Vì Sao Mẹ Bị Khó Thở Khi Mang Thai Tháng đầu? Bí Quyết Xử Lý Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Cảm giác bị khó thở khi mang thai tháng đầu có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và kiệt sức. Mặc dù tình trạng này có thể kéo dài trong suốt thai kỳ nhưng về bản chất là vô hại cho mẹ và thai nhi.
Trong hầu hết trường hợp, mang thai 3 tháng đầu mệt mỏi khó thở là điều bình thường. Ngoại trừ trường hợp mẹ bầu mắc thêm các bệnh về hô hấp như hen suyễn, các bệnh về phổi hoặc nhiễm COVID-19. Để tìm hiểu cụ thể, bài viết sau của Hello Bacsi sẽ giải đáp câu hỏi vì sao khi mới mang thai lại bị khó thở và chia sẻ cách giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn trong việc hô hấp.
Vì sao mẹ bầu bị khó thở khi mang thai tháng đầu?
Mặc dù trong tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi chưa đủ lớn để gây áp lực lên phổi của mẹ nhưng bạn vẫn có thể bị khó thở khi mang thai tháng đầu. Tình trạng này đã được lý giải bằng những nguyên nhân sau.
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, cơ thể mẹ thường sản xuất nhiều hormone progesterone để làm dày lớp niêm mạc tử cung. Tuy nhiên, sự dư thừa của progesterone cũng ảnh hưởng đến nhịp thở của mẹ bầu. Progesterone sẽ làm bạn hít vào và thở ra nhiều hơn dù đang thở bình thường. Điều này khiến nhịp thở của mẹ bầu tăng lên và tạo cảm giác như bị khó thở.
Bên cạnh đó, hoạt động của hệ hô hấp cũng bắt đầu có sự thay đổi khi mới mang thai. Dung tích phổi của mẹ bầu được mở rộng để chia sẻ máu chứa một lượng lớn oxy lớn đến thai nhi. Điều này cũng góp phần khiến bạn có cảm giác bị khó thở khi mang thai tháng đầu.
Bị khó thở khi mang thai tháng đầu có được xem là dấu hiệu bạn đã thụ thai?
Về bản chất, việc bị khó thở không phải là dấu hiệu mang thai đáng tin cậy trước khi bạn có kết quả từ que thử thai hoặc siêu âm. Nói cách khác, khó thở có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác, bao gồm cả dịch bệnh COVID-19 hiện nay. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy khó thở thì cần làm thêm các xét nghiệm cần thiết chứ không nên vội kết luận là do mang thai.
Mặt khác, hiện tượng khó thở chỉ được xem là dấu hiệu mang thai sớm nếu đi kèm những biểu hiện ốm nghén điển hình như mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, thay đổi khẩu vị, khứu giác nhạy cảm hơn, đi tiểu nhiều, đầy hơi và táo bón. Tuy nhiên, các triệu chứng khi mới mang thai có thể dễ nhầm lẫn với các triệu chứng tiền kinh nguyệt khi bạn sắp có kinh hoặc mắc bệnh lý nào đó. Vì vậy, bạn luôn phải thử thai để xác định kết quả một cách chính xác.
Bạn nên làm thế nào nếu bị khó thở khi mang thai?
Cảm giác bị khó thở khi mang thai tháng đầu có thể không dừng lại mà kéo dài đến những tam cá nguyệt sau. Bởi vì thai nhi càng phát triển, em bé sẽ cần nhiều oxy hơn từ máu của bạn. Điều này khiến mẹ bầu cần nhiều oxy hơn và tăng nhịp thở so với bình thường.
Không những vậy, khi kích thước của bé tăng lên, tử cung của bạn sẽ đè lên cơ hoành và gây áp lực lên phổi. Điều này có thể gây ra tình trạng thở nông và khó thở. Sau đây Hello Bacsi sẽ mách bạn một số bí quyết và những lưu ý quan trọng để giảm bớt sự khó chịu nếu bị khó thở khi mang thai tháng đầu và trong suốt thai kỳ:
- Mẹ bầu cần tránh khói thuốc lá và cai hút thuốc (nếu có).
- Tránh tiếp xúc với mùi hương nhân tạo, các chất ô nhiễm, chất gây dị ứng và chất độc từ môi trường.
- Bạn nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ thường xuyên. Tốt hơn là nên sử dụng máy lọc không khí trong nhà để giảm bụi và nấm mốc.
- Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất và cố gắng duy trì cân nặng hợp lý.
- Tránh làm việc quá sức, lắng nghe các tín hiệu của cơ thể và nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Vận động với cường độ hợp lý. Mẹ bầu chỉ nên thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức và phù hợp với từng giai đoạn trong thai kỳ.
- Duy trì đúng tư thế khi bạn ngồi hoặc đứng để phổi được mở rộng. Điều này giúp việc hít thở được thoải mái hơn nếu bạn bị khó thở khi mang thai tháng đầu hoặc trong suốt thai kỳ.
- Không nên đi quá nhanh, việc di chuyển chậm sẽ giúp tim và phổi hoạt động nhẹ nhàng hơn.
- Nâng người khi ngủ bằng cách kê gối phía dưới phần lưng trên của cơ thể để giảm áp lực từ tử cung lên phổi. Điều này đặc biệt hữu ích trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3.
- Đôi khi bạn có thể nâng hai cánh tay lên và đặt trên đỉnh đầu. Hoạt động này sẽ giáp áp lực cho khung xương sườn và giúp bạn hít thở dễ hơn.
Có thể bạn quan tâm
Bà bầu khó thở 3 tháng cuối nên làm gì để giảm khó chịu?Khó thở trong thai kỳ – Khi nào bạn nên đi khám?
Bị khó thở khi mang thai là điều bình thường và có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan nếu tình trạng khó thở trở nên nghiêm trọng hoặc xảy ra đột ngột. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên đi khám nếu phát hiện khó thở đi kèm những triệu chứng bất thường sau đây:
- Tim mạch đập nhanh và mạnh
- Tức ngực, thở khò khè
- Ho nhiều không dứt
- Ho ra máu
- Sốt, ớn lạnh
- Làn da, môi, đầu ngón tay và ngón chân tái xanh.
- Chóng mặt, ngất xỉu
- Bệnh hen suyễn (nếu có) trở nên nghiêm trọng hơn.
Có thể bạn quan tâm
Bà bầu khó thở tim đập nhanh khi mang thai có nguy hiểm không?Bất kỳ vấn đề hoặc bệnh lý nào liên quan đến hô hấp đều có thể nghiêm trọng hơn nếu bạn đang trong thai kỳ. Vì vậy, nếu không thoải mái do bị khó thở khi mang thai tháng đầu thì bạn nên sớm đi khám. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân cụ thể và có hướng xử lý phù hợp.
[embed-health-tool-due-date]
Từ khóa » Khó Thở Khi Mang Thai 3 Tháng đầu
-
BẦU 3 THÁNG ĐẦU KHÓ THỞ - 3 CÁCH XỬ LÝ NHANH - Mediplus
-
Tức Ngực Khó Thở Khi Mang Thai 3 Tháng đầu Có Nguy Hiểm Không?
-
Khó Thở Khi Mang Bầu Có đáng Ngại? | Vinmec
-
Khó Thở Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Dấu Hiệu Mang Thai 3 Tháng đầu Mẹ Bầu Thường Gặp
-
Khó Thở Khi Mang Thai Khi Nào Là Bất Thường - Vấn đề Mẹ Bầu Cần ...
-
Bị Khó Thở Khi Mang Thai Tháng đầu, Mẹ Bầu Phải Làm Sao? - Eva
-
Khó Thở Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - Ferrovit
-
Khó Thở Khi Mang Thai, Khi Nào Là Bất Thường?
-
Bà Bầu Khó Thở, Phải Làm Sao? - Avisure Mama
-
Bà Bầu Mệt Mỏi Khi Mang Thai 3 Tháng đầu - Huggies
-
Giải Mã Tình Trạng Mẹ Bầu Khó Thở Khi Mang Thai - Huggies
-
Khó Thở Khi Mang Thai Nguyên Nhân Do đâu? Mách Mẹ Bầu Khắc Phục
-
Bà Bầu Khó Thở Khi Mang Thai Có Gì đáng Lo Ngại Không?