Vì Sao Chồng Ca Sỹ Thu Minh Có Thể Ung Dung Trước Cơn Bão Tố Lừa ...
Có thể bạn quan tâm
Bất chấp việc hàng loạt các DN liên tiếp lên tiếng sẽ tố cáo về hành vi quỵt nợ, lừa đảo đến cơ quan chức năng, ông Otto De Jager vẫn chưa hề lên tiếng và thậm chí còn xuất cảnh đi công tác nước ngoài.
Trên trang cá nhân của mình Thu Minh thừa nhận vụ việc này đã kéo dài hơn một năm nay, song cô không phải là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, ca sỹ Thu Minh cũng cho rằng tranh chấp làm ăn giữa các doanh nghiệp là chuyện bình thường và nếu các doanh nghiệp cho là đúng thì có thể đưa ra tòa để giải quyết.
Đến giờ, thông tin mới chỉ một chiều theo cung cấp từ các doanh nghiệp cung cấp gỗ cho công ty chồng ca sỹ Thu Minh. Do vậy, khi trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tuấn Việt, Giám đốc Công ty VIETGO – chuyên tư vấn xuất khẩu cho DN gỗ cho rằng chưa thể khẳng định ai đúng, ai sai.
Ông Nguyễn Tuấn Việt, Giám đốc Công ty VietGo cho rằng có thể DN Việt Nam khó khởi kiện chồng ca sỹ Thu Minh vì có 1 số lượng gỗ kém chất lượng, không rõ nguồn gốc trong kho hàng.
Song, nếu phân tích kỹ lưỡng một số thông tin mà những DN bị cho là chịu thiệt hại thì không hẳn ông Otto sai hoàn toàn và DN cung cấp không phải không có lỗi. Do đó, ông Việt cho rằng trước khi có kết luận của cơ quan chức năng thì cần nhìn nhận và phán xét sự việc một cách khách quan.
Trước hết, cần xem xét vụ việc này là một hợp đồng thương mại trong nước chứ không phải là hợp đồng xuất khẩu và theo đó, Công ty GlobalHome cũng không thể xem là nhà nhập khẩu thứ cấp. Bởi lẽ, các DN được đặt hàng là để cung cấp hàng cho GlobalHome và giao dịch này diễn ra trong nước, và công ty này mới là đơn vị xuất khẩu sang các nước khác.
Là giao dịch thương mại trong nước, GlobalHome không phải là nhà nhập khẩu thứ cấp?
Hai giao dịch này không liên quan đến nhau bởi việc mua đứt, bán đoạn. Chỉ có một điểm chung là khi ông Otto đưa hàng đi xuất khẩu thì trong giấy tờ giao dịch làm thủ tục hải quan, có thể ghi tên nguồn gốc nhà cung cấp và xuất xứ của gỗ do yêu cầu đặc thù của sản phẩm này.
“Về bản chất giao dịch mua bán này của công ty Global Home là một giao dịch mua bán trong nước thông thường, vì văn phòng đại diện của ông mua và thanh toán tại địa phương, sau khi mua xong ông Otto mới làm thủ tục xuất khẩu sang công ty mẹ tại nước khác nên thủ tục đơn giản hơn giao dịch xuất khẩu thanh toán quốc tế” – ông Việt nói.
Đối với việc này, có hai trường hợp xảy ra đó là: Có thể ông Otto đã đặt hàng các DN sản xuất, đặt cọc một phần tiền. Nhưng vì lý do nào đó (do yếu tố đối tác nước ngoài) nên ông không thể mua hoặc không muốn mua lô hàng nữa và chấp nhận mất tiền cọc.
Như vậy, khi ông Otto không trả tiền thì các DN sản xuất cung cấp hàng cho ông Otto cũng không thể đòi được tiền và có tình cảnh đang phải chịu mất số tiền còn lại như một số đã phản ánh.
Trường hợp khác, hai bên mua và bán đã ký hợp đồng, nhưng chưa chuyển tiền cọc và đây là trường hợp đa số. DN sản xuất vì tin quá nên sản xuất trước, giao hàng và chờ nhận tiền.
Tuy nhiên, sau khi bên mua là GlobalHome kiểm tra, họ đưa ra lý do không đạt chất lượng hoặc không muốn mua hàng nên đã để hàng tồn kho, không đến kiểm tra hàng. Một thông tin đáng chú ý được đưa ra là trong kho hàng có một số không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và thậm chí là không đạt tiêu chuẩn.
Chồng ca sỹ Thu Minh có thể bắt lỗi vì gỗ không nguồn gốc, kém chất lượng?
Đối với trường hợp này, ông Việt cho rằng rất khó để kết luận rằng GlobalHome sai vì công ty này có thể “bắt lỗi” các nhà cung cấp gỗ vì vấn đề chất lượng hoặc nguồn gốc sản phẩm. Trong trường hợp này, theo thông tin cung cấp của các DN thì thanh toán được thực hiện theo phương thức giao hàng trước, trả tiền sau nên sẽ lại càng bất lợi cho nhà cung cấp.
Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng cho biết hiện nay tình trạng đáng lo ngại trong ngành gỗ là việc gỗ không có nguồn gốc xuất xứ có thể khiến nhà nhập khẩu trả đơn hàng.
Lô hàng gỗ của nhà cung cấp chưa được Công ty GlobalHome thừa nhận
Theo ông Quyền, các nhà nhập khẩu luôn đặt ra yêu cầu khắt khe về nguồn gốc gỗ, để đảm bảo đó không phải là gỗ lậu, được khai thác trái phép và đưa vào sử dụng. Do đó, nếu gỗ và các sản phẩm không có nguồn gốc thì các nhà nhập khẩu có thể từ chối nhập hàng và yêu cầu đền bù nếu có thiệt hại lớn.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất và giao hàng, có thể xuất hiện vấn đề từ phía người bán như hàng giao chậm, chất lượng không như hàng mẫu giao kèo, nên việc thanh toán từ phía người mua cũng điều chỉnh chậm thời gian, hoặc thậm chí nếu có lỗi chất lượng hoặc tiến độ, thì người bán còn phải đền bù thiệt hại một phần cho người mua...
Đối với trường hợp chồng ca sỹ Thu Minh sai, là khi ông Otto đã đặt hàng và nhận hàng về kho, có giấy biên nhận và xác nhận đúng chất lượng như đã giao kèo, mà không thanh toán cho DN cung cấp. Nếu đúng như vậy, ông Việt cho rằng rõ ràng trách nhiệm chính thuộc về chồng ca sỹ Thu Minh và ông này phải đền bù cho DN theo thỏa thuận hợp đồng.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn xuất khẩu cho các DN ngành gỗ, ông Việt cho rằng đối với trường hợp giao dịch mua bán này, do người mua mua quá lớn, có sức ảnh hưởng về mặt hợp đồng, nên đôi khi DN Việt Nam “chủ quan” hoặc quá tin tưởng nên chịu thiệt hại khi không xem xét kỹ hợp đồng trong từng lần giao dịch.
“Trong mọi trường hợp giao dịch thương mại thì DN Việt Nam đều phải chủ động kiểm soát chặt chẽ bằng thanh toán thì mới bảo vệ được mình. Để có thể ngăn chặn rủi ro thì chỉ bằng kiểm soát bằng thanh toán trong mỗi lần giao dịch” – ông Việt khuyến cáo.
Theo An Ngọc
Theo CafeF/Trí thức trẻ Copy link Link bài gốc Lấy link!Từ khóa » Vietgo Lừa đảo
-
Doanh Nghiệp Việt Hay 'lừa' Người Nước Ngoài? (Báo ...
-
Những Cú Lừa Ngoạn Mục Và Học Phí… Triệu USD (Báo ...
-
- NHỮNG CÚ LỪA NGOẠN MỤC VÀ HỌC PHÍ...TRIỆU ...
-
Doanh Nghiệp Việt Hay 'lừa' Người Nước Ngoài? - VietNamNet
-
Giữ Chữ Tín Và đặt Niềm Tin - Báo Công Thương
-
Người Gồng Gánh Thị Trường Xuất Khẩu Gần 20 Năm Qua - Dân Trí
-
Review Vietgo Có Lừa đảo Khách Hàng Và Dính Phốt?
-
Review Công Ty VIETGO - Hỏi Đáp
-
Xuất Khẩu Nông Sản Bị Lừa Tới Tấp - Báo Người Lao động
-
Dịch Vụ Xúc Tiến Xuất Khẩu Vietgo Có Tốt Không?
-
Cảnh Báo Rủi Ro Cho Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Việt Nam | VTV.VN
-
CEO VIETGO: Việt Nam Là Nước Có Cơ Hội Xuất Khẩu Lớn Nhất Thế Giới
-
Review Công Ty Vietgo - Có Tốt Không? Có Nên Hợp Tác Và Làm Việc ...