Vì Sao Mắt Lồi Bẩm Sinh? - Chia Sẻ Kinh Nghiệm Làm đẹp

Sinh ra đã có cặp mắt lồi, nhiều người thường ví von đây là cặp mắt ốc nhồi, bởi không chỉ to mà mắt còn lồi ra ngoài tạo độ cong lớn như mình ốc. Mắt lồi bẩm sinh, tại sao có người có, người không? Tìm hiểu rõ về vấn đề cũng như khám phá thêm nhiều điều thú vị về cặp mắt lồi chú ý theo dõi bài viết này nhé!

  • Nhận biết và điều trị sưng bọng mắt dưới
  • Cắt mí mắt dưới bao nhiêu tiền?

Mắt lồi bẩm sinh là như thế nào?

mắt lồi bẩm sinh 1
Mắt lồi bẩm sinh

Mắt lồi bẩm sinh là ngay khi sinh ra đôi mắt đã có trạng thái lồi. Mắt lồi là phần cấu trúc nhãn cầu mắt bị đẩy ra ngoài nhiều hơn so với bình thường. Theo đó, với đặc điểm của người Đông Á, thì nhãn cầu mắt bình thường có độ lồi là 12mm, khi vượt quá giới hạn này sẽ được tính là mắt lồi.

Vì sao mắt lồi bẩm sinh?

  • Vì sao mắt lồi bẩm sinh?

Mắt lồi bẩm sinh, mắt lồi xuất hiện ngay từ khi sinh ra, nguyên nhân được các bác sỹ chia sẻ là:

+ Do tăng thể tích choán chỗ trong hốc mắt đã đẩy nhãn cầu về phía ngoài làm cho mắt bị lồi

+ Do cấu trúc quỹ đạo của phần xương hộp sọ chữa nhãn cầu nông

+ Do gặp vấn đề về tuyến giáp bẩm sinh

+ Do có khối u phía sau mắt bẩm sinh

  • Vì sao mắt lồi không có từ khi sinh ra?

Nếu mắt lồi không xuất hiện từ khi mới sinh ra mà xuất hiện sau đó thì nguyên nhân có thể là:

+ Do chấn thương tràn khí trong hốc mắt, rò động mạch cảnh xoang…

+ Do có khối u phía sau mắt (có thể là u lành hoặc ác tính hoặc di căn…)

+ Do viêm mô tế bào quanh hốc mắt, áp xe dưới màng xương…

+ Do cường giáp trạng (bệnh Basedow )

Mắt lồi bẩm sinh có điều gì thú vị?

1. Mắt lồi bẩm sinh có mức độ

Như đã chia sẻ ngay ở phần đầu, đối với thể chất người Đông Á, nếu cầu mắt có độ lồi về phía trước nhỏ hơn hoặc bằng 12mm thì mắt đang ở trạng thái bình thường và khi vượt quá giới hạn này sẽ được tính là mắt lồi. Mắt lồi có người nhãn cầu lồi ít, có người lồi rất lớn, do đó để dễ dàng nhận biết và điều trị các bác sỹ chia độ lồi của cặp mắt này làm 4 mức độ:

mắt lồi bẩm sinh 3
Mắt lồi bẩm sinh có 4 mức độ

Độ I: Dao động từ 13-16mm

Độ II: Dao động từ 17-20mm

Độ III: Dao động từ 20-23mm

Độ IV: Trên 24mm

2. Mắt lồi bẩm sinh sợ ánh sáng

Mắt bị lồi bẩm sinh sợ ánh sáng, nhất đâu là nguồn ánh sáng mạnh. Bên cạnh đó, mắt luôn có cảm giác chói, nóng rát, ít chớp mắt và thường xuyên chảy nước mắt.

3. Mắt lồi bẩm sinh làm mắt có độ mở to hơn

Quan sát cặp mắt lồi bẩm sinh, 10/10 cặp mắt đều có độ mở to hơn so với những cặp mắt bình thường. Điều này xảy ra do nhãn cầu được đẩy về phía trước, mí mắt trên và dưới sẽ bị co về phía sau tạo nhiều không gian hở, tăng độ mở cho mắt.

4. Mắt lồi bẩm sinh khiến mắt có nhiều nếp mí hơn

Mắt lồi bẩm sinh, do nhãn cầu được đẩy lồi về phía trước, mí mắt trên và dưới bị kéo về phía sau điều này đã khiến mí mắt trên có nhiều nếp gấp hơn mắt bình thường (mắt có nhiều mí)

5. Mắt lồi bẩm sinh có thể tự đẩy cầu mắt lồi ra ngoài nhiều hơn

mắt lồi bẩm sinh 4
Mắt lồi bẩm sinh nhiều trường hợp có thể tự đẩy cầu mắt lồi nhiều hơn

Nếu quan sát ở nhiều hình ảnh, video các bạn sẽ thấy rất nhiều người có cặp mắt lồi, họ có thể lấy tay đẩy cho nhãn cầu mắt lồi ra ngoài ở mức cực đại, nhìn rất sợ. Đây là một khả năng khá đặc biệt, chỉ những cặp mắt lồi bẩm sinh mới có thể thực hiện được.

6. Mắt lồi bẩm sinh có thể gây mất thẩm mỹ

Nhiều quan điểm về cái đẹp chia sẻ rằng cặp mắt to thường sẽ đẹp và đối với cặp mắt lồi đại đa số đều to nhưng không phải ai cũng đẹp. Nhiều trường hợp vì độ lồi của mắt quá lớn đã gây mất thẩm mỹ cho cặp mắt, thậm chí còn gây ra tình trạng dị dạng, nhìn rất sợ.

7. Mắt lồi bẩm sinh dễ bị khô mắt

Mắt lồi bẩm sinh, mắt có độ mở lớn, mí mắt trên dưới bị kéo về phía sau khiến mắt rất lười chớp. Chính 2 yếu tố này đã khiến cho nhãn cầu bị giảm độ ẩm cần thiết dẫn đến tình trạng khô mắt.

8. Mắt lồi bẩm sinh dễ mắc các bệnh về mắt hơn

Mắt bị khô thường xuyên, mắt lười chớp rất dễ bị bụi bẩn bám vào, trong bụi bẩn có khá nhiều vi khuẩn gây hại, chúng sẽ là điều kiện làm mắt có các bệnh viêm nhiễm, đau mắt…

9. Mắt lồi bẩm sinh có thể điều trị

Mắt lồi bẩm sinh có thể điều trị trong y khoa và hiện có 3 phương pháp đang được áp dụng phổ biến là:

+ Dùng thuốc corticoid

+ Xạ trị

+ Phẫu thuật mắt lồi

Kết quả ghi nhận được khi điều trị là có khoảng 30% bệnh nhân sẽ hết lồi mắt (thường sẽ là những bệnh nhân mắt có độ lồi nhẹ). Còn lại, kết quả điều trị mắt lồi, độ lồi sẽ được cải thiện, tùy trường hợp cụ thể từng người.

Trong số các bạn, nếu ai đang sở hữu cặp mắt lồi bẩm sinh chắc hẳn đã rõ nguyên nhân vì đâu mà mắt mình lại lồi rồi đúng không nào! Sau quá trình tìm hiểu, ngoài những thông tin kinhnghiemlamdep.org đã chia sẻ còn có thêm thắc mắc gì về vấn đề hãy để lại câu hỏi ở dưới bài viết để được tư vấn, trả lời rõ hơn.

Rất hân hạnh được chia sẻ!

Từ khóa » Cách Chữa Mắt Lồi Bẩm Sinh