Vì Sao Ngộ độc Cây Bạc Hà, Làm Sao Tránh? - Báo Tuổi Trẻ

Bạc hà còn được gọi là dọc mùng, cuống lá cây dọc mùng thường dùng làm các món canh chua, sườn nấu bung, bún bung, canh cá, bún cá, dưa chua, bạc hà xào hoàng hoa, bạc hà cuộn tía tô... sau khi sơ chế bằng cách tước bỏ vỏ, thái vát hoặc thái khúc, bóp muối cho chất độc được thải bớt.

Trong cây bạc hà chứa hai thành phần độc hại là axit oxalic và asparagine. Axit oxalic là một loại axit hữu cơ tương đối mạnh, không màu. Nó là hóa chất được biết đến như một chất ăn da. Nếu nó tiếp xúc với các mô, có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng, chẳng hạn như bỏng hoặc loét.

Asparagine là một loại protein được tìm thấy trong loại cây này gây rối loạn tiêu hóa, viêm thực quản, viêm thận, rối loạn thần kinh gây co giật, rối loạn tế bào máu.

Nếu ngộ độc nhẹ không nghiêm trọng, các triệu chứng thường hết trong vài ngày. Đối với những người tiếp xúc nhiều với cây, có thể cần thời gian phục hồi lâu hơn. Nếu nuốt phải số lượng lớn có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Phòng ngộ độc bạc hà, bà con mình cẩn thận sơ chế bạc hà như sau: rửa và tước bỏ phần xơ phía bên ngoài. Sau đó, dùng dao cắt bỏ phần bụng bạc hà (phần màu xanh nhạt, cong bên trong). Sau khi loại bỏ lớp vỏ xanh dai bên ngoài, cắt bạc hà theo miếng vừa ăn, rắc một thìa muối hạt và trộn đều, để khoảng 15 phút.

Nên thái lát dọc thân bạc hà vì nó rất xốp và nhiều nước, thái dọc giúp bạc hà dễ ráo nước và dễ ngấm gia vị. Sau đó, nên ngâm muối để loại bỏ chất độc có trong bạc hà, sau đó xả vài lần với nước lạnh, đảm bảo khi ăn sẽ giảm các chất độc.

Hơn 200 học sinh tiểu học có biểu hiện tê môi, ngứa họng sau khi ăn canh bạc hà Hơn 200 học sinh tiểu học có biểu hiện tê môi, ngứa họng sau khi ăn canh bạc hà

TTO - 238 học sinh Trường tiểu học Tân Hương (phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP.HCM) có biểu hiện tê môi, ngứa họng sau khi ăn món canh bạc hà vào trưa 3-6, hiện sức khỏe của các em đều đã ổn định.

Từ khóa » Cây Bạc Hà Muối Chua