Vì Sao đã Tiêm Vắc Xin Cúm Vẫn Có Thể Bị Cúm? | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Tiêm vắc xin cúm vẫn có thể bị cúm có đúng không?
Tiêm vắc xin cúm giúp hệ miễn dịch cơ thể tạo phản ứng miễn dịch sản xuất ra kháng thể chống lại tác nhân gây cúm. Do đó, nếu không may nhiễm virus gây bệnh tương ứng, chúng sẽ bị chúng sẽ bị các kháng thể này tiêu diệt và làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Song thực tế, vẫn có trường hợp tiêm vắc xin cúm vẫn có thể bị cúm, dưới đây là những nguyên nhân.
1.1. Do chưa đủ thời gian tác động sau khi tiêm vắc xin cúm
Để đạt hiệu quả miễn dịch tốt nhất, cơ thể cần thời gian khoảng 2 tuần kể từ khi tiêm vắc xin cúm, đây là thời gian để hệ miễn dịch sản xuất đủ lượng kháng thể cần thiết. Do đó, nếu không may nhiễm virus cúm trong thời gian này, bạn hoàn toàn có thể mắc bệnh. Nguyên nhân là do tiếp xúc với virus cúm từ môi trường xung quanh, vắc xin chứa virus đã chết hoặc bất hoạt nên không có khả năng gây bệnh.
Ngoài ra cần nhớ rằng, vắc xin cúm chỉ giúp ngăn ngừa bệnh cúm với chủng virus tương ứng, bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh có triệu chứng tương tự cúm như: viêm phế quản, cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn, viêm phổi,…
Cơ thể chỉ có miễn dịch với chủng virus cúm có trong vắc xin
1.2. Mắc phải chủng cúm không có trong vắc xin
Các loại vắc xin cúm hiện nay được nghiên cứu và sử dụng xác chết hoặc virus bất hoạt của các chủng cúm cụ thể có nguy cơ cao xảy ra hàng năm. Do đó, tiêm vắc xin cúm vẫn có thể bị cúm bởi có khả năng bạn mắc phải chủng cúm ít gặp không có trong vắc xin.
Thực tế các chủng virus cúm rất đa dạng, chúng biến đổi hàng năm và tự sinh ra nhiều chủng mới. Vì thế vắc xin cúm cũng được cập nhật hàng năm nên mọi người cũng cần tiêm vắc xin mỗi năm.
1.3. Người trên 65 tuổi
Vắc xin cúm được khuyến cáo nên tiêm cho người từ đủ 6 tháng tuổi trở lên, tuy nhiên với người già trên 65 tuổi thì vắc xin không mang lại hiệu quả tốt như độ tuổi trẻ hơn. Song người cao tuổi vẫn là đối tượng nguy cơ cao do hệ miễn dịch kém và thường mắc nhiều bệnh lý nền.
Hiệu quả của vắc xin cúm với người già trên 65 tuổi không mắc bệnh mạn tính, không sống trong viện dưỡng lão - môi trường dễ lây nhiễm đạt từ 40 - 70% khả năng ngừa bệnh.
Người lớn tuổi mắc bệnh mạn tính dễ gặp biến chứng do cúm hay viêm phổi cao hơn gây tử vong, do đó đối tượng này cần được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cẩn thận.
Miễn dịch không đáp ứng đủ là nguyên nhân tiêm vắc xin cúm nhưng vẫn mắc bệnh
1.4. Miễn dịch không đáp ứng đủ sau khi tiêm vắc xin
Nguyên nhân cuối cùng khiến bạn tiêm vắc xin cúm nhưng vẫn mắc bệnh là do cơ thể không đáp ứng miễn dịch đủ với liều tiêm quy định. Trường hợp này khá hiếm gặp, nguyên nhân có thể do hệ miễn dịch không ổn định hoặc hệ miễn dịch kém ở người cao tuổi, trẻ nhỏ, người mắc bệnh gây suy giảm miễn dịch.
Song ở các đối tượng này, dù không đạt hiệu quả ngừa bệnh tối ưu, vắc xin vẫn giúp kiểm soát khả năng bị biến chứng sẽ thấp hơn nên tỉ lệ tử vong cũng thấp hơn.
2. Hiệu quả của vắc xin cúm kéo dài bao lâu?
Vắc xin cúm có cơ chế phòng bệnh là do hệ miễn dịch cơ thể sản xuất kháng thể tương ứng với xác virus hoặc virus bất hoạt có trong vắc xin. Tuy nhiên, số lượng và hiệu lực của những kháng thể này sẽ giảm dần theo thời gian kéo theo hiệu quả phòng bệnh cũng giảm.
Với vắc xin cúm, để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất, Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ khuyến cáo nên tiêm hàng năm để duy trì kháng thể đủ bảo vệ cơ thể. Ngoài ra, đây còn là cách để cơ thể cập nhật các chủng virus cúm mới xuất hiện có nguy cơ gây bệnh cao.
Nên tiêm vắc xin cúm trước mùa dịch ít nhất 2 tuần
Vắc xin cúm có thể tiêm phòng cho tất cả người từ 6 tháng tuổi trở lên và nên tiêm phòng ở thời điểm thích hợp.
3. Thời điểm nên tiêm phòng vắc xin cúm
Cách phòng bệnh tốt nhất với vắc xin cúm là khi bạn tiêm ngừa trước khi mùa dịch bắt đầu lây lan trong cộng đồng ít nhất 2 tuần để cơ thể đủ sản xuất kháng thể bảo vệ. Như vậy, nên sắp xếp thời gian để tiêm phòng vắc xin cúm từ khoảng cuối tháng 10 đến tháng 11 phù hợp với đặc điểm dịch tễ của căn bệnh này ở nước ta.
Ngoài ra, còn tùy vào thời tiết và sự biến chủng của virus cúm mà thời điểm tiêm phòng vắc xin cúm được khuyến cáo hàng năm có thể khác nhau. Bạn có thể tiêm phòng muộn hơn nhưng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu không may nhiễm phải virus trước khi tiêm hoặc trước khi cơ thể tạo đủ kháng thể chống lại tác nhân.
Cần lưu ý với trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi đến 8 tuổi, cần tiêm vắc xin cúm 2 mũi, do đó, cha mẹ nên cho trẻ chủ động tiêm sớm hơn. Các mũi tiêm cần cách nhau ít nhất 4 tuần, điều này đảm bảo cơ thể trẻ có thể đáp ứng và tạo miễn dịch tốt hơn, tránh biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Trẻ nhỏ cần tiêm vắc xin cúm 2 mũi cách nhau ít nhất 4 tuần
Như vậy có một số nguyên nhân khiến bạn tiêm vắc xin cúm vẫn có thể bị cúm. Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những phương pháp chủ động ngừa bệnh hiệu quả nhất.
Bạn có thể chủ động đi tiêm vắc xin cúm tại các Bệnh viện, Trung tâm y tế uy tín được cấp phép và đăng ký tiêm với loại vắc xin cập nhật mới nhất trong năm. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cũng đang tổ chức tiêm phòng vắc xin cúm cho người dân, đặc biệt ở thời gian cao điểm cuối tháng 10 đến đầu tháng 11.
Để đăng ký tiêm và nhận tư vấn, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Từ khóa » Chích Ngừa Cảm Cúm ở đâu
-
Chích Ngừa Cảm Cúm Mùa - Phòng Khám đa Khoa Pasteur
-
Tiêm Vắc Xin Cúm Hết Bao Nhiêu Tiền Và Lịch Chích Ngừa ... - VNVC
-
Tiêm Phòng Vắc Xin Ngừa Cúm Cho Trẻ Em Và Người Lớn ở đâu Uy Tín?
-
Người Lớn Có Cần Tiêm Phòng Cúm Mùa? - Vinmec
-
Lợi ích Của Vắc-xin Cúm Mùa | Vinmec
-
Vắc- Xin Cúm: Những Lưu ý Bạn Cần Biết Trước Khi đi Tiêm
-
Chích Ngừa Cúm ở đâu, Giá Bao Nhiêu AloBacsi ơi?
-
Chích Ngừa Cúm Và Những điều Bạn Cần Lưu ý • Hello Bacsi
-
Chích Ngừa Cảm Cúm ở đâu Tphcm - BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MINH ANH
-
Làm Sao để Phòng Ngừa Cúm Mùa Hiệu Quả Nhất
-
VAXIGRIP (Pháp) Vắc Xin Phòng Bệnh Cúm Cho Trẻ Từ 6 Tháng ...
-
Dịch Vụ Tiêm Vaccine Cúm Mùa 2021/2022 Tại FMP Hà Nội
-
Tiêm Vắc Xin Ngừa Cúm Mùa - Tất Cả Các Vấn đề Liên Quan - Medlatec
-
Tổng Hợp 13 Câu Hỏi Về Tiêm Phòng Cúm Khi Mang Thai