Vì Sao Người Ta Gọi Nhau Là 'bạn đời', 'bạn Tình'? Đây Là Bí Mật Giúp ...
Có thể bạn quan tâm
Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao trong từ “bạn đời”, “bạn tình” lại có chữ “bạn”, thậm chí cả người yêu cũng được gọi là “bạn trai”, “bạn gái”.
Nhà nhà văn Trang Hạ đã từng chia sẻ: “Bạn đời là hai chữ thật thiêng liêng, nó rưng rưng hơn tên gọi vợ – chồng, nó thắm thiết và sâu nặng hơn tên gọi ông xã, bà xã. Yêu nhau tới mức có thể làm bạn của nhau, làm đầy và làm hạnh phúc cuộc sống của nhau, khiến người kia thấy tự do trong hôn nhân, như thể trong tình bạn, thật hiếm. Bạn đời còn mang theo một hàm ý bao dung. Nếu đòi hỏi trách nhiệm của đối phương, người ta sẽ đặt bạn vào trong các mối quan hệ, gọi tên bạn là chồng, vợ, làm dâu, làm rể, người đàn ông, là người phụ nữ… Chỉ khi bao dung, riêng tư và hạnh phúc, người ta mới gọi là bạn đời”.
Hai người yêu nhau đi với nhau suốt cuộc đời, hỗ trợ và yêu thương nhau nhưng cũng đủ khoảng cách để tôn trọng nhau, đó là bạn đời. Không chỉ trong tiếng Việt, trong thứ ngôn ngữ tượng hình cổ xưa nhiều nội hàm sâu sắc – tiếng Hán chính thể, từ “bạn tình” cũng có trong đó chữ “侶”(Lǚ) – Lữ, hay bạn đồng hành. Chữ Lữ này bao gồm những ký tứ thể hiện hai người đang song hành và trái tim họ kết nối lại với nhau. Nhưng trong tiếng Hán hiện đại hay gọi là giản thể, sự kết nối ấy đã bị lược bỏ đi, chỉ là hai người đi cạnh nhau mà thôi.
Có thể thấy ngôn ngữ cũng là trí huệ của người xưa không phải chỉ là một công cụ để giao tiếp, nó ẩn chứa trong đó những nhắn nhủ và những bài học đạo đức đúng đắn mãi cho tới tận bây giờ và bao đời sau nữa.
Người xưa tin rằng, một cặp vợ chồng chỉ được gọi là hòa hợp khi trái tim và đức hạnh của họ được gắn kết với nhau như một, hay họ phải coi nhau như những người bạn, tôn trọng và bao dung.
Ngày nay, có rất nhiều những cặp vợ chồng sống chung dưới một mái nhà, có thể ăn cùng mâm, ngủ chung giường nhưng từ lâu tâm hồn họ đã hoàn toàn xa cách nhau bởi họ không tìm thấy sự cảm thông và chia sẻ.
Thậm chí ngay cả những người đang say đắm trong mật ngọt tình yêu, những tưởng bản thân đang rất hạnh phúc và viên mãn. Họ có thể nói câu “anh yêu em” hay “em yêu anh” nhiều lần trong ngày nhưng cũng có thể buông câu “tạm biệt” một cách nhẹ nhàng, chóng vánh.
Nhưng cũng người, một ngày chỉ có thể nói lời “chào buổi sáng, em yêu” và nghe lại giọng nói yêu thương hóm hỉnh “chào buổi tối, anh yêu” từ đầu dây điện thoại bên kia bởi họ đang cách nhau nửa vòng trái đất. Với họ chỉ nhiêu đó cũng là đủ bởi tâm hồn họ đã hòa làm một.
Tình yêu đôi khi đi kèm với điều kiện, vì anh ấy hấp dẫn, ga-lăng, phong độ, tính tình tốt, nhân hậu, biết yêu thương gia đình…Nhưng có khi lấy về cô ấy mới nhận ra anh lười biếng và nóng tính. Khi điều kiện để yêu mất đi hoặc bị lung lay, tình yêu sẽ đứng trước nguy cơ phai nhạt. Nhưng bạn sẽ chẳng bao giờ vì người bạn thân có nhiều tật xấu và sai lầm mà dời bỏ họ. Những người bạn luôn nhẫn nại, đẩy đủ tin tưởng và bao dung với nhau. Họ có thể nhường nhịn, bổ sung, thay đổi vì nhau để có thể mãi bên cạnh nhau.
Khi không bắt đầu mối quan hệ bằng những điều kiện và kỳ vọng, người bạn đồng hành sẽ luôn mang đến cho nhau cảm giác an toàn và thân quen, họ luôn tìm được điểm tương đồng với nhau.
Vì sao người xưa có thể lấy nhau khi còn chưa biết mặt nhau, hôn nhân hoàn toàn là một ấn định của những người khác ngoài cả hai con người đó. Nhưng họ vẫn ở bên nhau và hòa thuận cho tới hết cuộc đời với cuộc sống viên mãn. Khoan không nói tới những gì gọi là sự lạc hậu, trói buộc con người, mất tự do cả trong chuyện trọng đại của cả một đời người…Chúng ta khó có thể đứng từ góc độ thời nay mà đánh giá những gì thật sự đã xảy ra cách đây hàng trăm, hàng nghìn năm. Chỉ thấy rằng họ đã thật sự làm được việc sống với nhau thật tốt mà không cần tình yêu. Bởi họ đã xây dựng được thứ tình cảm vượt xa hơn tình bạn, tuy không mãnh liệt, thăng hoa, mê đắm như tình yêu, nhưng nó lại rất khó bị lung lay bởi hai con người đã có sự gắn kết thật sự bằng sự cảm thông, nhún nhường và tôn trọng lẫn nhau.
Người xưa thường nói: “Vợ chồng tương kính như tân”, có câu chuyện rằng Lương Hồng hàng ngày làm nông vất vả đều được người vợ Mạnh Quân mang cơm nước ra ruộng cho. Mỗi lần đưa cơm canh cho chồng, Mạnh Quang thường giơ cao mâm cơm lên ngang lông mày và cúi đầu xuống một cách cung kính. Lương Hồng cũng cúi người và cung kính nhận lấy, hai vợ chồng họ tương kính như tân – coi nhau như khách, dùng lễ mà đối đãi với nhau.
Thử nghẫm lại mà xem, bạn có bao giờ vì rất giận một vị khách, một người bạn của mình mà ném bát, ném đĩa, dùng những lời khó nghe nhất để nói với họ không? Nhưng nhiều người trong chúng ta lại rất dễ dàng làm điều này với những người thân yêu nhất của mình. Nếu ai cũng coi người bạn đời của mình thật sự là một người bạn, một người cũng cần sự tôn trọng và lễ nghĩa để đối đãi thì cuộc sống vợ chồng hẳn sẽ ít những va chạm không đáng có hơn.
Không những việc coi nhau như những người bạn khiến các cặp đôi hạnh phúc và bền chặt hơn, theo quan niệm của người xưa, sự hòa hợp giữa hai người bạn đời còn mang tới thịnh vượng.
Trong cuộc sống, khi cặp vợ chồng hòa hợp thì sẽ thu hút sự quan tâm của hàng xóm, sự giúp đỡ của cha mẹ, bạn bè và tất cả mọi người sẽ nhìn vào họ đều luôn sẵn sàng giúp đỡ khi họ cần. Vì vậy, sự hòa hợp của cặp vợ chồng giống như bảo chứng uy tín của một ngân hàng, họ dễ dàng nhận được sự giúp đỡ khi cần hơn.
Bên cạnh đó, một gia đình được xây dựng trên nền tảng hai con người luôn chung tay và có trách nhiệm với nhau thì sự giàu có sẽ đến chỉ cần họ siêng năng. Mọi khó khăn đều sẽ trở nên nhỏ bé, đơn giản hơn khi có hai người cùng góp sức giải quyết và động viên lẫn nhau, là chỗ dựa cho nhau.
Khi coi nhau như những người bạn, các cặp vợ chồng sẽ có ý thức trong việc chia sẻ công việc gia đình và gìn giữ nếp sống lành mạnh. Một số cặp vợ chồng sống trong những ngôi nhà chỉ có 40 đến 50 mét vuông, có thể không lớn, nhưng ngôi nhà của họ luôn sạch sẽ với sự sắp xếp hợp lý. Họ cũng thể hiện sự tôn trọng bạn đời bằng cách ăn mặc gọn gàng, sạch đẹp. Không cần diêm dúa, cầu kỳ, bởi những người bạn sẽ không nhìn vào những thứ đó để thêm trân trọng nhau. Họ cũng sẽ trau dồi và hoàn thiện mình mỗi ngày trong hành vi, lời nói để không làm tổn thương người bạn đời của mình.
Với một gia đình luôn nề nếp như vậy, phúc khí sẽ tăng, những điều may mắn sẽ được thu hút tới với họ, chính bởi sự hòa hợp của họ. Mọi thứ trên thế gian này đều có sự cân bằng và hòa hợp riêng của nó. Và sự hòa hợp sẽ mang theo những lợi ích và sự Thiện lành. Vì thế người xưa mới coi trọng sự hòa hợp trong gia đình, và muốn như thế, vợ chồng phải thật sự trở thành người bạn đời của nhau. Những người bạn sẽ song hành với nhau tới suốt cuộc đời.
Tâm Anh – Thu Hiền
Xem thêm:
- Đạo vợ nghĩa chồng, sợi dây vô hình kết duyên trọn đời trọn kiếp
- Vợ chồng, không duyên không gặp, không nợ không đến
- Chuyện về vợ chồng một vị đại tá quân đội được Thần Phật hiển linh cứu độ
Có thể bạn quan tâm:
- Vì sao nói: Khổ nạn trong đời chính là món quà Trời ban?
- Đời người là chịu khổ, thuở nhỏ thích an nhàn đến già ắt nhọc thân
- Hãy xem người xưa dạy cách tránh tai họa
- Chê nhà trai nghèo đòi huỷ hôn, kết cục không ai ngờ
- Thế nào mới là thực sự hiếu thuận với cha mẹ? Đây là đáp án hay nhất tôi từng nghe
Từ khóa » Bạn đời Nghĩa Là Gì
-
Bạn đời Là Gì? Tiêu Chí Lựa Chọn Bạn đời Phù Hợp - Chanh Tươi
-
Bạn đời Là Gì? Dấu Hiệu Người Bạn đời Lý Tưởng
-
Nghĩa Của Từ Bạn đời - Từ điển Việt
-
Bạn đời Là Gì? Bạn đời Có ý Nghĩa Như Thế Nào đối Với Mỗi Chúng Ta
-
Ý Nghĩa Của "Bạn đời" - Cuối Tuần Của Tui
-
Bạn đời
-
Bạn đời Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Bạn đời Là Gì? Thế Nào Là Bạn đời Phù Hợp Cho Bạn
-
Bạn đời - Wiktionary Tiếng Việt
-
Bạn đời Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Thế Nào Là Người Bạn đời Phù Hợp?
-
Tại Sao Không Nên So Sánh Bạn đời Với Người Khác? - VnExpress
-
Làm Thế Nào để Lựa Chọn Bạn đời - Tâm Lý Học Tội Phạm
-
Chúng Ta Dễ Dãi Trong Việc Chọn Bạn đời Hơn Mình Tưởng - BBC