Vì Sao Giá Vàng Miếng Tăng Vù Vù, Gần Như "một Mình Một Kiểu"?
Có thể bạn quan tâm
Vàng "loạn giá", ai rủi ro, ai được lợi?
Cập nhật lúc 16h ngày 10/3, giá vàng miếng SJC được niêm yết tại 68 - 69,8 triệu đồng/lượng (mua - bán), đang đắt hơn thế giới 15,04 triệu đồng/lượng nếu tính theo tỷ giá ngân hàng. Trong khi đó, vàng nhẫn SJC được giao dịch ở mốc 55,8 - 56,8 triệu đồng/lượng (mua - bán), thấp hơn vàng miếng SJC từ...12,2 đến 13 triệu đồng/lượng.
Ông Nguyễn Ngọc Trọng, Giám đốc Công ty vàng Đối tác mới (NPJ), đánh giá trong những ngày qua, giá vàng SJC trong nước biến động rất mạnh, không bị chi phối nhiều bởi giá vàng thế giới.
Có những thời điểm giá vàng thế giới chỉ tăng vài chục USD mỗi ounce nhưng giá trong nước lại tăng tới 6 - 7 triệu đồng/lượng. Ngược lại, có thời điểm giá vàng thế giới tăng mạnh, vượt mốc 2.050 USD/ounce, giá trong nước lại giảm 3 - 4 triệu đồng/lượng, ông Trọng dẫn chứng.
Theo ông, giá vàng miếng trong nước hiện nay không đi cùng nhịp với giá thế giới mà bị tác động chính bởi tâm lý của nhà đầu tư và có yếu tố yếu tố phòng thủ của các công ty vàng mà lý do là thương hiệu vàng miếng SJC do Ngân hàng Nhà nước độc quyền.
Ông Trọng phân tích, người dân có tâm lý mua vàng tích trữ. Do đó, chiến sự giữa Ukraine và Nga xảy ra cũng là một lý do để người dân đi mua vàng. Do nguồn cung vàng miếng hạn chế, quy mô giao dịch cũng không lớn nên các công ty nâng giá lên.
Khi giá vàng tăng cao, lực bán xuất hiện dù không quá lớn nhưng cao hơn lực mua nên các doanh nghiệp vàng sau đó điều chỉnh giá. So với mức đỉnh gần 74,5 triệu đồng/lượng ngày 8/3, giá vàng sáng 10/3 đã giảm hơn 6 triệu đồng/lượng. "Hiện tại, các "nhà vàng" vẫn niêm yết giá bán và giá mua chênh lệch lớn để phòng thủ vì họ chưa nắm được tâm lý người dân thế nào", ông Trọng nhận xét.
Theo ông, mức chênh lệch hiện tại khoảng 2 triệu đồng giữa chiều bán ra và mua vào với vàng miếng SJC tạo ra rủi ro lớn cho nhà đầu tư. Tạm tính theo mức giá vàng sáng 10/3 là hơn 68 triệu đồng/lượng, mức chênh lệch 2 triệu đồng đã khiến người mua vàng lỗ ngay 3% khi mua vào. Trong khi đó, với biên độ chênh lệch lớn hơn, các "nhà vàng" lại có biên lợi nhuận tốt hơn.
Ngoài ra, một rủi ro khác với nhà đầu tư là giá vàng trong nước hiện nay cao hơn nhiều so với giá thế giới. Theo giá vàng và giá USD trên thị trường tự do sáng 10/3, ông Trọng tính toán giá vàng trong nước chênh lệch hơn 12 triệu đồng so với giá thế giới.
"Thị trường không liên thông nên giá vàng SJC và giá thế giới không có sự gắn kết. Giá trong nước được quyết định bởi cung cầu và tâm lý đầu tư của người dân nên có thời điểm cao hơn giá thế giới 15 triệu đồng/lượng. Chỉ có thị trường Việt Nam mới có mức chênh lệch cao như vậy, rất bất cập", ông Trọng nêu quan điểm.
Giám đốc NPJ cho biết hiện nay Ngân hàng Nhà nước không cho phép nhập vàng nguyên liệu nên mức chênh giữa giá vàng trong nước và thế giới phụ thuộc vào cung cầu trên thị trường. Điều này khiến người dân trong nước phải mua vàng với giá rất cao.
Điều này lại dẫn đến nhiều rủi ro như tỷ suất lợi nhuận thấp hơn vì số tiền bỏ ra quá lớn. Ngoài ra, nếu Nhà nước có chính sách mới về quản lý vàng kéo biên độ chênh lệch giữa giá trong nước và thế giới hẹp lại hay nếu giá thế giới giảm, lực bán tháo xuất hiện, người mua vàng ở giá cao sẽ gánh rủi ro chịu lỗ lớn.
Trong khi đó, với các loại vàng nhẫn, dù người dân cũng có nhu cầu nhưng do nguồn cung dồi dào hơn nên giá trong nước không thể tăng quá cao so với giá thế giới. Vì vậy, giá vàng nhẫn trong nước bám khá sát với giá thế giới.
Thị trường vàng Việt Nam không liên thông với thế giới
Trao đổi Dân trí, ông Huỳnh Trung Khánh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, cho rằng, sự chênh lệch giá cao giữa vàng miếng và vàng nhẫn có nhiều lý do. Còn nguyên nhân khiến giá vàng miếng SJC trong nước liên tục vênh cao so với thế giới do thị trường vàng ở Việt Nam không liên thông với thị trường vàng thế giới.
Cụ thể, Nghị định 24 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực từ năm 2012 quy định: Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng; Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng.
Đồng thời, Nghị định 24 cũng nêu rõ khái niệm về vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ. Vàng nguyên liệu là vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại vàng khác.
Thời điểm đó, Ngân hàng Nhà nước đã chọn vàng miếng SJC làm thương hiệu vàng miếng quốc gia. Còn các loại vàng nhẫn, vàng trang sức sẽ do các doanh nghiệp tự sản xuất.
Theo ông Khánh, trong các giao dịch vàng, người dân có xu hướng thích vàng miếng SJC hơn vì chúng có thể mang đi giao dịch ở khắp các tiệm vàng mà vẫn giữ được giá tốt. Trong khi đó, các loại vàng nhẫn, vàng trang sức mang các thương hiệu riêng thường có tình trạng mất giá nếu mua ở một tiệm và bán ở một tiệm khác.
"Giá vàng nhẫn, vàng trang sức có chênh lệch với thế giới nhưng không nhiều vì chúng không "quý hiếm" như vàng SJC", ông Khánh nói.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam thông tin thêm, gần 10 năm gần đây, Việt Nam không nhập khẩu vàng dẫn đến nguồn cung khan hiếm. Do đó, số lượng vàng SJC lưu thông trên thị trường chỉ có vậy nên mới dẫn đến tình trạng giá vàng lên cao chót vót mỗi khi người mua nhiều hơn người bán.
Còn lý giải về câu chuyện những ngày gần đây chênh lệch giá mua - bán ở các tiệm vàng có thời điểm lên đến gần 2 triệu đồng/lượng, ông Khánh cho rằng nếu các cửa hàng không bung biên độ lớn thì họ sẽ chịu thiệt, thua lỗ. "Thông thường, các thương hiệu, tiệm vàng sẽ nhìn nhau để đưa ra những mức chênh lệch tương đương. Còn chấp nhận mua với giá đó hay không thì người tiêu dùng sẽ đưa ra những quyết định cuối cùng", ông nói.
Tuy nhiên, ông Khánh cũng khuyến cáo người dân nên thận trọng giao dịch vàng trong những ngày gần đây vì giá kim loại quý liên tục biến động. Hơn nữa, trước khi mua bán vàng, mọi người cần xem xét kỹ, tránh chạy theo tâm lý đám đông.
Còn chuyên gia Đinh Trọng Thịnh cho rằng Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét cho nhập khẩu vàng để điều chỉnh giá vàng Việt Nam và thế giới về gần nhau, không còn chênh lệch quá cao. Hơn nữa, việc này sẽ giúp hạn chế tình trạng buôn lậu vàng qua biên giới khi giá kim loại quý trong nước tăng cao. Nếu nhập khẩu vàng thì phải dùng đến ngoại tệ, ông Thịnh cho rằng "không ảnh hưởng nhiều vì chính sách điều hành, quản lý thị trường ở Việt Nam rất chặt chẽ".
Từ khóa » Chênh Lệch Giá Vàng Pnj Và Sjc
-
Giải đáp: Tại Sao Giá Vàng SJC Cao Hơn PNJ? - TheBank
-
Tại Sao Vàng SJC Lại đắt Hơn Vàng PNJ Và Các Loại Vàng Khác Trên ...
-
Tại Sao Giá Vàng Miếng 24K Của SJC Luôn đắt Hơn Vàng Các Hãng ...
-
Vàng Miếng SJC Chênh Quá Cao, Người Dân Chuyển Sang Mua Vàng ...
-
Phải Kéo Giá Vàng SJC Về Sát Giá Thế Giới!
-
Lo Lắng Vì Giữ Vàng Miếng Không Phải SJC - Hànộimới
-
Tại Sao Vàng PNJ Lại Rẻ Hơn SJC - Thả Rông
-
Tại Sao Vàng Pnj Rẻ Hơn Sjc
-
Tại Sao Giá Vàng PNJ Thấp Hơn SJC
-
Tại Sao Giá Vàng Miếng 24K Của SJC Luôn đắt Hơn Vàng ... - AFamily
-
Chữ 'SJC' Giá Bao Nhiêu?
-
Tại Sao Giá Vàng SJC Cao Hơn PNJ
-
Đề Xuất Xóa Bỏ độc Quyền Sản Xuất Vàng Miếng
-
Giá Vàng Hôm Nay: PNJ, SJC, 9999, 18K, 24K Cập Nhật Mới Nhất