VÌ SAO F0 KHỎI BỆNH VẪN CÓ THỂ MẮC HỘI CHỨNG COVID-19 ...
Có thể bạn quan tâm
- Tin Tức & Sự Kiện
- Tin y học quốc tế
- VÌ SAO F0 KHỎI BỆNH VẪN CÓ THỂ MẮC HỘI CHỨNG COVID-19 KÉO DÀI?
Từ 20 đến 96% bệnh nhân Covid-19 đã khỏi đều có thể mắc các triệu chứng cũ hoặc vấn đề về tim hay đông máu. Đây là nghiên cứu được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra nhằm giải thích rõ ràng về hội chứng Covid-19 kéo dài (Long Covid) ở những người đã khỏi bệnh.
Theo thông báo của WHO vào ngày 6-10, hội chứng Covid-19 kéo dài (hậu Covid-19) là tình trạng bệnh nhân mặc dù đã hồi phục khỏi Covid-19 cấp tính nhưng các triệu chứng vẫn còn kéo dài trên 4 tuần kể từ lúc khởi phát nhiễm trùng. Các triệu chứng này có thể đã có từ đợt bệnh cấp hoặc xuất hiện sau khi hồi phục. Theo số liệu thống kê ở Anh, tính đến ngày 1-8, khoảng 970.000 người, tương đương 1,5% dân số, mắc hội chứng Covid-19 kéo dài. Tất cả các biến thể gây bệnh Covid-19 cấp (gồm Alpha, Beta, Gamma, Zeta, Theta và Kappa, Eta và Delta, Lambda) đều có thể gây ra hội chứng hậu Covid-19. Các biểu hiện của hội chứng hậu Covid-19 Giống Covid-19 cấp tính, hội chứng Covid kéo dài gây tổn thương và biểu hiện triệu chứng ở nhiều cơ quan: Hô hấp, tim mạch, tâm thần kinh, tiêu hóa, nội tiết, thận, da lông. Triệu chứng thường gặp nhất là mệt mỏi kéo dài, đau đầu, đau cơ khớp, ho, khó thở, đặc biệt là khó thở khi vận động gắng sức, rụng tóc, mất mùi-vị, giảm khả năng nhận thức, như giảm tập trung, lú lẫn, hay các rối loạn tâm lý, như lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ. Biểu hiện đa cơ quan của bệnh Covid-19 thông qua thụ thể ACE2. Ảnh: Harry Crook. WHO ước tính 10-20% bệnh nhân Covid-19 trải qua các triệu chứng kéo dài trong nhiều tháng sau khi mắc bệnh. “Các triệu chứng có thể xuất hiện khi Covid-19 mới khởi phát hoặc sau khi bệnh nhân phục hồi. Các triệu chứng Covid-19 kéo dài có thể thay đổi hoặc tái phát theo thời gian”, WHO nói thêm. Không chỉ biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng kể trên, mà ở người bệnh còn có thể xuất hiện những bất thường cận lâm sàng, bất thường xét nghiệm như tăng men tim kéo dài, rối loạn đường huyết, rối loạn hormone giáp, giảm độ lọc cầu thận; rối loạn chức năng hô hấp; giảm độ khuếch tán phổi, hạn chế dung tích phổi; bất thường hình ảnh học; xơ phổi, giãn phế quản trên CT scan ngực, rối loạn chức năng tâm thất qua siêu âm tim... Những đối tượng nào dễ mắc? Tất cả bệnh nhân Covid-19 cấp tính đều có thể mắc hội chứng Covid-19 kéo dài, bao gồm người không triệu chứng tới bệnh nhân rất nặng phải điều trị trong đơn vị chăm sóc tích cực (ICU). Nhiều nghiên cứu chứng minh độ nặng của Covid-19 cấp tính có liên quan những yếu tố nguy cơ, như tuổi già, nam giới, béo phì, bệnh mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường... Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào cho thấy nguy cơ mắc hội chứng hậu Covid liên quan đến các yếu tố kể trên. Văn phòng Thống kê quốc gia Anh báo cáo hai nhóm có tỷ lệ mắc hội chứng hậu Covid-19 nhiều nhất là nữ và nhóm tuổi 35-49, những người sống ở các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bệnh dịch, những người làm trong ngành y tế, và những người có vấn đề sức khoẻ khác hoặc tàn tật. Những người nữ và nhóm tuổi từ 35 đến 49 dễ mắc hội chứng Covid-19 kéo dài. Ảnh minh họa: Reuters. Cơ chế gây bệnh Các chuyên gia giả thuyết rằng hội chứng này được gây ra bởi 3 cơ chế chính. Thứ nhất là sự xâm nhập trực tiếp của virus vào tế bào cơ thể người thông qua thụ thể của men chuyển hóa angiotensin 2 (ACE2), gây ra vô số tổn thương cấu trúc và rối loạn chức năng của tế bào mang thụ thể ACE2 ở hàng loạt các hệ thống cơ quan như: hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, nội tiết, thần kinh, cơ xương khớp, da lông. Thứ hai là phản ứng viêm và phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể trong quá trình chống lại sự xâm nhập và phát triển của virus, biểu hiện bằng hội chứng nổi tiếng “cơn bão cytokines” - gây bệnh cảnh nặng, tổn hại đa cơ quan trong đợt bệnh cấp. Thứ ba là những yếu tố tâm lý xã hội tiêu cực từ đại dịch như: Mắc bệnh, nghèo đói, mất việc, cách ly, mất người thân, đặc biệt là những bệnh nhân sống sót sau bệnh cảnh nguy kịch, từng điều trị tại đơn vị chăm sóc tích cực (ICU). LÊ ANH Tags tin y học quốc tế tin y hoc quoc te VÌ SAO F0 KHỎI BỆNH VẪN CÓ THỂ MẮC HỘI CHỨNG COVID-19 KÉO DÀI? vi sao f0 khoi benh van co the mac hoi chung covid 19 keo daiBài viết khác
Tin Tức & Sự Kiện- Tin chuyên ngành
- Hoạt động của bệnh viện
- Bệnh viện thông báo
- Sự kiện nổi bật
- Tin y học trong nước
- Tin y học quốc tế
- Sức khỏe và đời sống
- Thông tin Thuốc
- Ban Giám Đốc
- Phòng Kế hoạch tổng hợp - Tổ chức - Tài vụ
- Phòng Hành chính quản trị
- Phòng Điều Dưỡng
- Khoa Dinh dưỡng
- Khoa Chẩn đoán
- Khoa Nhi
- Khoa Hiếm muộn vô sinh
- Khoa Phụ - KHHGĐ
- Khoa Sanh
- Khoa Hậu sản - Hậu phẫu
- Khoa Cấp cứu - Phẫu thuật
- Khoa Dược
- Khoa Phòng Chống Nhiễm Khuẩn
- Khoa Xét Nghiệm
- Trang chủ
- Lịch tiêm ngừa
- KHOA HIẾM MUỘN - VÔ SINH BỆNH VIỆN PHỤ SẢN NHI BÌNH DƯƠNG
- Hỏi & Đáp
- Bảng giá viện phí
- Giới thiệu
- Lịch làm việc
- Dịch Vụ
- Ban Giám Đốc
- Đào tạo
- Các Khoa - Phòng Của Bệnh Viện
- Tin Tức & Sự Kiện
- Dành cho khách hàng
- Đăng ký khám bệnh
- Liên hệ
Từ khóa » Các Triệu Chứng Nặng Của F0
-
Những điều Cần Lưu ý Khi Trong Nhà Có Người Thuộc Nhóm Nguy Cơ ...
-
Dấu Hiệu Chuyển Nặng Của F0 Không Triệu Chứng Hoặc Nhẹ | Vinmec
-
11 Dấu Hiệu F0 Cần được Xử Trí Cấp Cứu Và Chuyển Viện Kịp Thời Theo ...
-
9 Hướng Dẫn F0 điều Trị Tại Nhà Cần Biết - Hoạt động Của địa Phương
-
NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG NHIỄM COVID-19 QUA TỪNG NGÀY
-
Cần Biết Các Triệu Chứng Covid-19 Nhẹ Và Trung Bình
-
Những Dấu Hiệu Cơ Bản để Nhận Biết Bạn đang Mắc Covid-19 Và ...
-
Di Chứng Hậu Covid-19 Kéo Dài Bao Lâu? Cách Khắc Phục Ra Sao?
-
10 Dấu Hiệu Nào Cảnh Báo Cần đưa F0 Nhập Viện Sớm?
-
Bộ Y Tế Bổ Sung Nhóm F0 Không Triệu Chứng Vào Phần Phân Loại ...
-
F0 Không Triệu Chứng được đưa Vào Phân Loại Mức độ Bệnh COVID ...
-
Ca COVID-19 Trẻ Em Tăng: Chuyên Gia Khuyến Cáo Các Dấu Hiệu ...
-
Biểu Hiện Và Mức độ Nguy Hiểm Của Virus Corona (Sars-Cov-2)
-
Giai đoạn Nào Nguy Hiểm Nhất Khi Mắc COVID-19?