Vì Sao Có Tên Chùa Quán Sứ - Văn Hóa

chua-quan-su-1633011166.jpg
Chùa Quán Sứ có từ lâu đời. Ảnh internet

Vào ngày rằm, mùng một, nhất là đầu xuân, rằm tháng 7, rất đông người đến chùa Quán Sứ, vừa vãn cảnh, vừa lễ bái Phật.

Chùa có từ lâu đời, tương truyền được xây dựng vào thế kỷ 15. Về kiến trúc, chùa có ba tầng mái, nằm giữa là lầu chuông. Trong chùa thờ thờ Phật A-di-đà ở giữa, Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, Phật Thích ca, A-nan-đà, Ca-diếp, Địa Tạng,  Lý Quốc Sư (tức Thiền sư Minh Không) với hai thị giả, Đức Ông, Châu Sương, Quan Bình…

Vì sao có tên chùa Quán Sứ, theo sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí, vào thời vua Lê Thế Tông, các nước Chiêm Thành, Ai Lao thường cử sứ giả sang triều cống Việt Nam. Nhà vua cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long.

Vì sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ. Thời gian đã xóa đi dấu khu nhà Quán Sứ nhưng ngôi chùa thì vẫn tồn tại.

Theo sách sử trên, thì chữ Sứ có thể được cắt ra từ chữ sứ giả. Từ Quán có thể là nơi ở của các sứ giả, ghép lại được Quán Sứ.

Được biết, năm 1934, Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập, chùa Quán Sứ được chọn làm trụ sở trung ương, nay là của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Dáng vẻ hiện nay của ngôi chùa là được xây dựng lại vào giữa thế kỷ XX. Ngôi chùa không thờ Mẫu Tam Tứ phủ.

Từ khóa » Chùa Quán Sứ Thờ Ai