Vì Sao Có Sóng Thần Bất Thường ở Thái Bình Dương? - Báo Tuổi Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Các nhà nghiên cứu địa chất Tonga quan sát núi lửa phun trào vào ngày 14-1 - Ảnh: SYDNEY MORNING HERALD
Hiện mới ghi nhận 2 người Peru chết đuối do sóng cao bất thường ảnh hưởng từ vụ việc.
Trong khi đó, hình ảnh chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy người dân Tonga tháo chạy khi sóng cao hơn 1m ập vào bờ biển trong khi bầu trời tối đen do tro bụi. Từ Tonga, sóng thần cũng lan đến tận bờ biển Nhật Bản, Mỹ và nhiều quốc gia khác.
"Thiệt hại lớn"
"Những tiếng nổ rất lớn làm rung chuyển mặt đất, nhà của chúng tôi cũng rung lắc. Em trai tôi tưởng bom nổ gần đó. Và rồi những cơn sóng ập đến. Tôi biết ngay đó là sóng thần. Tiếng la hét ở khắp nơi, mọi người gọi nhau chạy đến các vùng cao hơn", chị Mere Taufa, một người dân ở thủ đô Nuku'alofa, kể lại.
Núi lửa ngầm Hunga Tonga-Hunga Ha'apai, cách Nuku'alofa khoảng 65km và cách New Zealand hơn 2.000km, phun trào lần đầu vào ngày 14-1 và lần tiếp theo vào 15-1. Theo Cơ quan địa chất Mỹ, đợt phun trào này tương đương trận động đất có độ lớn 5,8 độ Richter.
Không chỉ bắn ra khói bụi và hơi nước xa đến 20km, đợt phun trào còn gây sóng thần ập vào đảo Tongatapu, nơi đặt thủ đô Nuku'alofa. "Mọi người nên biết rằng đảo (chính) của Tonga bằng phẳng khiến chẳng có chỗ nào thật sự an toàn để người dân di tản... Đây là một cuộc khủng hoảng", anh Blake Smith-Tatafi, một người Tonga sống ở Úc, chia sẻ với báo Guardian.
Những tiếng nổ có thể được nghe thấy từ tận tiểu bang Alaska của Mỹ cách đó khoảng 10.000km. Vụ việc đã khiến khắp nơi trên Thái Bình Dương phát cảnh báo sóng thần. Tại Chanaral (Chile), cách đó hơn 10.000km, ghi nhận những con sóng đến 1,74m. Sóng nhỏ hơn cũng được ghi nhận tại những nơi khác như Alaska (Mỹ), Mexico, Nhật Bản. Tại California (Mỹ), sóng thần gây ngập lụt tại thành phố Santa Cruz, trong khi Peru đã đóng cửa 22 cảng để phòng ngừa.
Hãng tin AFP dẫn lời Thủ tướng Jacinda Ardern của New Zealand cho biết thủ đô Nuku'alofa của Tonga chịu thiệt hại lớn với nhiều tàu thuyền bị đánh dạt vào bờ nhưng hiện chưa thể đánh giá đầy đủ.
Hơn 105.000 dân của quốc gia này hầu như mất liên lạc với thế giới từ chiều 15-1 (giờ địa phương). Thủ tướng Ardern nói rằng đường dây liên lạc bị ngắt do mất điện. Trong khi đó, Hãng viễn thông Southern Cross, do New Zealand sở hữu một phần, cho rằng tuyến cáp nối Tonga với thế giới bên ngoài có thể đã bị đứt.
Vì sao tiếng nổ vang xa bất thường?
Tờ Stuff dẫn lời nhà khoa học núi lửa Geoff Kilgour của New Zealand cho biết việc tiếng nổ của núi lửa có thể vang xa đến vậy là điều bất thường.
"Rất hiếm khi người ta nghe tiếng nổ từ khoảng cách khá xa, chỉ được ghi nhận vài lần trong lịch sử. Việc này chỉ xảy ra khi có tiếng nổ cực lớn. Sự bùng nổ như vậy phải tích tụ từ từ và tiếng nổ phải liên hồi và giải phóng năng lượng khổng lồ cùng lúc", ông Kilgour nhận định.
Theo giới chuyên gia, vụ phun trào có thể sánh với núi lửa ở Tonga là khi ngọn núi Mount Pinatubo "thức giấc" ở Philippines hồi năm 1991.
Trước mắt, các chuyên gia lo ngại nguy cơ sóng thần do núi lửa có thể kéo dài hơn so với động đất do các chấn động dưới nước sau đợt phun trào có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm.
Sóng thần do núi lửa phun trào gây ra là một quá trình phức tạp hơn khi nó đi kèm các vụ nổ ngầm, khí được giải phóng, dòng chảy dung nham và lở đất. Về lâu dài, nhà khoa học môi trường Nerilie Abram của Úc cho biết đợt phun trào của Hunga Tonga-Hunga Ha'apai có thể gây ảnh hưởng lớn lên khí hậu trong nhiều năm tới.
Tuy nhiên, việc dự đoán hoạt động núi lửa đến nay vẫn là một thách thức lớn mặc dù thế giới có hệ thống theo dõi núi lửa vô cùng phức tạp. "Có rất nhiều thứ diễn ra với núi lửa (khi phun trào nổ). Có nhiều quá trình vật lý nên rất khó để thực sự biết nước sẽ hoạt động như thế nào và chúng ta sẽ được chứng kiến những gì", Nathan Wood, nhà địa lý nghiên cứu giám sát tại Trung tâm khoa học địa lý phương Tây thuộc Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS), nhận định trên báo Mercury News.
Các núi lửa khó dự đoán hơn nhiều khi chúng nằm im. Còn với những ngọn núi chìm dưới mặt nước, nơi không thể lắp đặt các cảm biến theo dõi như trên bờ, việc dự báo gần như bất khả thi, theo ông Wood.
Tonga cần nước sạch
Bà Ardern cho biết Tonga sẽ cần nước sạch vì tro núi lửa sẽ gây ô nhiễm nguồn nước trên đảo. New Zealand sẽ gửi máy bay hỗ trợ ngay khi tình hình cho phép.
Nước láng giềng khác là Úc cũng đã tham gia hỗ trợ, gửi máy bay do thám P8 đến Tonga, trong khi Mỹ bày tỏ lo ngại và cho biết sẵn sàng giúp đỡ.
Sóng thần ở đảo quốc Tonga ảnh hưởng tới bờ biển Nhật Bản, MỹTTO - Thủ tướng New Zealand cho biết núi lửa phun trào gây sóng thần ở đảo quốc Tonga gây thiệt hại lớn nhưng chưa rõ cụ thể do liên lạc vẫn bị đứt. Từ Tonga, sóng thần đã lan đến tận bờ biển Nhật Bản, Mỹ và nhiều quốc gia khác.
Từ khóa » Núi Lửa ở Bình Dương
-
Núi Lửa Phun Trào Chấn động Thái Bình Dương - Báo Thanh Niên
-
Vành đai Lửa Thái Bình Dương – Wikipedia Tiếng Việt
-
3 Ngày Sau Thảm Họa Núi Lửa, Quốc đảo Thái Bình Dương Vẫn Gần ...
-
Núi Lửa Tonga đáy Thái Bình Dương: Vụ Phun Trào Lớn Nhất 30 Năm ...
-
Chi Tiết Vụ Núi Lửa đáy Thái Bình Dương Phun Trào
-
Top Núi Lửa ở Bờ Biển Thái Bình Dương - Tripadvisor
-
Núi Lửa Phun Trào, Cảnh Báo Nguy Cơ Sóng Thần Tại Nhiều Khu Vực ...
-
Khoảnh Khắc Ngọn Núi Lửa Phun Trào Mạnh Mẽ Dưới Thái Bình ...
-
Núi Lửa Lớn Nhất Hệ Mặt Trời ẩn Dưới Thái Bình Dương - VnExpress
-
Núi Lửa Lớn Nhất Thế Giới Nằm Dưới Thái Bình Dương
-
Núi Lửa đáy Biển Phun Trào ở Thái Bình Dương Ngang 1.000 Quả ...
-
Sáng Nay 17/1 Núi Lửa Tonga Tiếp Tục Phun Trào, Có Gây Sóng Thần ...
-
Núi Lửa Tonga Phun Trào Gây Ra Sóng Thần Tại Các Quốc Gia ở Nam ...
-
Núi Lửa Dưới đáy Biển Phun Trào, Sóng Thần ập Vào Tonga