Vì Sao GDP được Hầu Hết Các Quốc Gia Lựa Chọn Làm Chỉ Tiêu đánh ...

logo tap chi Cơ quan ngôn luậnTổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - eISSN 2734-9144; ISSN 2734-9136
  • HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH
    • Tin tức - sự kiện
    • Thống kê tập trung
    • Thống kê Bộ, ngành
  • KINH TẾ - XÃ HỘI
    • Thời sự - Chính trị
    • Kinh tế
    • Văn hóa - Xã hội - Môi trường
  • TƯ LIỆU ĐỊA PHƯƠNG
    • Số liệu thống kê
    • Kinh tế - Xã hội
    • Chuyên đề cơ sở
  • NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
  • SÁCH HAY THỐNG KÊ
  • QUỐC TẾ
    • Thống kê nước ngoài
    • Hội nhập quốc tế
  • LIÊN HỆ
  • THƯ VIỆN
    • Thư viện ảnh
    • Thư viện video
    • Thư viện tài liệu
  • GIỚI THIỆU
Trang chủ KINH TẾ - XÃ HỘI Kinh tế CTV gửi bài Site map Vì sao GDP được hầu hết các quốc gia lựa chọn làm chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế? 08/10/2021 - 02:21 PM Cỡ chữ

1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)

Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product – GDP) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp đánh giá kết quả hoạt động sản xuất trong phạm vi lãnh thổ kinh tế của một quốc gia. GDP là chỉ tiêu kinh tế quan trọng, được các nhà quản lý, các nhà kinh tế, nhà đầu tư cũng như các chuyên viên phân tích thị trường theo dõi rất chặt chẽ vì đó là chỉ tiêu phản ánh tổng giá trị của tất cả sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của một nền kinh tế trong khoảng thời gian cụ thể. GDP được tính theo lãnh thổ kinh tế, biểu thị kết quả sản xuất do các đơn vị thường trú tạo ra trong lãnh thổ kinh tế của một quốc gia, được tính và công bố theo quý, 6 tháng, 9 tháng, năm và phân tổ theo nhiều căn cứ khác nhau.

Nội dung của GDP được xét dưới các góc độ khác nhau, từ đó đưa tới ba phương pháp để tính chỉ tiêu kinh tế tổng hợp này. Cụ thể:

Theo góc độ sử dụng cuối cùng, GDP là tổng cầu của nền kinh tế gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư, tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước, tích luỹ tài sản (tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản quý hiếm), chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.

GDP

=

Tiêu dùng cuối cùng

+

Tích lũy tài sản

+

Chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

Theo góc độ thu nhập, GDP bằng tổng thu nhập tạo nên từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao động, vốn, đất đai, máy móc. Theo đó, GDP gồm 4 yếu tố: thu nhập của người lao động từ sản xuất (bằng tiền và hiện vật quy ra tiền), thuế sản xuất (đã giảm trừ phần trợ cấp cho sản xuất), khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất hoặc thu nhập hỗn hợp.

GDP

=

thu nhập của người lao động từ sản xuất

+

thuế sản xuất

+

khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất

+

thặng dư sản xuất hoặc thu nhập hỗn hợp

Theo góc độ sản xuất, GDP là tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của các ngành kinh tế và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm:

GDP

=

Tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của tất cả các ngành

+

Thuế sản phẩm

-

Trợ cấp sản phẩm

Với nội hàm của chỉ tiêu GDP, các nhà hoạch định chính sách và ngân hàng nhà nước có thể đánh giá thực trạng nền kinh tế đang dư thừa hay thiếu hụt, liệu có cần thúc đẩy hay kiềm chế, có các mối đe dọa như suy thoái hoặc lạm phát tràn lan không, từ đó kịp thời thực hiện các biện pháp cần thiết cho nền kinh tế quốc dân. Các nhà đầu tư chú ý đến GDP vì một tỷ lệ phần trăm thay đổi đáng kể trong GDP - tăng hoặc giảm - có thể có tác động đáng kể đến thị trường nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Ngoài ra, có thể dựa vào diễn biến của GDP để phân tích tác động của các biến số như chính sách tiền tệ và tài khóa, thuế, chi tiêu của chính phủ, các cú sốc kinh tế,... đến nền kinh tế làm cơ sở đưa ra các quyết định quản lý hiệu quả.

Tóm lại, tầm quan trọng của chỉ tiêu GDP là không thể phủ nhận. Samuelson và Nordhaus (1948) đã dùng hình ảnh ví khả năng của GDP trong việc cung cấp một bức tranh tổng thể về tình trạng của nền kinh tế như là khả năng của một vệ tinh trong không gian có thể khảo sát thời tiết trên toàn bộ lục địa.

2. Tổng thu nhập quốc gia (GNI)

Tiếp cận theo hướng thu nhập thực tế, chỉ tiêu tổng thu nhập quốc gia (Gross National Income - GNI) phản ánh kết quả thu nhập lần đầu được tạo ra từ các yếu tố sở hữu của một quốc gia tham gia vào hoạt động sản xuất trên lãnh thổ quốc gia đó hay ở nước ngoài trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Nói cách khác, GNI là tổng thu nhập người lao động và chủ thế kinh tế NDH1 [1] của quốc gia đó nhận được bất kể họ ở trong nước hay nước ngoài trừ đi phần thu nhập người lao động và thương nhân nước ngoài hoạt động tại quốc gia đó. Chỉ tiêu này được sử dụng bổ sung cho GDP để đo lường và theo dõi sự giàu có của một nền kinh tế, một quốc gia theo thời gian.

Tổng thu nhập quốc gia là chỉ tiêu cân đối của tài khoản phân phối thu nhập lần đầu. Do vậy, để tính chỉ tiêu này cần phải lập các tài khoản sản xuất và tài khoản hình thành thu nhập hoặc phải xuất phát từ chỉ tiêu GDP và các chỉ tiêu có liên quan. Công thức tính như sau:

GNI

=

GDP

-

Thuế (trừ trợ cấp) sản xuất và nhập khẩu của đơn vị không thường trú [2]

+

Chênh lệch giữa thu nhập của người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về và thu nhập của người nước ngoài ở Việt Nam gửi ra

+

Chênh lệch giữa thu nhập sở hữu nhận được từ nước ngoài với thu nhập sở hữu trả cho nước ngoài NDH3 [3]

Đối với nhiều quốc gia, chỉ có sự khác biệt nhỏ giữa GDP và GNI, nghĩa là thu nhập sở hữu thuần không đáng kể, không có hoặc có ít sự chênh lệch giữa thu nhập người lao động nhận được và các khoản thanh toán của quốc gia đó cho nước ngoài. Ngược lại, GNI có xu hướng cao hơn GDP khi quốc gia nhận được nhiều thu nhập sở hữu từ đầu tư và thu nhập người lao động làm việc ở nước ngoài. Trong trường hợp nước ngoài có quyền kiểm soát lớn đối với sản lượng quốc gia và thu nhập sở hữu nhận được không đáng kể, GNI sẽ thấp hơn GDP.

Như vậy, điểm mạnh của GNI là thước đo kinh tế ghi nhận tất cả khoản thuần thu nhập đi vào nền kinh tế quốc dân, không tính đến phạm vi lãnh thổ kinh tế của thu nhập đó. Nói cách khác, đó là thuần thu nhập thực tế từ sản xuất và sở hữu tài sản của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Do đó, đây cũng là một chỉ tiêu hữu ích hỗ trợ các nhà nghiên cứu, hoạch định xây dựng được bức tranh toàn cảnh hơn về hoạt động kinh tế.

3. Vai trò của GDP và GNI trong đánh giá tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia Hai chỉ tiêu kinh tế tổng hợp là Tổng sản phẩm trong nước (GDP) và Tổng thu nhập quốc gia (GNI) đều có vai trò quan trọng trong đánh giá hoạt động của một nền kinh tế hay một quốc gia. Tuy nhiên, nội hàm và cách tiếp cận của GDP và GNI không giống nhau, dẫn đến vai trò của từng chỉ tiêu trong đánh giá tăng trưởng kinh tế cũng khác nhau. Bảng 1 nêu rõ sự khác biệt cơ bản giữa hai chỉ tiêu này. Bảng 1. So sánh giữa Tổng sản phẩm trong nước và Tổng thu nhập quốc gia

Chỉ tiêu Đặc điểm

Tổng sản phẩm trong nước (GDP)

Tổng thu nhập quốc gia (GNI)

Cách tiếp cận

Giá trị tăng thêm từ sản xuất trong nước

Thu nhập từ sản xuất và sở hữu tài sản

Nội dung phản ánh

Kết quả hoạt động sản xuất

Kết quả phân phối thu nhập lần đầu

Phạm vi tính

Trong lãnh thổ kinh tế, không quan tâm quyền sở hữu

Trong và ngoài lãnh thổ kinh tế, thuộc quyền sở hữu của quốc gia

Công thức tính

03 phương pháp theo các cách tiếp cận sản xuất, phân phối thu nhập và sử dụng cuối cùng

GDP + chênh lệch thu chi thu nhập sở hữu và thu nhập người lao động với nước ngoài

Kỳ đánh giá

3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng

12 tháng

Phân tổ

Theo ngành kinh tế, loại hình kinh tế, mục đích sử dụng, tỉnh/thành phố

Theo khu vực thể chế (hiện nay Việt Nam chưa thực hiện)

Tác dụng

Phản ánh quy mô nền kinh tế, sức mạnh kinh tế của quốc gia

Phản ánh sự giàu có, tiềm lực kinh tế của công dân quốc gia

Như vậy, GDP và GNI là hai thước đo hoạt động kinh tế với đối tượng đo lường không giống nhau. Nếu như GDP đánh giá khả năng sản xuất của một nền kinh tế hay tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong lãnh thổ kinh tế của quốc gia, đo lường quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thì GNI là thu nhập thực tế do người lao động và các chủ thể kinh tế thuộc sở hữu quốc gia tạo ra và nhận được, không phân biệt vị trí của họ là ở trong hay ngoài nước. Từ đó, vai trò của từng chỉ tiêu trong đánh giá tăng trưởng kinh tế cũng khác nhau. GDP giúp chúng ta thấy được quy mô, sức khỏe nền kinh tế của một quốc gia trong khi GNI thể hiện tiềm lực kinh tế của quốc gia đó.

4. Vấn đề lựa chọn chỉ tiêu GDP để đánh giá tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản xuất mà một nền kinh tế tạo ra theo thời gian. Trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu có thể đưa ra được định hướng, chính sách phát triển trong giai đoạn kế tiếp. Như phân tích ở trên, do GDP là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, được sử dụng như một chỉ báo về sức khỏe chung của nền kinh tế, chỉ tiêu này được hầu hết quốc gia trên thế giới sử dụng trong đánh giá tăng trưởng kinh tế. Sở dĩ như vậy là do:

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế dựa vào chỉ tiêu GDP giúp các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và phân tích thị trường đưa ra quyết định phù hợp với thực trạng nền kinh tế. GDP tăng là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang hoạt động tốt, các doanh nghiệp tự tin đầu tư nhiều hơn. Đây là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Ngược lại, khi tăng trưởng GDP rất thấp hoặc nền kinh tế đi vào suy thoái, điều ngược lại sẽ xảy ra: người lao động có thể bị thôi việc, trả lương thấp hơn và các doanh nghiệp không có ý định muốn đầu tư mở rộng thêm.

Thứ hai, việc sử dụng GDP trong đo lường tăng trưởng kinh tế rất hữu ích cho các ngân hàng trung ương khi xác định các chỉ tiêu nợ công, nợ chính phủ, bội chi ngân sách... so với GDP, từ đó có những điều chỉnh phù hợp chính sách tài khóa và tiền tệ. Đó còn là cơ sở để tính các chỉ tiêu cân đối khác trong nền kinh tế như tổng tích lũy tài sản trong GDP, tiêu dùng cuối cùng trong GDP, tổng vốn đầu tư xã hội so với GDP, tỷ lệ xuất nhập khẩu so với GDP,... Nhờ việc tiếp cận từ hoạt động sản xuất và đo lường kết quả sản xuất của nền kinh tế, GDP được sử dụng trong tính toán các cân đối lớn của nền kinh tế, phản ánh rõ ràng đặc điểm, tính chất tăng trưởng của một quốc gia.

Thứ ba, cách tính và tiếp cận GDP cho phép họ đánh giá cơ cấu cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và nhóm ngành kinh tế. GDP được tính và phân tổ theo ngành kinh tế, theo khu vực kinh tế và theo tỉnh/thành phố (GRDP) trong khi GNI do tính thêm phần thu nhập sở hữu thuần, không thể thực hiện phân tổ theo ngành kinh tế và theo tỉnh, thành phố mà chỉ phân tổ theo khu vực thể chế. Để trở thành cơ sở lập kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế quốc gia, chỉ tiêu GDP giúp phản ánh rõ ràng hơn thực trạng sản xuất của nền kinh tế, của từng ngành kinh tế, từ đó các Chính phủ sẽ có định hướng tập trung phát triển khu vực kinh tế, vùng kinh tế quan tâm. Hơn nữa, do chỉ phụ thuộc vào các hoạt động sản xuất trong lãnh thổ kinh tế của quốc gia, các Chính phủ dễ dàng và thuận lợi hơn trong thu thập dữ liệu công bố chỉ tiêu GDP theo một số kỳ nhất định trong năm. Trong khi đó, để xác định được GNI cần phải thu thập số liệu của thương nhân và người lao động ở nước ngoài cũng như bóc tách thu nhập của thương nhân và người lao động nước ngoài làm việc tại quốc gia – việc làm đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.

Như vậy, tuy còn một số hạn chế nhất định trong nội dung phản ánh, GDP vẫn là chỉ tiêu quan trọng mà các Chính phủ lựa chọn để đánh giá và so sánh tăng trưởng của các quốc gia trên thế giới. Từ đó, các quốc gia sẽ có các chính sách phát triển kinh tế phù hợp, các doanh nghiệp cũng có cơ sở để ra quyết định đầu tư, mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh.

TS. Nguyễn Minh Thu Khoa Thống kê, Đại học Kinh tế quốc dân

__________________________________ [1] Thu nhập tạo ra trong nền kinh tế ko chỉ có khối dn mà còn cả các đơn vị sự nghiệp, hộ cá thể, htx, cqhc… gọi chung là chủ thể kinh tế

[2] Đơn vị không thường trú là đơn vị không có trụ sở, không có địa điểm sản xuất hoặc nhà cửa trong lãnh thổ kinh tế của quốc gia, không tiến hành các hoạt động sản xuất và giao dịch kinh tế với thời gian lâu dài (thường trên một năm).

[3] Công thức theo SNA 2008 (2.143). Công thức trên theo Sách của VN bị thiếu phần Thuế

Về trang trước In trang Các bài viết khác Nhiều điểm sáng tích cực trong bức tranh kinh tế -xã hội năm 2024 Nhiều điểm sáng tích cực trong bức tranh kinh tế -xã hội năm 2024

06/01/2025

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,0%, đạt mục tiêu Chính phủ đề ra Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,0%, đạt mục tiêu Chính phủ đề ra

06/01/2025

Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam năm 2024 đạt mức cao nhất từ trước đến nay Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam năm 2024 đạt mức cao nhất từ trước đến nay

06/01/2025

Năm 2024 - Việt Nam xuất siêu năm thứ 9 liên tiếp Năm 2024 - Việt Nam xuất siêu năm thứ 9 liên tiếp

06/01/2025

Tổng quan kinh tế - xã hội cả nước quý IV và cả năm 2024 Tổng quan kinh tế - xã hội cả nước quý IV và cả năm 2024

06/01/2025

Việt Nam lọt top 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á năm 2025 Việt Nam lọt top 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á năm 2025

04/01/2025

Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 thuộc Top 10 thế giới Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 thuộc Top 10 thế giới

04/01/2025

Thương mại Việt Nam - Indonesia gần đạt mục tiêu 18 tỷ USD vào năm 2028 Thương mại Việt Nam - Indonesia gần đạt mục tiêu 18 tỷ USD vào năm 2028

02/01/2025

Thu ngân sách nhà nước năm 2024 vượt thu trên 300 nghìn tỷ đồng Thu ngân sách nhà nước năm 2024 vượt thu trên 300 nghìn tỷ đồng

02/01/2025

Chính thức giảm 2% thuế VAT đến hết tháng Sáu Chính thức giảm 2% thuế VAT đến hết tháng Sáu

02/01/2025

Việt Nam hướng đến phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh Việt Nam hướng đến phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh

31/12/2024

Quyết tâm hoàn thành thắng lợi mục tiêu phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025 Quyết tâm hoàn thành thắng lợi mục tiêu phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025

28/12/2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành nông nghiệp phải tăng tốc, bứt phá trong năm 2025 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành nông nghiệp phải tăng tốc, bứt phá trong năm 2025

28/12/2024

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

27/12/2024

Tăng cường phòng vệ thương mại tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất Tăng cường phòng vệ thương mại tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất

26/12/2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị,  thách thức năm 2025 Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị, thách thức năm 2025

26/12/2024

Kỳ vọng doanh nghiệp sẽ đưa đất nước vươn lên mạnh mẽ, cất cánh vào kỷ nguyên mới Kỳ vọng doanh nghiệp sẽ đưa đất nước vươn lên mạnh mẽ, cất cánh vào kỷ nguyên mới

25/12/2024

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao hơn các nước thuộc nhóm ASEAN-6 Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao hơn các nước thuộc nhóm ASEAN-6

25/12/2024

Năm 2024, cả nước có trên 14.300 Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả Năm 2024, cả nước có trên 14.300 Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả

25/12/2024

Nhiều quy định đột phá về đầu tư sắp đi vào cuộc sống Nhiều quy định đột phá về đầu tư sắp đi vào cuộc sống

24/12/2024

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP Vùng Trung du và miền núi phía Bắc dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP

20/12/2024

Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn

17/12/2024

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Nhiều doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ, trở thành niềm tự hào quốc gia Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Nhiều doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ, trở thành niềm tự hào quốc gia

16/12/2024

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Kinh tế-xã hội 11 tháng năm 2024 khẳng định sự phục hồi mạnh mẽ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Kinh tế-xã hội 11 tháng năm 2024 khẳng định sự phục hồi mạnh mẽ

10/12/2024

Sản xuất công nghiệp 11 tháng năm 2024: Ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt tăng trưởng Sản xuất công nghiệp 11 tháng năm 2024: Ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt tăng trưởng

10/12/2024

Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Tăng trưởng cả năm 2024 có thể vượt mục tiêu 7% Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Tăng trưởng cả năm 2024 có thể vượt mục tiêu 7%

09/12/2024

Ngành cao su Việt Nam: Hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững Ngành cao su Việt Nam: Hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

07/12/2024

Nhận diện điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội cả nước 11 tháng năm 2024 Nhận diện điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội cả nước 11 tháng năm 2024

07/12/2024

Xuất nhập khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2024 vượt mốc 700 triệu USD Xuất nhập khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2024 vượt mốc 700 triệu USD

06/12/2024

Tổng quan thị trường giá cả tháng Mười một và 11 tháng năm 2024 Tổng quan thị trường giá cả tháng Mười một và 11 tháng năm 2024

06/12/2024

Tình hình kinh tế - xã hội cả nước tháng Mười một và 11 tháng năm 2024 Tình hình kinh tế - xã hội cả nước tháng Mười một và 11 tháng năm 2024

06/12/2024

Việt Nam và Tập đoàn NVIDIA ký hợp tác thành lập hai trung tâm về AI Việt Nam và Tập đoàn NVIDIA ký hợp tác thành lập hai trung tâm về AI

06/12/2024

Vùng Đông Nam Bộ phấn đấu tăng trưởng 2 con số vào năm 2025 Vùng Đông Nam Bộ phấn đấu tăng trưởng 2 con số vào năm 2025

04/12/2024

PMI Việt Nam tháng 11/2024 đạt 50,8 điểm, tăng trưởng ở mức khiêm tốn nhưng triển vọng vẫn lạc quan PMI Việt Nam tháng 11/2024 đạt 50,8 điểm, tăng trưởng ở mức khiêm tốn nhưng triển vọng vẫn lạc quan

03/12/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, phấn đấu GDP năm 2025 đạt khoảng 8%  Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, phấn đấu GDP năm 2025 đạt khoảng 8%

01/12/2024

Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi) Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

01/12/2024

Tin tức nổi bật Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam năm 2024 đạt mức cao nhất từ trước đến nay Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam năm 2024 đạt mức cao nhất từ trước đến nay Thu ngân sách nhà nước năm 2024 vượt thu trên 300 nghìn tỷ đồng Thu ngân sách nhà nước năm 2024 vượt thu trên 300 nghìn tỷ đồng Tổng cục Thống kê với triển khai Đề án xây dựng Cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia Tổng cục Thống kê với triển khai Đề án xây dựng Cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia Khoa học dữ liệu - công cụ đảm bảo thành công cho tiến trình chuyển đổi số của Việt Nam Khoa học dữ liệu - công cụ đảm bảo thành công cho tiến trình chuyển đổi số của Việt Nam Giới thiệu Tạp Chí IN Kỳ II tháng 12 năm 2023 (660) Kỳ II tháng 12 năm 2023 (660) Kỳ I tháng 12 năm 2023 (659) Kỳ I tháng 12 năm 2023 (659) Kỳ II tháng 11 năm 2023 (658) Kỳ II tháng 11 năm 2023 (658) Kỳ I tháng 11 năm 2023 (657) Kỳ I tháng 11 năm 2023 (657) Tinh hình kinh tế xã hội - cả nước Chi số giá Emagazine Tư liệu MP3 Infographic Tình hình kinh tế - xã hội cả nước tháng Mười và 10 tháng năm 2023 Tình hình kinh tế - xã hội cả nước tháng Mười và 10 tháng năm 2023 Tin qua ảnh Chùm tin ảnh Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Tổng cục Thống kê Chùm tin ảnh Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Tổng cục Thống kê Chùm ảnh Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê tham dự Diễn đàn Thống kê Trung Quốc - ASEAN lần thứ 9 Chùm ảnh Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê tham dự Diễn đàn Thống kê Trung Quốc - ASEAN lần thứ 9 Chùm ảnh Tống thống Hoa Kỳ Joe Biden trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam Chùm ảnh Tống thống Hoa Kỳ Joe Biden trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam Chùm ảnh Hội nghị tập huấn điều tra người khuyết tật năm 2023 và điều tra chi tiêu của khách du lịch, khách quốc tế đến Việt Nam Chùm ảnh Hội nghị tập huấn điều tra người khuyết tật năm 2023 và điều tra chi tiêu của khách du lịch, khách quốc tế đến Việt Nam Hội thảo quốc tế Quản lý hệ sinh thái, quản trị dữ liệu, giám hộ dữ liêu Hội thảo quốc tế Quản lý hệ sinh thái, quản trị dữ liệu, giám hộ dữ liêu Thư viện ảnh DSC_2447 (Copy) DSC_2477 (Copy) DSC_2452 (Copy) DSC_2474 (Copy) DSC_2491 (Copy) DSC_2495 (Copy) Họp báo công bố Sách Trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2019 Video Ngành Thống kê vượt khó hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024 Ngành Thống kê vượt khó hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024 Số hóa dữ liệu thống kê tăng khả năng tiếp cận của người dùng tin Số hóa dữ liệu thống kê tăng khả năng tiếp cận của người dùng tin Sôi nổi hội thi Đôi đũa vàng GSO năm 2024 Sôi nổi hội thi Đôi đũa vàng GSO năm 2024 Liên kết website Liên kết websiteChọn liên kếtTổng cục Thống kê Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Tôi đánh giá cao Tôi rất hài lòng Bình thường Không có gì nổi bật Đánh giá Xem kết quả Kết quả Đánh giá của đọc giả về thông tin chúng tôi cung cấp Tổng cộng: phiếu

TẠP CHÍ CON SỐ & SỰ KIỆN

Đơn vị chủ quản: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Giấy phép xuất bản số: 340/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09 tháng 6 năm 2021 Phó Tổng biên tập phụ trách: Bùi Bích Thủy Trụ sở chính: 54 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: (84-24) 3734.4920 - 3734.4970 - 3734.4971 | Fax: 84-24-3734.4969 Email: [email protected] Website: consosukien.vn Chung nhan Tin Nhiem Mang © 2018 Thuộc về Tổng cục thống kê. All rights reserved. Đang online: 172 Tổng truy cập: 56.357.521 Top

Từ khóa » Tổng Sản Lượng Gdp