Vì Sao Có Thể Dự đoán được Nguyên Tố Còn Chưa Tìm Thấy?

Rss Feed Trang nhất Tin Tức Tin tức Hóa đời sống Lớp học nhóm tại nhà Gửi bài viết qua email In ra Lưu bài viết này Vì sao có thể dự đoán được nguyên tố còn chưa tìm thấy? Đăng lúc: Thứ năm - 23/02/2017 09:15. Đã xem 4770 - Người đăng bài viết: Phạm Khánh Phượng Chuyên mục : Hóa đời sống Vì sao có thể dự đoán được nguyên tố còn chưa tìm thấy.Đó cũng chính là cống hiến xuất sắc nhất của các nhà khoa học trên thế giới Vì sao có thể dự đoán được nguyên tố còn chưa tìm thấy?

Vì sao có thể dự đoán được nguyên tố còn chưa tìm thấy?

Vào năm 1886, một nhà hoá học người Đức là Winkler đã tìm thấy một nguyên tố mới là Gecmani (Ge). Ông đã dự đoán các số liệu thực nghiệm sau đây: 1. Khối lượng nguyên tử 72,52. Tỷ trọng 5,473. Không hoà tan trong axit clohydric4. Oxit có công thức Ge025. Tỷ trọng của oxit là 4,706. Trong dòng khí hyđro đốt nóng, Ge02 bị khử thành kim loại Ge7. Ge(OH)2 có tính kiềm yếu8. GeCl4 là chất lỏng, nhiệt độ sôi ts = 83°c, tỷ trọng 1,887 Có điều kỳ lạ là ngay từ năm 1871, lúc còn chưa ai biết đến chất này, nhà hoá học Nga Menđeleev đã dự đoán hết sức chính xác về tính chất, đặc điểm của Gecmani này. Menđeleev đã đưa ra các lời dự đoán về nguyên tố còn chưa biết như sau:1. Khối lượng nguyên tử 722. Tỷ trọng 5,53. Là kim loại không tan trong axit clohydric4. Oxit của kim loại có công thức M02 (bấy giờ gecmani còn chưa được phát hiện nên ngưòi ta dùng chữ M để biểu diễn nguyên tố mới)5. Oxit có tỷ trọng 4,76. Oxit của kim loại dễ dàng bị khử để cho kim loại.7.Oxit của kim loại có tính kiềm rất yếu8.Clorua của kim loại có công thức MCl4 là chất lỏng, có nhiệt độ sôi 90°c. Tỷ trọng của chất lỏng này bằng 1,9.Các bạn thử so sánh dự đoán của Menđeleev và các sô liệu thực nghiệm do Winkler công bố, bạn đã thấy các dự đoán của Menđeleev quả là rất chính xác.Lời dự đoán của Menđeleev không phải là "nhắm mắt nói mò" mà ông đã dùng một phương pháp suy luận, phán đoán hết sức khoa học, hết sức chặt chẽ.Từ trước khi có các dự báo của Menđeleev nhiều nhà hoá học, đã kế tiếp nhau phát hiện nhiều nguyên tố và đã phát hiện được hơn 60 nguyên tố. Thế nhưng liệu có bao nhiêu nguyên tố tất cả thì chưa có ai trả lời được. Để giải đáp câu hỏi này, các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu tìm hiểu liệu có quy luật nào giữa chúng hay không? Có người dựa theo các tính chất vật lý của chúng như điểm nóng chảy, điểm sôi, màu sắc, trạng thái, tỷ trọng, độ cứng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt... để phân loại. Có người dựa theo tính chất hoá học, hoá trị, tính axit, tính kiềm để phân loại, thế nhưng chưa có ai tìm được quy luật.Trong khi học tập người đi trước, Menđeleev đã tổng kết các kinh nghiệm của người đi trước, ông đã quyết định dùng một phương pháp mói: Ông đã dùng các thuộc tính vốn có của các nguyên tố không chịu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh như khối lượng nguyên tử, hoá trị làm cơ sở để tìm mối liên hệ nội tại giữa chúng.Trước tiên Menđeleev đã chọn khối lượng nguyên tử và hoá trị để tiến hành phân tích và đã cải chính khối lượng nguyên tử của 8 nguyên tố là Be, In, u, Os, Ir, Pt, Y và Ti mà những sai lầm về khối lượng này đã được mọi người ngộ nhận trong một thòi gian dài.Menđeleev đã tổng hợp các đặc tính của các nguyên tố, phát hiện được quy luật tuần hoàn của các nguyên tố, dùng quy luật biến đổi tuần hoàn đổ sắp xếp chúng thành bảng tuần hoàn các nguyên tố. Các vị trí tương ứng trên bảng tuần hoàn dù đã có hay chưa, thì vị trí của bản thân nguyên tố cũng nêu đủ toàn bộ tính chất của nó. Dự đoán chính xác của Menđeleev về Gecmani dựa vào: nguyên tố đứng bên trái Ge là Gali có khối lượng nguyên tử là 69,72; Asen ở bên phải có khối lượng 74,92; đứng trên là Silic có khối lượng nguyên tử 28,08;đứng phía dưới là thiếc Sn có khối lượng nguyên tử là 118,6. Trung bình cộng của 4 nguyên tố trái, phải, trên, dưới của các khối lượng nguyên tử là 72,86. Sau này rõ ràng Ge có khối lượng nguyên tử là 72,61. Đó không phải là ngẫu nhiên mà là có tính quy luật. Dựa vào cùng một phương pháp, Menđeleev cho dự đoán của 3 nguyên tố khác. Chỉ trong vòng 20 năm, các nguyên tố này dần dần được phát hiện mà các tính chất của chúng lại hết sức phù hợp vói dự đoán.Việc phát hiện quy luật thay đổi tuần hoàn của các nguyên tố hoá học không chỉ kết thúc sự cô lập của các nguyên tố, kết thúc trạng thái hỗn loạn mà đã đem lại cho người ta một nhãn quan khoa học nhận thức quy luật nội bộ tự nhiên của các nguyên tố. Nguồn tin: Mười vạn câu hỏi vì sao Từ khóa:

Bảng tuần hoàn các nguyên tố, Quy luật tuần hoàn các nguyên tố, Hóa học đời sống

Đánh giá bài viết Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá Click để đánh giá bài viết Được đánh giá 5/5

Theo dòng sự kiện

  • 3 loại trái cây dễ bị xử lý hóa học (31/08/2017)
  • Khí metan và tiềm năng sử dụng (29/08/2017)
  • Hóa học của sự nấu nướng (27/08/2017)
  • Dichloroarcetat tiêu diệt các tế bào ung thư (25/08/2017)
  • 5 loại chất độc hại nhất từ trước đến giờ (23/08/2017)
  • Chất hóa học trong mỹ phẩm có liên quan tới bệnh tiểu đường? (21/08/2017)
  • Sản xuất axit succinic từ phế thải gỗ (02/08/2017)
  • Pin nhiên liệu metanol đạt kỷ lục thế giới mới về thời gian vận hành (25/07/2017)
  • Tàu thuyền biến mất bí ẩn ở tam giác quỷ Bermuda đã có lý giải (19/08/2017)
  • Cacao giảm tỉ lệ cholesterol trong máu (29/07/2017)

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

  • Liệu còn có thế phát hiện được các nguyên tố mới không? (24/02/2017)
  • Thế nào là nguyên tố phóng xạ? (24/02/2017)
  • Thành phần của không khí được tìm ra thế nào? (27/02/2017)
  • Vì sao nước lại không cháy? (01/03/2017)
  • "Băng khô" có phải là băng không? (03/03/2017)
  • Vì sao đồng lại có nhiều màu? (05/03/2017)
  • Tại sao “Khi các cầu thủ đá banh bị đau nằm lăn lộn trên đất thì nhân viên y tế chỉ cần dùng bình thuốc phun vào chỗ bị thương,sao đó cầu thủ đứng lên tiếp tục thi đấu” (20/03/2017)
  • Vì sao ở nơi công cộng thường xây dựng giếng phun nước nhân tạo ? (22/03/2017)
  • Làm thế nào để khắc thủy tinh? (24/03/2017)
  • Thuốc chuột là chất gì mà có thể làm chuột chết ? (26/03/2017)

Những tin cũ hơn

  • Có phải các chất như nước,thép đều do các hạt nhỏ tạo nên? (22/02/2017)
  • Vì sao mọi vật đều do các nguyên tố tạo nên (21/02/2017)
  • Đèn led sáng bằng nước muối (10/02/2017)
  • Có thể dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF không? (12/01/2017)
  • Vì sao gạo nếp lại dẻo (23/12/2016)
  • Vì sao không dập tắt được đám cháy của kim loại mạnh bằng khí CO2 (21/12/2016)
  • Vì sao khi mở bình nước ngọt có ga lại có nhiều bọt khí thoát ra? (19/12/2016)
  • Vì sao đều làm từ sắt nhưng chảo lại giòn, muôi lại dẻo và dao lại sắc (17/12/2016)
  • Cặn đáy ấm là gì? Cách loại bỏ (09/12/2016)
  • Ý nghĩa con số độ ghi trên chai bia (07/12/2016)
+ Xem phản hồi - Gửi phản hồi

Ý kiến bạn đọc

Nội dung

Mã an toàn: Mã chống spamThay mới

Xem bản: Desktop | Mobile thaydungdayhoa.com là trang web cá nhân của thầy Phạm Ngọc Dũng Cronjob

Từ khóa » Nhiệt độ Sôi Của Oxit