Vì Sao Lá Cây Có Màu Xanh Lục? Nguyên Nhân Và Lời Giải Chính Xác Nhất
Có thể bạn quan tâm
Bạn đã bao giờ từng nghĩ vì sao lá cây có màu xanh lục chưa? Có phải tất cả các loài thực vật đều có lá màu xanh? Liệu rằng bạn đã hiểu hết về các loài thực vật này? Hãy cùng khám phá bí mật tại sao lá cây có màu xanh lục và nguyên nhân, sắc tố nào mang lại màu xanh đó trong bài viết dưới đây nhé!
1. Vì sao lá cây có màu xanh?
Lá cây có màu xanh lục là do chất diệp lục trong lục lạp. Thực chất, trong lá cây có rất nhiều màu khác nhau như vàng, cam, đỏ. Tuy nhiên, màu xanh lục của chất diệp lục vẫn chiếm thứ yếu vì vậy lá cây có màu xanh.
Trong một mi-li-mét lá cây chứa bốn mươi vạn lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là chất diệp lục, tức là chất xanh của lá.
2. Vì sao lá cây có màu xanh lục?
Lá cây có màu xanh lục vì các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ, chất diệp lục là một loại sắc tố đặc biệt giúp lá cây hấp thụ được năng lượng ánh sáng Mặt Trời để tiến hành quá trình quang hợp.
2.1. Nguyên nhân là giải thích vì sao lá cây có màu xanh lục
Diện tích bề mặt lá lớn, giúp hấp thụ được nhiều ánh sáng mặt trời. Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.
Hệ gân lá có mạch dẫn gồm mạch gỗ và mạch rây, xuất phát từ bó mạch ở cuống lá đi đến tận từng tế bào nhu mô của lá. Nhờ vậy, nước và ion khoáng đến được từng tế bào để thực hiện quang hợp và vận chuyển sản phẩm quang hợp ra khỏi lá.
Trong lá có nhiều tế bào chứa những hạt màu lục gọi là lục lạp, là "nhà máy quang hợp" của thực vật. Lục lạp thường có hình bầu dục thuận lợi cho việc hấp thu ánh sáng. Lục lạp có kích thước nhỏ, thuận lợi cho sự trao đổi chất. Mỗi lục lạp được bao bọc bởi màng kép, bên trong là chất nền không màu và các hạt nhỏ (grana).
Hệ sắc tố quang hợp ở cây xanh bao gồm diệp lục và carôtenôit. Diệp lục có 2 loại chủ yếu là diệp lục a và diệp lục b. Carôtenôit tạo nên màu đỏ, da cam, vàng của lá, quả, củ.
Nhiều loại lá cây có màu xanh lục vì những lá cây đó có bào quan lục lạp chứa chất diệp lục. Chất diệp lục là một loại sắc tố đặc biệt giúp lá cây hấp thụ được năng lượng ánh sáng Mặt Trời để tiến hành quá trình quang hợp.
Ánh sáng Mặt Trời là ánh sáng trắng (hỗn hợp của tất cả ánh sáng đơn sắc như đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím,…). Chất diệp lục có thể hấp thụ tất cả các màu này ngoại trừ màu xanh lục → Ánh sáng xanh lục phản chiếu (bật ra) chiếc lá → Khi nhìn vào lá cây, chúng ta sẽ nhìn thấy lá có màu xanh lục.
Như vậy, lá của nhiều loài cây có màu xanh lục vì các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ.
Quang hợp là gì? Ý nghĩa, vai trò của quang hợp ở thực vật là gì
3. Các câu hỏi liên quan đến màu của lá cây
3.1. Diệp lục là chất gì? tác dụng của diệp lục?
Diệp lục là sắc tố chủ yếu trong quang hợp. Diệp lục bao gồm có diệp lục a và diệp lục b. Trong đó, chất diệp lục a ( P700 và P 680) tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
Chất diệp lục hấp thụ ánh sáng từ mặt trời. Nó sử dụng năng lượng từ ánh sáng để cung cấp năng lượng cho một quá trình gọi là quang hợp.
Quang hợp là cách thực vật tạo ra các chất hóa học cần thiết để phát triển và tồn tại. Nó đòi hỏi năng lượng, nước và một chất hóa học gọi là carbon dioxide.
3.2. Có phải tất cả các loài thực vật đều có lá màu xanh?
Không phải loài thực vật nào lá cây cũng có màu xanh. Một số cây có lá màu đỏ như cây phong, cây rau rền,…Vậy tại sao lá cây đó lại mang màu đỏ. Sở dĩ lá cây có màu đỏ là do nó chứa chất antocyan màu đỏ.
Có thể thấy, tỷ lệ antocyan trong lá chiếm phần lớn vì vậy lấn át chất diệp lục trong lá. Antocyan là một hợp chất cực kỳ dễ tan trong nước nóng. Một thí nghiệm đơn giản sau sẽ giúp chúng ta hiểu được điều đó.
Khi cho lá cây màu đỏ vào nước nóng, antocyan sẽ tan dần, lá cây sẽ chuyển dần từ màu đỏ sang màu xanh. Điều đó có đã chứng minh rằng, tuy lá cây mang màu đỏ nhưng vẫn chứa chất diệp lục.
Dù lá cây có màu đỏ hay xanh, thì tất cả các loại cây đều dùng dễ để hấp thụ các chất dinh dưỡng để nuôi cây, dùng lá để quang hợp và trao đổi chất. Vì vậy, dù đỏ hay xanh thì lá cây vẫn chứa chất diệp lục như thường.
3.3. Câu hỏi trắc nghiệm: Vì sao lá cây có màu xanh lục?
A. Diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
B. Diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
C. Nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh áng màu xanh lục.
D. Các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ.
-> Đáp án đúng D
Lá cây có màu xanh lục vì các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ, chất diệp lục là một loại sắc tố đặc biệt giúp lá cây hấp thụ được năng lượng ánh sáng Mặt Trời để tiến hành quá trình quang hợp.
Giải thích lý do chọn đáp án D:Quang hợp là quá trình thực vật hấp thu ánh sáng mặt trời để tạo ra cacbohidrat và ôxi từ khí cacbonic và nước.
Trên đây là những thông tin giải thích cho câu hỏi: Vì sao lá cây có màu xanh lục và có phải tất cả các loài thực vật đều có màu xanh? Hi vọng những lời thông tin chia sẻ này đã có thể giải đáp thắc mắc của các bạn về màu xanh của lá cây!
Từ khóa » Chất Diệp Lục Có Màu Xanh
-
Vì Sao Lá Cây Có Màu Xanh Lục? - Infonet
-
Lá Cây Có Màu Xanh Lục Vì? - Luật Hoàng Phi
-
Tại Sao Lá Cây Có Màu Xanh? Những Thông Tin Thú Vị Về Lá Cây
-
Diệp Lục Là Gì? Tác Dụng? Lá Cây Có Màu Xanh Lục Vì? - Anh Ngữ AMA
-
Chất Diệp Lục Là Gì? Vì Sao Lá Cây Có Màu Xanh Lục?
-
Tại Sao Lá Cây Có Màu Xanh? Tại Sao Diệp Lục Có Màu Xanh Lục?
-
Diệp Lục – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tại Sao Chất Diệp Lục Lại Có Màu Xanh Lục?
-
Tại Sao Lá Cây Có Màu Xanh?
-
Chất Nền Của Diệp Lục Có Màu Sắc Nào? - Toploigiai
-
Vì Sao Diệp Lục Có Màu Xanh - Thả Rông
-
Vì Sao Lá Cây Có Màu Diệp Lục
-
Tại Sao Lá Cây Có Màu Xanh Lục? Nguyên Nhân Vì