Vì Sao Máy đo Nồng độ Oxy Trong Máu Cần Thiết Với Bệnh Nhân ...
Có thể bạn quan tâm
Vì sao máy đo nồng độ oxy trong máu cần thiết đối với bệnh nhân COVID-19 đang tự cách ly tại nhà? Bạn có nên chủ động tự trang bị cho gia đình thiết bị này trong mùa dịch?
Trên thị trường hiện nay, máy đo nồng độ oxy trong máu được quảng cáo là thiết bị y tế hữu ích cho người mắc COVID-19 tự cách ly tại nhà và có thể dự phòng cho cả người đang khỏe mạnh. Do đó, loại máy này đang “cháy” hàng ở nhiều nơi do đánh trúng tâm lý lo lắng của người dân. Tuy nhiên, có phải tất cả gia đình đều cần mua thiết bị này trong mùa dịch? Bạn nên tìm hiểu thông tin chính xác để đầu tư và sử dụng hợp lý tính năng của máy nhé!
Vì sao máy đo nồng độ oxy trong máu cần thiết với bệnh nhân COVID-19?
Máy đo nồng độ oxy trong máu là thiết bị được bác sĩ khuyên dùng tại nhà đối với người mắc bệnh tim, bệnh phổi và cả bệnh nhân viêm phổi do COVID-19. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về thiết bị này qua những thông tin sau sau đây.
1. Máy đo nồng độ oxy trong máu dùng cho mục đích gì?
Đúng như tên gọi của thiết bị, máy đo nồng độ oxy trong máu giúp bạn biết được chỉ số SpO2. Ý nghĩa của chỉ số này là xác định bao nhiêu phần trăm máu của bạn có chứa oxy, còn gọi là nồng độ oxy trong máu.
Mục đích đo SpO2 là giúp bạn nhanh chóng phát hiện tình trạng thiếu oxy trong máu trước khi có những biểu hiện lâm sàng như khó thở, tím tái… Từ đó có thể được cấp cứu, điều trị kịp thời trước khi bệnh trở nặng.
Về nguyên lý hoạt động, khi bạn kẹp máy đo SpO2 vào đầu ngón tay, ngón chân hoặc dái tai thì đầu dò của máy sẽ phát ra ánh sáng hồng ngoại xuyên qua da. Sau đó, hồng ngoại sẽ bị hồng cầu hấp thu một phần. Từ lượng ánh sáng còn lại chưa bị hấp thu, thiết bị sẽ tính ra bao nhiêu phần trăm hồng cầu có chứa oxy, còn gọi là chỉ số SpO2. Cuối cùng, chỉ số này sẽ được hiển thị trên màn hình để bạn nhìn thấy.
2. Chỉ số SpO2 bao nhiêu là bình thường?
Chỉ số SpO2 hiện trên máy đo nồng độ oxy trong máu hiển thị từ 0 – 100%. Chỉ số này được xem là bình thường khi đạt ít nhất 97%, nghĩa là nồng độ oxy trong máu đang ổn định. Nếu chỉ số dao động từ 97% đến 92% thì không quá đáng lo và người bệnh vẫn có thể tự chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Riêng trường hợp SpO2 thấp hơn 92% thì chỉ số này đang phản ánh tình trạng thiếu oxy trong máu nghiêm trọng và bạn cần nhanh chóng nhập viện để cấp cứu.
3. Máy đo SpO2 hỗ trợ bệnh nhân COVID-19 như thế nào?
Khi Bộ Y tế thực hiện kế hoạch cho các đối tượng là F1 và bệnh nhân F0 không triệu chứng tự cách ly và điều trị bệnh tại nhà thì việc sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu là rất cần thiết và an toàn. Máy đo có kích thước nhỏ gọn và dễ sử dụng nên sẽ hỗ trợ bệnh nhân có thể tự theo dõi chỉ số SpO2 mỗi ngày.
Hoạt động này giúp người bệnh nhanh chóng biết được mình có thiếu oxy trong máu hay không kể cả khi không có triệu chứng. Nhờ đó mà bạn sẽ có hướng xử lý kịp thời và biết khi nào cần được nhập viện để điều trị.
Tuy nhiên, không phải lúc nào máy đo SpO2 cũng cho kết quả chính xác. Các bác sĩ cho biết thiết bị này luôn có độ sai số. Do đó, bạn cần lưu ý đến một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả như máy đã quá cũ, bệnh nhân sơn móng tay, móng chân, run tay khi đo, tụt huyết áp…
Mua máy đo SpO2 sử dụng tại nhà có cần thiết trong mọi trường hợp?
Khi dịch bệnh lây lan trên diện rộng và số ca nhiễm gia tăng nhanh chóng, hầu hết người dân đều dễ hoang mang và tin vào những quảng cáo về sản phẩm liên quan đến việc phòng ngừa và điều trị bệnh COVID-19. Trong số đó đang có rất nhiều người tìm mua máy đo nồng độ oxy trong máu dù không nhiễm bệnh hoặc không có bệnh nền.
Điều này có thể dẫn đến nhiều hệ quả như người bán trục lợi, hàng giả lan tràn, nghiêm trọng nhất là ảnh hưởng đến nguồn cung cho những bệnh nhân thật sự cần dùng máy đo SpO2 tại nhà.
Vì vậy, các bác sĩ đưa ra lời khuyên rằng trừ trường hợp mắc bệnh mãn tính hoặc nhiễm bệnh COVID-19 và đang điều trị ở nhà, bạn không nên cố gắng tìm mua và tích trữ máy đo chỉ số SpO2 để tránh tạo thêm gánh nặng không đáng có cho cộng đồng.
Thay vì lo lắng quá mức và mua hàng bất chấp, bạn nên nghiêm túc tuân thủ Chỉ thị 16, quy tắc 5K của Bộ Y tế và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh lây lan đã được khuyến cáo. Đối với bệnh nhân đang tự cách ly tại nhà, bạn nên tìm mua máy đo SpO2 ở những địa chỉ uy tín để được sử dụng thiết bị chất lượng và cho kết quả chính xác.
Đồng thời, người bệnh cần làm theo hướng dẫn chăm sóc sức khỏe của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Đặc biệt là cần khai báo chính xác các triệu chứng mỗi ngày và nhanh chóng nhập viện khi có dấu hiệu bệnh chuyển nặng.
Từ khóa » đo Nồng độ Oxy Máu để Làm Gì
-
Máy đo Nồng độ Oxi Trong Máu Là Gì? Công Dụng Và Các Lưu ý Khi Dùng
-
Nồng độ Oxy Trong Máu Bình Thường Là Bao Nhiêu? | Vinmec
-
Hạ Oxy Máu (oxy Máu Thấp): Mức độ Nào Là Nguy Hiểm? | Vinmec
-
Máy đo Nồng độ Oxy Trong Máu Là Gì? Công Dụng Như Thế Nào? Có ...
-
Máy đo Nồng độ Oxy Máu SpO2, Dùng Thế Nào để Chỉ Số Không Sai ...
-
Tầm Quan Trọng Của Máy đo Nồng độ Oxy SpO2 - Sống Khỏe
-
Nồng độ Oxy Trong Máu Là Gì?
-
Máy đo Nồng độ Oxy Là Gì? Có Cần Thiết Mua Loại Máy Này Cho Gia ...
-
Tại Sao Cần Sử Dụng Máy đo Nồng độ Oxy Spo2 Trong Máu - TKTech
-
Máy đo SpO2 Tác Dụng Gì Với Bệnh Nhân Covid-19? - VnExpress
-
Cách Sử Dụng Và Lưu ý Khi đo Nồng độ Oxy Trong Máu - VnExpress
-
Những Lưu ý Khi Sử Dụng Thiết Bị đo SpO2 - HCDC
-
[PDF] Máy đo Nồng độ Oxy Bão Hòa Là Gì?
-
Nồng độ Oxy Trong Máu | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương