Vì Sao Hoa Quả ở Nhật Bản Rất đắt, Một Quả Dưa Có Thể Bán Tới Nửa Tỉ ...

Miyuki Kaida, nhân viên chuỗi cửa hàng hoa quả Sun Fruits, giới thiệu hoa quả cao cấp tại một cửa hàng tại Tokyo. Ảnh: AFP
Miyuki Kaida, nhân viên chuỗi cửa hàng hoa quả Sun Fruits, giới thiệu hoa quả cao cấp tại một cửa hàng tại Tokyo. Ảnh: AFP

1. Văn hóa trái cây siêu đắt Nhật Bản

Các cửa hàng mang biển hiệu Senbikiya tọa lạc ở khu vực phồn hoa của Tokyo với một sảnh vào đẹp đẽ và lộng lẫy.

Thoạt nhìn các cửa hàng này giống như một cửa hàng sang trọng bán quần áo cao cấp và túi hàng hiệu, chỉ khi đi vào mới biết đằng sau các tấm kính là thế giới hoa quả và giá cả không thua kém một chiếc túi Louis Vuitton (LV).

Ngay cả tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc cũng phải cân đo đong đếm để rồi phải ra đi trong hổ thẹn, "Một quả dưa bán với giá 100.000 nhân dân tệ (hơn 15.000 USD, người Nhật thật đáng sợ."

Nhiều chủ quán giải khát ở Trung Quốc có thể có kinh nghiệm này, trong vài năm trước, khi các đoàn khách du lịch Nhật Bản đến, trái cây sẽ nhanh chóng được tiêu thụ, nhưng hải sản và thịt lại ít được ưa chuộng. Du khách Nhật ăn từng đĩa dưa hấu, trên khuôn mặt lộ rõ ​​vẻ vui mừng.

Những người không hiểu về điều kiện quốc gia của Nhật Bản có thể nghĩ, nền kinh tế Nhật Bản không phải rất phát triển sao, tại sao họ thậm chí không thể ăn dưa hấu? Nhưng thực tế là như thế này. Ở Nhật Bản, trái cây được coi là biểu hiện của bản sắc và địa vị, thậm chí trái cây cao cấp còn có thể được dùng để tặng biếu.

Trưởng khoa Quan hệ xã hội của Đại học Wisconsin - Madison, tiến sĩ Soyeon Shim cho hay đối với người Nhật Bản, việc mua và nhấm nháp trái cây không chỉ đơn thuần là tốt cho sức khỏe, mà còn nhằm thể hiện địa vị xã hội. "Trái cây được xem là vật phẩm xa xỉ, đóng vai trò quan trọng và thể hiện mức độ tỉ mỉ trau chuốt của người mua". Sự độc nhất vô nhị được thể hiện qua hình dạng hoặc màu sắc của từng loại quả, có nghĩa là làm sao thật nổi bật và khác biệt.

Cặp dưa lưới Yubari được đấu giá ở mức kỷ lục 5 triệu yen (hơn 1 tỉ đồng). Ảnh chụp màn hình từ Twitter.

Cặp dưa lưới Yubari được đấu giá ở mức kỷ lục 5 triệu yen (hơn 1 tỉ đồng). Ảnh chụp màn hình từ Twitter.

Tất nhiên, không phải loại dưa nào cũng bán được với giá cao ngất trời như vậy. Ngoài Hokkaido, các vùng Kanto và Kyushu của Nhật Bản cũng sản xuất dưa lưới nhưng giá thành thấp hơn nhiều so với dưa Yubari, giá cả nằm trong mức chấp nhận được của tầng lớp trung lưu Nhật Bản.

Hơn nữa, một số lượng lớn trái cây nhập khẩu với chất lượng tốt, giá thành rẻ hoàn toàn có thể đảm bảo cung cấp cho thị trường tiêu dùng Nhật Bản. Chính vì sự phức hợp đặc biệt "sản xuất trong nước tốt hơn, ưu tiên mua hàng nội địa" mà việc có thể mua được trái cây chất lượng cao từ trong nước vẫn là biểu tượng của sức mạnh kinh tế và vị thế trong lòng người dân Nhật Bản.

2. Nền nông nghiệp Nhật Bản

Sở dĩ người dân Nhật Bản rất tin tưởng và hâm mộ những sản phẩm nông nghiệp của chính họ có liên quan đến đặc điểm phát triển của nền nông nghiệp Nhật Bản.

Do diện tích đất canh tác ít nên trước hết phải đảm bảo đầy đủ đất cung cấp lương thực chính, cho đến ngày nay, tỷ trọng lương thực sản xuất cho tiêu dùng của Nhật Bản đạt 37%. Đối với các nước đang phát triển khác, tỷ lệ thấp như vậy là khá nguy hiểm.

Do đó, không gian trồng trọt còn lại cho các sản phẩm nông nghiệp khác đương nhiên là rất ít ỏi. Thế nên ở Nhật Bản mới xảy ra hiện tượng lạ: nông sản nào cũng trồng được nhưng nông sản nào cũng phải nhập khẩu với số lượng lớn.

Do điều kiện hạn chế nên Nhật Bản chỉ có thể đi theo con đường phát triển nông nghiệp cao cấp. Koshihikari - loại gạo không chỉ nổi tiếng ở Nhật Bản mà còn trên cả thế giới. Tại Nhật, loại gạo này có giá trung bình khoảng 1000 Yen/kg, cao gấp khoảng 10 lần giá gạo ở Việt Nam.

Có câu, muốn làm nông nghiệp tốt thì phải có bí quyết. Nền nông nghiệp cao cấp của Nhật Bản đang đi theo con đường phát triển "ba tinh chế", đó là định vị chính xác, thiết bị tinh chế và kiểm soát chất lượng tinh chế.

Nếu giá trị sản lượng đất của Trung Quốc là 1 thì Hoa Kỳ là 7, Pháp là 56, Nhật Bản là 128 và Israel là 256. Hai quốc gia hàng đầu trên thế giới đều có diện tích đất canh tác nhỏ và môi trường canh tác khắc nghiệt.

Ngày nay, nông nghiệp Nhật Bản đang đi vào con đường cao cấp và tinh chế, điều này không thể đạt được trong một sớm một chiều.

Vào đầu thế kỷ 20, công nghệ canh tác nông nghiệp địa phương của Nhật Bản còn tương đối lạc hậu, nhiều giống cây trồng hiện có đã được du nhập và ghép từ bên ngoài, và cuối cùng đã được bản địa hóa. Điều này tương tự như mô hình "du nhập, chế biến, cải tiến và xuất khẩu" của nền kinh tế Nhật Bản.

Ngay cả một số rất nhỏ các giống sản xuất trong nước như táo Fuji cũng đã trải qua một quá trình nâng cấp công nghệ lâu dài. Giống táo Fuji đầu tiên là một giống táo tốt được chọn lọc vào năm 1939 tại Cánh đồng Thử nghiệm Cây ăn quả của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản.

Sau quá trình phát triển cải tạo đất, cải tiến gieo hạt, cơ giới hóa, đối với nền nông nghiệp cao cấp của Nhật Bản, điều cần làm là "phá bỏ giới hạn", và sải bước hướng tới sự hoàn hảo.

Giống táo Fuji Nhật Bản.

Giống táo Fuji Nhật Bản.

Lấy ví dụ như loại dưa Yubari, được mệnh danh là một trong mười loại trái cây xa xỉ hàng đầu thế giới, trong quá trình trồng, cây con phải được nuôi trong nhà kính với sự kiểm soát nhiệt độ nghiêm ngặt, tránh ánh nắng quá mức. Việc thụ phấn và quản lý quả trong thời kỳ sinh trưởng càng khắt khe hơn, thời gian biểu thậm chí còn chính xác đến vài phút giây.

Vật liệu làm nhà kính nói trên được lựa chọn nghiêm ngặt, trang bị trí tuệ nhân tạo và thiết bị phân tích dữ liệu lớn (Big Data). Sự đầu tư cực mạnh về thời gian và chi phí lao động là điều không tưởng.

Mặc dù vậy, không phải tất cả những quả dưa được hái xong đều có cơ hội nằm trên quầy của siêu thị, chúng sẽ phải trải qua nhiều rào cản mới có thể trở thành thành phẩm cuối cùng. Đầu tiên là kiểm tra ngoại hình, những quả có vết sưng, lõm, thậm chí là kém tròn trịa sẽ bị loại bỏ.

Quá trình cuối cùng là kiểm tra độ ngọt bằng cách nếm. Các loại trái cây thông thường thường có độ ngọt khoảng 10 và được coi là chất lượng cao. Dưa cao cấp Yubari có thể có lượng đường từ 14-16.

Những người nếm thử thường phải thử khoảng 200 sản phẩm trong một lô, và cuối cùng dán nhãn kiểm tra chất lượng cho những quả đạt, đưa dưa Yubari nổi tiếng thế giới có thể đến tay mọi người.

3. Tại sao Nhật Bản có thể tạo ra nông sản đắt bậc nhất thế giới?

Công nghệ nông nghiệp cao cấp của Nhật Bản không phải là bí mật, nhưng tại sao ít quốc gia trên thế giới có thể sao chép mô hình của Nhật Bản?

Một là tâm lý ham muốn thành công và thu lợi nhanh chóng. Thứ hai là ít người sẵn sàng đầu tư chi phí cao. Thứ ba là thiếu nông dân chất lượng cao và những người buôn bán trung thực. Và vai trò của chính phủ Nhật Bản cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này.

Đúng là việc nâng cấp công nghệ trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đi kèm với quá trình thử và sai, niềm háo hức mong muốn thành công nhanh chóng, tuy nhiên điều nhiều người thiếu chính là tinh thần ham học hỏi trong một lĩnh vực nào đó. Trung Quốc đã gặp vô số lần thử và thất bại đằng sau vẻ hào nhoáng của thịt bò Wagyu, gạo Koshihikari và dưa Yubari.

Lấy lợn đen Kagoshima của Nhật Bản làm ví dụ, nó được xếp vào danh sách ba loài lợn nổi tiếng nhất thế giới cùng với lợn len Hungary và lợn Iberia. Nhật Bản đã đưa giống lợn này vào cách đây hơn 400 năm, để lai tạo ra những giống lợn tốt hơn, họ cũng đã đưa các giống lợn từ khắp nơi trên thế giới về để lai tạo, sau hàng trăm lần thử nghiệm và so sánh.

Đầu tư cao có thể mang lại lợi nhuận cao. Đây là sự thật phổ biến trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo số liệu ngân sách do Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản cung cấp, ngân sách cho nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2021 sẽ đạt 230,5 tỉ Yên.

Chất lượng của nông dân Nhật Bản cũng ở mức hàng đầu thế giới. Nông dân Nhật Bản nhìn chung có trình độ học thức cao và có thể sử dụng thành thạo các công cụ máy móc nông nghiệp hiện đại khác nhau. Để đẩy nhanh việc chuyển đổi và nâng cấp công nghệ trồng trọt, họ thậm chí còn tự túc đi kiểm tra thực địa ở nước ngoài. Điều đáng khen hơn nữa là nông dân Nhật Bản rất giỏi trong việc công bố kinh nghiệm trồng trọt của họ dưới dạng blog và báo để các học viên khác có thể học hỏi lẫn nhau và thúc đẩy sự phát triển chung của ngành.

Nông dân Nhật Bản có thể làm được điều đó là do khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ở Nhật Bản không quá rõ ràng, và mức sống của nông dân Nhật Bản cao hơn nhiều nước, bao gồm cả Trung Quốc, và một số nhóm thậm chí còn cao hơn người làm công ăn lương ở thành thị Nhật Bản.

Vấn đề hàng giả hoành hành các nước khác không tồn tại ở Nhật Bản. Bởi vì các quốc gia khác có thể bồi thường với mức phạt mấy năm tù hoặc phạt hành chính, trong khi ở Nhật Bản, bạn có thể phải bồi thường bằng cả cuộc sống của mình.

Ngoài những điểm trên, sự bảo hộ và trợ cấp của Nhật Bản trong lĩnh vực nông sản cũng rất hiếm các nước khác. Chính phủ sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để cung cấp không gian hiệu quả cho việc nâng cấp công nghiệp. Ví dụ, Wagyu của Nhật Bản được công nhận là thịt bò quý tộc trên thế giới, và loại bò Kobe hàng đầu thường bị bán với giá cao ngất trời. Số liệu cho thấy những năm gần đây, lượng bò Kobe xuất khẩu hàng năm của Nhật Bản chỉ hơn 400 con, tức chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu thị trường.

Vì quá quý giá nên ngày 3/3/2020, chính phủ Nhật Bản đã thông qua "Luật ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh nguồn gen vật nuôi", nghiêm cấm việc chuyển gen của bò Wagyu sang các quốc gia và khu vực bên ngoài Nhật Bản.

Để ngăn chặn các giống cây tốt của Nhật Bản tràn ra nước ngoài, vào ngày 1/4 năm nay, Nhật Bản đã thực hiện "Luật cây giống" mới và đồng thời ban hành danh sách các loại cây giống bị cấm mang ra khỏi Nhật Bản.

Một nông trại dâu tây Migaki-Ichigo. Ảnh: Bloomberg.
Một nông trại dâu tây Migaki-Ichigo. Ảnh: Bloomberg.

Nhật Bản đã cấm xuất khẩu các sản phẩm này vì hai lý do: một là nguồn cung trong nước đang thiếu và trước hết nó phải đáp ứng thị trường tiêu dùng cao cấp trong nước của Nhật Bản; hai là nước này phải kiểm soát vững chắc công nghệ cốt lõi của mình.

Bên cạnh bảo hộ nền nông sản giá trị cao, Nhật Bản còn có nhiều chính sách hỗ trợ người nông dân. 60% thu nhập của nông dân đến từ thu nhập sản phẩm và 40% còn lại đến từ trợ cấp của chính phủ. Khoảng cách nhỏ giữa thành thị và nông thôn cũng là một trong những nền tảng tạo nên sự ổn định cao của xã hội Nhật Bản.

Theo Zhuanlan.Zhihu

Từ khóa » Hoa Quả ở Nhật Bản