Toán
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Ngữ văn
  • Tiếng anh
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Tin học
  • Công nghệ
  • Giáo dục công dân
  • Tiếng anh thí điểm
  • Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
  • Giáo dục kinh tế và pháp luật
Hãy tham gia nhóm Học sinh Hoc24OLM Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài Chọn lớp: Tất cả Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Chọn môn: Tất cả Toán Vật lý Hóa học Sinh học Ngữ văn Tiếng anh Lịch sử Địa lý Tin học Công nghệ Giáo dục công dân Tiếng anh thí điểm Đạo đức Tự nhiên và xã hội Khoa học Lịch sử và Địa lý Tiếng việt Khoa học tự nhiên Hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Giáo dục kinh tế và pháp luật Âm nhạc Mỹ thuật Gửi câu hỏi ẩn danh Tạo câu hỏi Hủy

Câu hỏi

Hủy Xác nhận phù hợp Chọn lớp Tất cả Lớp 12 Lớp 11 Lớp 10 Lớp 9 Lớp 8 Lớp 7 Lớp 6 Lớp 5 Lớp 4 Lớp 3 Lớp 2 Lớp 1 Môn học Toán Vật lý Hóa học Sinh học Ngữ văn Tiếng anh Lịch sử Địa lý Tin học Công nghệ Giáo dục công dân Tiếng anh thí điểm Đạo đức Tự nhiên và xã hội Khoa học Lịch sử và Địa lý Tiếng việt Khoa học tự nhiên Hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Giáo dục kinh tế và pháp luật Mới nhất Mới nhất Chưa trả lời Câu hỏi hay Đinh Hoàng Yến Nhi Đinh Hoàng Yến Nhi 24 tháng 3 2019 lúc 12:05 Vì sao chị Dậu được coi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8? A. Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay. B. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. C. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều cực khổ nhưng vẫn giữ được phẩm chất vô cùng cao đẹp. D. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục.Đọc tiếp

Vì sao chị Dậu được coi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8?

A. Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay.

B. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.

C. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều cực khổ nhưng vẫn giữ được phẩm chất vô cùng cao đẹp.

D. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục.

Lớp 8 Ngữ văn Những câu hỏi liên quan Phạm Võ Quốc Hưng 8.2
  • Phạm Võ Quốc Hưng 8.2
1 tháng 12 2021 lúc 14:17 Câu 11: Theo em, chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám bởi vì:A.Chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay.B.Chị Dậu l người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.C.Chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều khổ cực nhưng vẫn giữ được bản chất vô cùng tốt đẹp.D.Chị Dậu l người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước áp bức của bọn thực dân phong kiến. Câu 12: Điều không đúng về gia cảnh của cô bé bán diêm:A. Gia đình sa sút, gia sả...Đọc tiếp

Câu 11: Theo em, chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám bởi vì:

A.Chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay.

B.Chị Dậu l người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.

C.Chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều khổ cực nhưng vẫn giữ được bản chất vô cùng tốt đẹp.

D.Chị Dậu l người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước áp bức của bọn thực dân phong kiến.

 

Câu 12: Điều không đúng về gia cảnh của cô bé bán diêm:

A. Gia đình sa sút, gia sản tiêu tan, phải rời khỏi chỗ ở đẹp đẽ, ấm cúng ngày trước.

B. Người cha yêu thương cô bé hết lòng.

C. Cô bé mồ côi mẹ, bà mất và chỉ ở với người cha.

D. Cô phải đi bán diêm kiếm sống.

Xem chi tiết Lớp 8 Ngữ văn 8 0 Khách Gửi Hủy minh nguyet minh nguyet 1 tháng 12 2021 lúc 14:17

Câu 11: Theo em, chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám bởi vì:

A.Chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay.

B.Chị Dậu l người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.

C.Chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều khổ cực nhưng vẫn giữ được bản chất vô cùng tốt đẹp.

D.Chị Dậu l người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước áp bức của bọn thực dân phong kiến.

 

Câu 12: Điều không đúng về gia cảnh của cô bé bán diêm:

A. Gia đình sa sút, gia sản tiêu tan, phải rời khỏi chỗ ở đẹp đẽ, ấm cúng ngày trước.

B. Người cha yêu thương cô bé hết lòng.

C. Cô bé mồ côi mẹ, bà mất và chỉ ở với người cha.

D. Cô phải đi bán diêm kiếm sống.

Đúng 3 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Rin•Jinツ Rin•Jinツ 1 tháng 12 2021 lúc 14:17

Câu 11:C

Câu 12:B

Đúng 0 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy ๖ۣۜHả๖ۣۜI ๖ۣۜHả๖ۣۜI 1 tháng 12 2021 lúc 14:18

C

B

Đúng 0 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Xem thêm câu trả lời Nguyễn Khánh Linh
  • Nguyễn Khánh Linh
6 tháng 9 2016 lúc 19:26

Theo em vì sao chị Dậu được coi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8?

Xem chi tiết Lớp 8 Ngữ văn Hướng dẫn soạn bài Tức nước vỡ bờ - trích 1 0 Khách Gửi Hủy Nguyễn Phương Du Nguyễn Phương Du 9 tháng 9 2016 lúc 19:28

theo mik nghĩ vì chị Dậu cũng cực khổ,nghèo khó lại phải đóng sưu thuế nặng cũng giống như tình cảnh của người nông dân VN trước cách mạng tháng 8 nên được coi là điển hình của họ hihi

Đúng 0 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Đinh Hoàng Yến Nhi
  • Đinh Hoàng Yến Nhi
1 tháng 4 2017 lúc 10:31 Theo em, vì sao chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám? A. Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay B. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. C. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều khổ cực nhưng vẫn giữ được bản chất vô cùng tốt đẹp. D. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước áp bức của bọn thực dân phong kiến.Đọc tiếp

Theo em, vì sao chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám?

A. Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay

B. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.

C. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều khổ cực nhưng vẫn giữ được bản chất vô cùng tốt đẹp.

D. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước áp bức của bọn thực dân phong kiến.

Xem chi tiết Lớp 8 Ngữ văn 1 0 Khách Gửi Hủy Nguyễn Tuấn Dĩnh Nguyễn Tuấn Dĩnh 1 tháng 4 2017 lúc 10:32

Chọn đáp án: C

Đúng 0 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy kieu tran
  • kieu tran
14 tháng 9 2021 lúc 23:02 Tiểu thuyết tắt đèn của Ngô Tất Tố có nhiều nhân vật, nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm có giá trị hiện thực. Bới chị Dậu là hình ảnh chân thực, đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám năm 1945.Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, hãy làm sáng tỏ nhận định trên        gúp với càn gấp lắm , viết thành bài văn hộ nhé ! khoảng 2 mặt giấy thôi cảm ơn nhiềuĐọc tiếp

Tiểu thuyết tắt đèn của Ngô Tất Tố có nhiều nhân vật, nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm có giá trị hiện thực. Bới chị Dậu là hình ảnh chân thực, đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám năm 1945.Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm " Tắt đèn " của Ngô Tất Tố, hãy làm sáng tỏ nhận định trên

        gúp với càn gấp lắm , viết thành bài văn hộ nhé ! khoảng 2 mặt giấy thôi cảm ơn nhiều

Xem chi tiết Lớp 8 Ngữ văn 1 0 Khách Gửi Hủy nthv_. nthv_. 15 tháng 9 2021 lúc 7:00

Tham khảo:

Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945. Các tác phẩm của ông chủ yếu xoay quanh chủ đề số phận của người nông dân trước Cách mạng. Trong số đó phải kể đến tác phẩm "Tắt đèn" với những kiếp người khốn cùng, tăm tối mà tiêu biểu là nhân vật chị Dậu. Tuy nhiên ở người phụ nữ này luôn tiềm tàng một sức sống, sức phản kháng mãnh liệt đối với xã hội đầy bất công ấy. Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" chính là ví dụ điển hình nhất cho vẻ đẹp của chị Dậu và của người phụ nữ Việt Nam.

Vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu trước hết là vẻ đẹp của một người phụ nữ yêu chồng, thương con. Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa được thả sau những đánh trận đánh nhừ tử vì không đủ tiền nộp sưu thuế. Đón chồng về trong tình trạng đau yếu tưởng như sắp chết mà trong nhà cũng chẳng có gì ngon để tẩm bổ, may thay người hàng xóm thương tình cho vay bát gạo nấu cháo cho chồng ăn lại sức. Cháo chín, chị ngồi quạt đợi cho cháo nguội rồi ân cần nâng chồng dậy, dịu dàng như nịnh nọt nói với chồng: "Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xốt ruột". Chị hãy còn để ý xem chồng ăn có ngon miệng hay không. Chính những hình ảnh, cử chỉ đó đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của một người vợ đối với người chồng dù đang trong cơn khốn khó.

Không những thế, khi anh Dậu vừa mới kề bát cháo lên miệng thì bọn cường hào lại tìm đến nhà lôi ra đánh đập. Thương người chồng ốm yếu, chị không quản ngại mà quý xuống van xin cai lệ: "Cháu xin ông", "Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!". Tuy thế nhưng tiếng kêu van của chị không làm cho đám cường hao có một chút động lòng, chúng cứ thế xông vào trói anh Dậu. Bị dồn vào thế chân tường, không còn con đường nào khác, chị đã tức thì đánh trả lại bọn chúng để bảo vệ người chồng đau yếu không còn chút sức kháng cự. Hành động ấy cũng đã chứng tỏ tình yêu thương của chị đối với chồng bất chấp cả cường quyền bạo ngược.

Yêu chồng, thương con, chị Dậu đau như đứt từng khúc ruột khi phải bán đứa con đầu lòng ngoan ngoãn hiếu thảo. Người đọc có thể thấy rằng chị Dậu là người mẹ tàn nhẫn, vì "hỗ dữ không ăn thịt con" vậy mà ở đây chị Dậu lại nhẫn tâm bán con cho nhà Nghị Quế. Nhưng không phải vậy. Người mẹ như chị phải bán đứa con mình đứt ruột đẻ ra mới biết nó đau đớn thế nào. Chị nghĩ rằng, sau khi chồng chị được tha về, hai vợ chồng sẽ làm ăn rồi chuộc con. Hơn nữa, cái Tí cũng được vào nhà Nghị Quế sang giàu, tuy chẳng mong cao sang tốt đẹp gì nhưng như thế có khi còn hơn ở nhà. Với tất cả tình yêu dành cho chồng, cho con, chị Dậu chính là một người phụ nữ Việt Nam có những phẩm hạnh rất đáng quý và đáng trân trọng.

Ở nhân vật chị Dậu, người đọc còn thấy vẻ đẹp của một người phụ nữ giàu đức hy sinh. Cảnh nhà quẫn bách, chồng bị bắt trói vì không có tiền nộp sưu, chị Dậu phải cáng đáng vai trò là trụ cột trong cái gia đình khốn khổ ấy. Một mình chị phải chạy vạy khắp nơi, phải bán chó, bán con để lấy tiền nộp sưu cứu chồng khỏi vòng lao lý. Chị đã phải tất tả ngược xuôi, đổ bao mồ hôi nước mắt để đón chồng về trong cái tình trạng chỉ như cái xác không hồn. Thế nhưng, du khổ cực hay đau xót, người phụ nữ ấy chỉ rơi những giọt nước mắt lặng lẽ chứ không hề một lời kêu than. Một người phụ nữ Việt Nam thật nhân hậu, giàu đức hạnh và tình yêu!

Nhân hậu, giàu đức hạnh và tình yêu nhưng đó cũng chưa phải là tất cả vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu. Ở người phụ nữ này còn toát lên tinh thần phản kháng mãnh liệt. Chính trong cái tình cảnh chứng kiến người chồng chuẩn bị lôi đi, tình yêu chồng và lòng căm thù bọn ác bá cường hào đã thôi thúc chị vùng lên dữ dội.

Khi chị đã hết lời van xin nhưng tên cai lệ vẫn không tha cho, cố tình sấn đến định bắt anh Dậu thì lúc này chị Dậu đã cảnh cáo: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ". Câu nói đầy cứng rắn, có đủ tình, đủ lí nhưng không ngăn nổi cái ác tiếp diễn. Tên cai lệ sấn tới tát chị và chính cái tát ấy như lửa đổ thêm dầu, làm bùng lên ngọn lửa căm hờn, chị nghiến hai hàm răng: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!". Tên cai lệ chưa kịp làm gì thêm thì đã bị chị "túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng queo trên mặt đất". Còn tên người nhà lí trưởng cũng bị chị Dậu "túm tóc, lẳng cho cho một cái, ngã nhào ra thềm".

Có thể thấy sự chuyển biến tâm lý và hành động rất mạnh mẽ ở nhân vật trong tình cảnh này. Từ một người phụ nữ nông thôn hiền lương, nghèo đói, luôn sợ sệt lũ tay sai thúc thuế, chị đã dám phản kháng chống lại uy quyền. Đến lúc này thì nỗi căm phẫn đã lên đến đỉnh điểm, nỗi sợ hãi cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, thay vào đó là một bản lĩnh quật khởi rất cứng cỏi: "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được".

Tức nước thì vỡ bỡ, có áp bức thì tất có đấu tranh là một quy luật tất yếu. Tuy vậy, sự đấu tranh của chị Dậu chỉ là hành động mang tính bộc phát chứ không có tính định hướng, cũng chưa có tính tập thể cho nên cuối cùng một mình chị vẫn không thể nào chống đỡ lại được cả một chế độ phong kiến thối nát, độc ác, chuyên quyền. Chị vẫn phải vùng chạy, lao vào màn đêm tăm tối như chính của cuộc đời của mình.

Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" được coi là một trong những đoạn trích hay nhất của tác phẩm "Tắt đèn". Đoạn trích vừa làm nổi bật vẻ đẹp của một người phụ nữ yêu chồng thương con, giàu đức hy sinh và sức phản kháng mãnh liệt, vừa thông qua đó để lên án một xã hội cường quyền, áp bức bất công đẩy người nông dân thấp cổ bé họng vào đường cùng, buộc họ phải vùng lên tranh đấu.

Đúng 2 Bình luận (1) Khách Gửi Hủy Trần gia linh
  • Trần gia linh
6 tháng 7 2021 lúc 20:56 Tập hợp câu sau đây dã là đoạn văn chưa? Vì sao? Một số tác phẩm văn xuôi hiện thực giai đoạn 1930 - 1945 đã khắc họa khá thành công hình ảnh người nông dân Việt Nam trước cách mạng. Từ cảnh đời của những gia đình nông dân như chị Dậu (“Tắt đèn” - Ngô Tất Tố), lão Hạc (“Lão Hạc” - Nam Cao) ta thấy được tình cảnh nghèo khổ, bế tắc của tầng lớp nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Các tác phẩm này cũng cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng tận tụy hi sinh vì người thân, sống lương thi...Đọc tiếp

Tập hợp câu sau đây dã là đoạn văn chưa? Vì sao? Một số tác phẩm văn xuôi hiện thực giai đoạn 1930 - 1945 đã khắc họa khá thành công hình ảnh người nông dân Việt Nam trước cách mạng. Từ cảnh đời của những gia đình nông dân như chị Dậu (“Tắt đèn” - Ngô Tất Tố), lão Hạc (“Lão Hạc” - Nam Cao) ta thấy được tình cảnh nghèo khổ, bế tắc của tầng lớp nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Các tác phẩm này cũng cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng tận tụy hi sinh vì người thân, sống lương thiện tự trọng... của người nông dân trong hoàn cảnh khốn cùng ấy. Nhân vật ông giáo đã rất mực thương cảm, xót xa và trân trọng, có cái nhìn nhân đạo đối với lão Hạc.

Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn 1 0 Khách Gửi Hủy minh nguyet minh nguyet 6 tháng 7 2021 lúc 21:07

Chưa thể thành đoạn văn vì nó chỉ mới nhắc đến cảm nhận của tác giả với Lão Hạc mà trong khi ở trên liệt kê 2 tác phẩm là Chị Dậu và Lão Hạc

Thứ hai là cảm nhận về lão Hạc vẫn chưa đầy đủ

Đúng 3 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Nguyễn Lan Cát Tiên
  • Nguyễn Lan Cát Tiên
29 tháng 10 2019 lúc 19:16 nỗi đau đớn và vẻ đẹp của người nông dân trước cách mang tháng 8 qua hình tượng nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn(Ngô Tất Tố) và lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.hướng dẫn làm bài:A. Mở bài:Gới thiệu nhân vật chị Dậu với tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố và nhân vật lão Hạc với tác phẩm lão Hạc của Nam CaoB. Thân bài:- phân tích số phận của chị Dậu và lão Hạc để thấy được nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần của họ (nêu dẫn chứng)- phân tích những phẩm chất làm nên vẻ đẹp của người nô...Đọc tiếp

nỗi đau đớn và vẻ đẹp của người nông dân trước cách mang tháng 8 qua hình tượng nhân vật chị Dậu trong tác phẩm "Tắt đèn"(Ngô Tất Tố) và lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.

hướng dẫn làm bài:

A. Mở bài:

Gới thiệu nhân vật chị Dậu với tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố và nhân vật lão Hạc với tác phẩm lão Hạc của Nam Cao

B. Thân bài:

- phân tích số phận của chị Dậu và lão Hạc để thấy được nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần của họ (nêu dẫn chứng)

- phân tích những phẩm chất làm nên vẻ đẹp của người nông dân: lão Hạc đôn hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực yêu thương con. Chị Dậu thông minh, đảm đang, tháo vát, yêu thương chồng con,...(nêu dẫn chứng)

- khái quát: về chị dậu và lão Hạc chính là hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng tám, họ bị xã hội phong kiến bần cùng hóa, đau đớn về thể xác lẫn tinh thần... nhưng tâm hồn họ vẫn trong sáng, thủy chung, giàu lòng tự trọng,....Đoa là nét đẹp ngàn đời của người nông dân Việt Nam...

C. Kết bài:

- suy nghĩ về ssoa phận người nông dân trước cách mạng tháng 8.

-liên hệ hình ảnh người nông dân ngày nay

 

 

 

 

 

 

Xem chi tiết Lớp 8 Ngữ văn Câu hỏi của OLM 0 0 Khách Gửi Hủy Phương Nghi
  • Phương Nghi
16 tháng 10 2021 lúc 16:30

Qua nhân vật Chị Dậu, trình bày suy nghĩ của em về tình cảnh và phẩm chất cao quý của người phụ nữ nông dân trước Cách mạng tháng Tám.

Xem chi tiết Lớp 8 Ngữ văn Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) 1 0 Khách Gửi Hủy Nguyễn Bảo Anh Nguyễn Bảo Anh 16 tháng 10 2021 lúc 16:49

Bạn tham khảo nha:

   Văn học hiện thực Việt Nam những năm 1930-1945 có xu hướng phản ánh những mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam, đó là mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn giữa nhân dân ta và thực dân Pháp. Viết về hiện thực ấy, bên cạnh những cây bút như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, … thì Ngô Tất Tố cũng đóng góp một phần không nhỏ cho nền văn xuôi lúc bấy giờ. Nhắc đến Ngô Tất Tố thì không thể không nhắc đến hình ảnh chị Dậu trong tiểu thuyết ‘Tắt Đèn’. Một trong những đoạn trích tiêu biểu thể hiện rõ nhất con người chị là đoạn trích ‘Tức Nước Vỡ Bờ’.

   Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Tất Tố đã mở ra khung cảnh chị Dậu chăm sóc anh Dậu. Vì nạn sưu cao thuế nặng ghì trên đôi vai, gia đình chị không đủ tiền đóng thuế nên anh Dậu đã phải trải qua những ngày bị bọn cường hào đánh đập. Trước cảnh túng quẫn và chồng chị thì đang phải chịu sự hành hạ, chị phải rứt ruột đem bán đi đàn chó con và phải đem bán cả đứa con đầu lòng của mình. Đó là nỗi đau đớn tủi nhục đến nhường nào khi người mẹ phải đứt từng khúc ruột mà đem bán đi đứa con mà mình yêu thương hết mực. Nhưng chẳng còn cách nào khác, với chị lúc này quan trọng hơn là phải cứu được người chồng vốn đau ốm của mình, nay anh lại phải chịu sự hành hạ đau đớn nữa thì quả là lành ít dữ nhiều. Vậy nên, chị phải chạy vạy ngược xuôi đủ đường, tất cả cũng chỉ vì chị muốn nộp đủ thuế thân để anh Dậu được quay trở về nhà. Đến lúc anh Dậu đã trở về nhà rồi thì gia đình cũng không còn gì nữa, chị phải đi vay chút gạo của hàng xóm để nấu cho anh Dậu một nồi cháo loãng. Hình ảnh chị rón rén bưng bát cháo vào, chị quạt cháo cho chóng nguội, chị nhẹ nhàng gọi anh Dậu dậy để ăn cháo: ‘Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột’, chị ngồi chờ xem chồng có ăn ngon miệng hay không, tất cả chi tiết ấy đã phản ánh những vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, dù hoàn cảnh có éo le, có khốn khó đến nhường nào thì ở chị vẫn ngời lên tình yêu thương chồng tha thiết. Thế nhưng, mọi sự đâu có dừng lại ở đó. Không những phải chịu gánh nặng thuế thân của chồng mình, chị còn phải chịu một thứ thuế vô lí và ngược đời hơn bao giờ hết, đó là thuế thân của người em chồng đã chết từ năm ngoái. Cũng vì cớ ấy mà bọn tay sai lại đến nhà chị thúc thuế, chèn ép gia đình chị đến đường cùng.

   Khi bọn chúng vừa đến, chị ý thức được thân phận nhỏ bé của mình nên dù có bất bình chị vẫn phải tỏ thái độ thiết tha, van nài. Người nông dân trong cái cảnh xã hội Việt Nam những năm 1930-1945 chỉ như cây rơm cọng cỏ, là những người thấp cổ bé họng, không có tiếng nói. Bởi vậy, chị đã ‘run run’, ‘tha thiết’, chị vẫn giữ thái độ van nài, thành khẩn: ‘Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu’, ‘ xin ông trông lại’, ‘cháu van ông’, ‘ông tha cho’. Nhưng dù chị có thiết tha, có da diết cầu khẩn đến thế nào thì bè lũ tay sai vẫn chỉ giữ một thái độ dửng dưng, vô tình, thậm chí là chúng còn cất cái giọng hầm hè, đe dọa. Tên cai lệ còn cầm cái thừng chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu, mặc cho chị Dậu có nài nỉ xin tha thì hắn vẫn quyết không động một chút lòng thương nào. Vì can ngăn mà chị Dậu đã bị tên cai lệ bịch cho mấy cái vào ngực. Lúc này, hình như tức quá không chịu được nữa, chị Dậu liều mình cự lại, chị đã nâng mình lên ngang hàng với bọn tay sai:’Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ’. Nhưng tên cai lệ hình như đã coi thường lời nói ấy, hắn tát bốp vào mặt chị và cứ nhảy đến chỗ anh Dậu. Quả thật là con giun xéo lắm cũng quằn, cây muốn lặng mà gió không yên, lúc này, chị Dậu đã ‘tức nước’ mà ‘vỡ bờ’. Chị nghiến răng, cất lên những lời nói đanh thép, đe dọa: ‘Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày biết tay’. ‘Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức khoẻo lẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp kịp với sức xô của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng hai kẻ thiếu sưu’. Rõ ràng, ở chị đã có sự chuyển biến tâm lí, từ sự nhún nhường, khúm núm, chị đã trở nên ngang hàng với bọn tay sai và thậm chí sự phản kháng ấy không chỉ còn trong suy nghĩ, lời nói mà nó đã chuyển hóa thành hành động phản kháng mãnh liệt. Điều đó thể hiện rất rõ cho câu nói ‘có áp bức ắt có đấu tranh’, cái kết của đoạn trích thể hiện rõ tâm thế, cái ý chí phản kháng ngùn ngụt của người phụ nữ nông dân. Tuy nhiên, đó chỉ là hành động bộc phát của cá nhân và nó chưa được đặt trong sự định hướng đấu tranh của đoàn thể, tập thể. Và rồi sau ngày hôm ấy, cuộc đời của người phụ nữ ấy lại trở về bế tắc, lại chịu sự đè ép bóc lột của giai cấp và cuối cùng chị vẫn phải lao vụt đi trong bóng tối, tối tăm như chính cái tiền đồ của chị.   Có thể thấy, đoạn trích ‘Tức Nước Vỡ Bờ’ đã thể hiện thật sâu sắc vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân nơi làng quê Việt Nam những năm 1930-1945. Dù cho hoàn cảnh có đẩy họ vào đường cùng thì ở họ vẫn ngời lên những phẩm chất tốt đẹp Đúng 0 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Đỗ Hà Linh
  • Đỗ Hà Linh
7 tháng 10 2017 lúc 18:43

viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người nông dân việt nam trước cách mạng tháng tám qua 2 nhân vật chị dậu và lão hạc

Xem chi tiết Lớp 8 Ngữ văn Câu hỏi của OLM 4 0 Khách Gửi Hủy minhduc minhduc 7 tháng 10 2017 lúc 18:46

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.

Đúng 0 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Đỗ Hà Linh Đỗ Hà Linh 7 tháng 10 2017 lúc 18:57

đúng nhưng hơi ngắn bạn à

Đúng 0 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy OoO_Nhok_Lạnh_Lùng_OoO OoO_Nhok_Lạnh_Lùng_OoO 10 tháng 10 2017 lúc 6:03

            Qua tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao) và đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố), hình ảnh người nông dân Việt Nam hiện lên với những đức tính và phẩm chất đáng quý: giàu tình yêu thương, sống vì tình vì nghĩa, sẵn sàng chia sẻ mọi buồn vui, hoạn nạn. Các đức tính tôt đẹp ấy bền vững trong mọi thử thách của thời gian, bất chấp sự ngặt nghèo của cuộc sống. Các đức tính đó chính là vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam, là cội nguồn của sức mạnh dân tộc, là sợi dây liên kết con người Việt Nam thành một cộng đồng bền vững khiến mọi kẻ thù phải run sợ. Hai tác phẩm cũng cho thấy cảnh sống khổ đau cực nhọc của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Họ phải chịu đủ mọi thứ áp bức bất công, bị bóc lột đến tận xương tủy, bị dẩy đến đường cùng. Chị Dậu và lão Hạc đều bị đẩy đến chỗ bế tắc phải tìm cách tự giải thoát mình. Chị Dậu chọn cách vùng lên phản kháng lại bọn thống trị còn lão Hạc thì tìm đến cái chết để bảo toàn nhân cách của mình. Hai nhân vật, hai cách ứng xử khác nhau trước cuộc sống nhưng đều thể hiện nỗi khổ cực và phẩm chất đáng quý của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng.

Đúng 0 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Xem thêm câu trả lời Lê Thị Liên
  • Lê Thị Liên
1 tháng 11 2021 lúc 22:11

nói về người nông dân trước cách mạng tháng 8 qua 2 nhân vật chị dậu và lão hạc

Xem chi tiết Lớp 8 Ngữ văn Câu hỏi của OLM 1 0 Khách Gửi Hủy sangff.com sangff.com 1 tháng 11 2021 lúc 22:20

sợ viết 1đoạn văn mất

hiiiiiiiiiiiii

Đúng 0 Bình luận (0) Khách vãng lai đã xóa Khách Gửi Hủy

Khoá học trên OLM (olm.vn)

  • Toán lớp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
  • Toán lớp 8 (Cánh Diều)
  • Toán lớp 8 (Chân trời sáng tạo)
  • Ngữ văn lớp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
  • Ngữ văn lớp 8 (Cánh Diều)
  • Ngữ văn lớp 8 (Chân trời sáng tạo)
  • Tiếng Anh lớp 8 (i-Learn Smart World)
  • Tiếng Anh lớp 8 (Global Success)
  • Khoa học tự nhiên lớp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
  • Khoa học tự nhiên lớp 8 (Cánh diều)
  • Khoa học tự nhiên lớp 8 (Chân trời sáng tạo)
  • Lịch sử và địa lý lớp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
  • Lịch sử và địa lý lớp 8 (Cánh diều)
  • Lịch sử và địa lý lớp 8 (Chân trời sáng tạo)
  • Giáo dục công dân lớp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
  • Giáo dục công dân lớp 8 (Cánh diều)
  • Giáo dục công dân lớp 8 (Chân trời sáng tạo)
  • Công nghệ lớp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống)

Từ khóa » Em Vì Sao Chị Dậu được Gọi Là điển Hình Về Người Nông Dân Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng 8