Vì Sao đã Lớn Mà đêm Ngủ Vẫn đái Dầm? - Nhà Thuốc An Khang
Có thể bạn quan tâm
Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho
Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh
Chọn- Hồ Chí Minh
- Hà Nội
- Đà Nẵng
- An Giang
- Bà Rịa - Vũng Tàu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bạc Liêu
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Bình Định
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Cao Bằng
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Điện Biên
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tĩnh
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Lào Cai
- Long An
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Tây Ninh
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thanh Hóa
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Yên Bái Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
- Bài tin sức khỏe
- Người lớn đái dầm là bệnh gì? Cách cải thiện đái dầm ở người lớn
Bác sĩ Lưu Thị Lanh
Chuyên khoa: Nội khoa
Bác sĩ Lưu Thị Lanh chuyên khoa Nội thận - Cơ Xương Khớp tại Bệnh viện 30-4 hiện là bác sĩ thẩm định bài viết của Nhà thuốc An Khang.
Đái dầm là một tình trạng khá phổ biến và thường thấy ở trẻ em. Tuy nhiên, với người lớn đái dầm là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau. Cùng tìm hiểu các bệnh lý khiến người lớn đái dầm và cách khắc phục tình trạng này qua bài viết dưới đây nhé!
1Nguyên nhân đái dầm ở người lớn
Đái dầm ở người lớn là một triệu chứng gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và cuộc sống. Người lớn bị đái dầm có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau như:[1][2]
Chứng ngưng thở lúc ngủ
Ngưng thở khi ngủ là bệnh lý xảy ra do sự rối loạn nhịp thở. Điều này khiến người bệnh ngưng thở gián đoạn trong lúc ngủ và gây đe dọa đến tính mạng.
Một số người bệnh sẽ kèm theo triệu chứng đái dầm trong các cơn ngưng thở. Tần suất đái dầm sẽ tăng dần khi biểu hiện ngưng thở khi ngủ trở nên nghiêm trọng.
Người lớn có thể bị đái dầm nếu mắc hội chứng ngưng thở ban đêm
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Với người bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang liên tục bị kích thích bởi các yếu tố gây viêm. Do đó, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng tiểu rắt, tiểu són hoặc thậm chí là đái dầm trong đêm nếu viêm nhiễm nặng.
Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân gây ra đái dầm ở người lớn
Bàng quang “ nhỏ”
Kích thước bàng quang nhỏ hơn so với bình thường kéo theo lượng nước tiểu được dự trữ giảm đi. Vì thế, người bệnh thường phải đi tiểu liên tục, nhất là trong đêm. Nếu bệnh nhân không dậy kịp để đi tiểu sẽ dẫn đến biểu hiện đái dầm.
Bàng quang "nhỏ" khiến người lớn phải đi tiểu nhiều lần, dễ dẫn đến đái dầm
Bàng quang tăng hoạt
Bàng quang tăng hoạt là bệnh lý gây ra bởi sự kích thích thần kinh chi phối hoạt động của bàng quang quá mức. Người mắc bệnh này luôn cảm thấy buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần hoặc đái dầm trong đêm.
Bạn có thể bị đái dầm nếu mắc bệnh bàng quang tăng hoạt
Vấn đề nội tiết tố
Một số người lớn đái dầm là do những bệnh lý rối loạn nội tiết tố ADH với vai trò chống bài niệu, giảm lượng nước tiểu được đào thải ra ngoài quá mức. Khi nồng độ ADH giảm sút có thể dẫn đến số lượng nước tiểu tăng lên nhanh chóng, có thể gây ra biểu hiện đái dầm.
Rối loạn nội tiết tố ADH từ não bộ có thể là nguyên nhân gây đái dầm ở người lớn
Bệnh tiểu đường
Trong bệnh tiểu đường, khi cơ thể không kiểm soát lượng đường trong máu sẽ dẫn đến 1 phần đường được đào thải vào nước tiểu. Khi đó, áp lực thẩm thấu của nước tiểu tăng cao kéo theo nước từ trong cơ thể ra ngoài. Lúc này, người bệnh có thể gặp tình trạng tiểu nhiều, thậm chí đái dầm khi ngủ.
Người bệnh đái tháo đường có thể bị đái dầm vào ban đêm
Bệnh ung thư
Các khối ung thư bàng quang, ung thư tiền liệt tuyến thường có sự gia tăng kích thước nhanh chóng gây chèn ép vào đường tiểu. Người bệnh thường bị bí tiểu, tiểu buốt hoặc tiểu tiện không tự chủ.
Ung thư tuyến tiền liệt có thể là nguyên nhân gây ra đái dầm
Rối loạn thần kinh
Đái dầm cũng là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân có sự rối loạn thần kinh khiến cơ thể không tự làm chủ được hành vi của mình, đặc biệt là người cao tuổi. Một số bệnh lý thần kinh có thể gây đái dầm ở người lớn là:
- Sa sút trí tuệ, Alzheimer.
- Bệnh Parkinson.
- Bệnh đa xơ cứng.
Người bệnh Alzheimer có thể bị đái dầm vào ban đêm
Vấn đề liên quan đến lối sống
Ngoài ra, sự thay đổi đột ngột trong lối sống cũng có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng đái dầm khi ngủ ở người lớn. Tình trạng này thường liên quan đến:
- Sử dụng quá nhiều rượu bia vào bữa tối hoặc trước khi đi ngủ.
- Cơ thể căng thẳng, stress quá mức.
- Sử dụng các loại thuốc ngủ, thuốc an thần.
Sử dụng nhiều rượu bia có thể làm tăng tình trạng đái dầm ở người lớn
2Cách cải thiện tình trạng người lớn đái dầm
Đái dầm ở người lớn gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống. Vì thế, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để cải thiện tình trạng bệnh:[3][1]
Hạn chế uống nước vào buổi tối, đặc biệt các thức uống lợi tiểu
Bàng quang chứa quá nhiều nước tiểu có thể là nguyên nhân khiến bạn phải đi tiểu về đêm. Tuy nhiên, nếu bạn không dậy kịp sẽ dẫn đến đái dầm. Vì thế, bạn nên hạn chế uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ.
Với người bệnh mắc bệnh thận hoặc tim mạch, đòi hỏi phải sử dụng thuốc lợi tiểu để điều trị bệnh. Bạn cũng không nên uống thuốc lợi tiểu vào chiều tối, gần giờ đi ngủ mà nên uống thuốc sớm hơn.
Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ có thể giảm tình trạng đái dầm
Đặt báo thức để đi vệ sinh
Biện pháp này thường áp dụng với những người có thói quen đi tiểu từ 1 - 2 lần vào ban đêm. Để tránh việc ngủ quá dẫn đến đái dầm, bạn có thể báo thức vào khoảng 2 - 3 giờ sáng để chủ động đi tiểu.
Bạn có thể đặt báo thức để chủ động thức dậy đi tiểu
Hạn chế thức uống không lành mạnh
Rượu bia, cà phê là những thức uống kích thích hệ tiết niệu đào thải nước tiểu nhanh chóng. Vì thế, bạn không nên sử dụng quá nhiều những loại đồ uống này để tránh đái dầm về đêm.
Bạn không nên uống quá nhiều cà phê để tránh đái dầm
Tập luyện cơ sàn chậu
Hệ thống cơ sàn chậu chắc khỏe cũng có thể hạn chế tình trạng tiểu rắt, tiểu tiện không tự chủ. Do đó, bạn có thể luyện tập bài tập Kegel hàng ngày để làm săn chắc hệ thống cơ này.[4]
Bài tập Kegel làm săn chắc cơ sàn chậu, giảm triệu chứng đái dầm
Sử dụng thuốc
Nếu đái dầm mức độ nặng, liên tục hàng ngày và kéo dài thì bạn cần được điều trị bằng thuốc do bác sĩ chỉ định. Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ có thể sử dụng một số thuốc sau:
- Thuốc kháng sinh: để điều trị tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Thuốc kháng cholinergic: hạn chế tình trạng kích thích thần kinh ở bàng quang để giảm số lần đi tiểu.
- Desmopressin Acetate: giúp làm tăng nồng độ ADH trong máu giúp hạn chế đào thải quá nhiều nước tiểu.
- Thuốc điều trị phì đại tiền liệt tuyến: giúp giãn cơ, thu nhỏ kích thước tuyến nhằm giảm triệu chứng bí tiểu, tiện tiện không tự chủ.
Bác sĩ có thể dùng các thuốc khác nhau để chữa đái dầm theo từng nguyên nhân
Kích thích thần kinh chi phối hoạt động của bàng quang
Ngoài ra, bạn có thể tập luyện để kích thích thần kinh chi phối hoạt động của cơ thắt bàng quang giúp kiểm soát số lần đi tiểu nhằm tránh đái dầm vào ban đêm. Để thực hiện bài tập này, bạn nên nhịn tiểu ngắn và tăng dần sau một khoảng thời gian.
Nhịn tiểu tăng dần có cách kích thích thần kinh chi phối hoạt động của bàng quang
Phẫu thuật để tạo hình bàng quang
Biện pháp này thường áp dụng cho những bệnh nhân ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn muộn hoặc bàng quang quá nhỏ. Bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn bộ bàng quang sau đó tiến hành lấy 1 phần ruột để làm túi chứa nước tiểu cho bệnh nhân.
Bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật tạo hình bàng quang ở người bệnh nặng
3Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Đái dầm ở người lớn là một tình trạng bất thường. Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nếu bị đái dầm kèm theo các biểu hiện sau:
- Đái dầm thường xuyên trong nhiều ngày.
- Có tình trạng bí tiểu, tiểu buốt hoặc tiểu rắt.
- Đái dầm ra nước tiểu màu trắng đục, màu đỏ hoặc hồng.[5]
Đái dầm ra nước tiểu đỏ là dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ sớm
Bệnh viện uy tín
Khi người lớn gặp tình trạng đái dầm, bạn nên nhanh chóng đến khám tại khoa thận - tiết niệu ở bệnh viện địa phương. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo 1 số địa chỉ sau:
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thận Hà Nội, Bệnh viện Quân đội Trung ương 108…
- Tp.Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y dược Tp.Hồ Chí Minh...
- Đi tiểu không tự chủ là bệnh gì? Lưu ý 13 nguyên nhân dưới đây
- 7 nguyên nhân tiểu đêm có thể bạn chưa biết
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết được những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đái dầm ở người lớn cũng như các biện pháp để hạn chế bệnh. Tuy nhiên, bạn hãy đến thăm khám bác sĩ sớm nếu triệu chứng đái dầm ngày càng nghiêm trọng và không thuyên giảm sau khi áp dụng hết các cách trên nhé!
Nguồn tham khảo
Causes of Bed-Wetting in Adults and How to Treat It
https://www.healthline.com/health/adult-bed-wettingWhat Causes Adult Bedwetting?
https://www.verywellhealth.com/adult-bedwetting-5216129
Xem thêm
Từ khoá: đái dầm ở người lớn là bệnh gì người lớn đái dầm bị bệnh gì người lớn đái dầm là bệnh gì tại sao người lớn đái dầm người lớn đái dầmCác bài tin liên quan
-
Sức khoẻ & Bệnh
Tán sỏi thận qua da là gì? Ưu, nhược điểm và các lưu ý chăm sóc
Bác sĩ Lê Hoài Giang
4 tháng trước -
Sức khoẻ & Bệnh
Sỏi thận nên ăn gì và kiêng ăn gì? Lưu ý về chế độ ăn cho người bệnh
Bác sĩ Lưu Thị Lanh
5 tháng trước -
Sức khoẻ & Bệnh
Nguyên nhân viêm đường tiết niệu và cách phòng ngừa hiệu quả
Bác sĩ Trương Anh Khoa
5 tháng trước -
Sức khoẻ & Bệnh
6 biến chứng viêm đường tiết niệu bạn không nên bỏ qua
Bác sĩ Lê Hoài Giang
5 tháng trước
Chat Zalo(8h00 - 21h30)
1900 1572(8h00 - 21h30)
Từ khóa » đái Dầm
-
Người Lớn đái Dầm, Vì Sao? - Vinmec
-
Cách điều Trị đái Dầm ở Người Lớn - Vinmec
-
Bệnh đái Dầm Là Gì? Triệu Chứng & Thuốc • Hello Bacsi
-
Nguyên Nhân Và Cách điều Trị đái Dầm ở Người Lớn - Báo Tuổi Trẻ
-
8 Nguyên Nhân Trẻ Hay đái Dầm Mẹ Nên Biết - Medlatec
-
7 Cách Điều Trị Đái Dầm Ở Người Lớn Đơn Giản Tại Nhà - MedJin
-
TIỂU DẦM (ĐÁI DẦM) TRẺ EM - BV Xanh Pôn
-
Trẻ 8 Tuổi Vẫn đái Dầm Phải Làm Sao? - Monkey
-
Mách Bạn Một Vài Loại Thuốc Chữa Chứng đái Dầm Hiệu Quả
-
Đái Dầm ở Người Lớn: 12 Vấn đề Tâm Lý Và Bệnh Lý Liên Quan - Docosan
-
Đái Dầm ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Phương Pháp điều Trị Dứt điểm
-
Cháu 15 Tuổi Bị Bệnh đái Dầm Vào Ban đêm Từ Nhỏ đến Giờ Vẫn ...
-
Chữa đái Dầm ở Người Lớn – Tổng Hợp Những Phương Pháp Hiệu ...