Vì Sao Người Việt Cổ được Gọi Là Người Giao Chỉ
Có thể bạn quan tâm
Theo thông tin của từ điển bách khoa mở Wikipedia thì Đỗ Hựu trong bộ Thông điển cho rằng: "Giao Chỉ là người Nam di, ngón chân cái toạc ra, đứng thẳng hai bàn chân thì ngón chân cái giao vào nhau, cho nên gọi là Giao Chỉ (chỉ là ngón chân cái)". Ý kiến này được nhiều học giả Trung Hoa và Việt Nam chấp nhận.
Bộ Từ nguyên (quyển Tý, trang 141) bác lại ý kiến trên mà cho rằng: "Theo nghĩa cũ bảo hai ngón chân cái giao nhau là Giao Chỉ, nhưng xét đời cổ bên Hy Lạp, có tiếng "đối trụ", có tiếng "lân trụ" để gọi loài người trên thế giới. "Đối trụ" là phía Nam, phía Bắc đối nhau, "lân trụ" là phía Đông, phía Tây liền nhau. Sở dĩ có tên Giao Chỉ là hợp vào nghĩa "đối trụ", vì dân tộc phương Bắc gọi dân tộc phương Nam, cũng như một chân phía Bắc, một chân phía Nam đối nhau, không phải thực là chân người giao nhau".
Các nhà sử học Việt Nam kể từ Nguyễn Văn Siêu, Đặng Xuân Bảng, Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh,... đều theo cách giải thích thứ hai này.
Năm 1868, bác sĩ Thorel trong đoàn thám hiểm của Doudart de Lagrée đã nhận xét hiện tượng hai ngón chân cái giao nhau là "một đặc điểm của giống người An Nam". Sau này các học giả Pháp khác cũng ghi nhận điều này.
Hiện tượng hai ngón chân cái trẹo ra ngoài để có tư thế giao nhau khi hai bàn chân đặt song song gần nhau được gặp không chỉ ở các dân tộc Đông Dương mà còn ở các dân tộc khác như người Mã Lai, Xiêm, Trung Hoa, Ả Rập, Melanesia và người da đen, chỉ khác nhau ở mức độ. Nhưng hiện tượng này rất hiếm gặp ở người châu Âu. Đây không phải là hiện tượng bệnh lý, mà có thể coi là một biến dị lại tổ (variation atavique) do xương mọc không thẳng như bình thường.
Như vậy hiện tượng này không phải do kẻ đô hộ cố tình gây ra cho dân chúng như bạn hiểu.
* Xin cho biết việc thành lập nước Vạn Xuân-nhà nước độc lập đầu tiên của nước ta?
Bùi Việt Hùng, Vũ Thư, Thái Bình
Theo thông tin trên mạng (http://hanoi.vnn.vn) thì cũng như các triều đại phong kiến Trung Quốc thuở trước, các viên quan lại nhà Lương sang cai trị Giao Châu đã áp dụng những biện pháp khắt khe, độc ác khiến dân Giao Châu cực khổ trǎm bề, người người đều oán giận. Bởi vậy, nǎm 542, Lý Bí đã lãnh đạo dân Giao Châu nổi lên đánh đuổi Tiêu Tư, chiếm giữ thành Long Biên, lập nên nhà nước độc lập đầu tiên, nước Vạn Xuân.
Lý Bôn còn gọi là Lý Bí sinh ngày 12 tháng 9 nǎm Quý Mùi (17/10/503) quê ở huyện Thái Bình, xuất thân từ một hào trưởng địa phương. Tổ tiên Lý Bí là người Trung Quốc, lánh nạn sang nước ta từ cuối thời Tây Hán, khoảng đầu công nguyên. Từ nhỏ Lý Bí đã tỏ ra là cậu bé thông minh, sớm hiểu biết. Khi Lý Bí 5 tuổi thì cha mất; 7 tuổi mẹ lại qua đời. Cậu bé bất hạnh phải đến ở với chú ruột. Một hôm có một vị Pháp tổ thiền sư đi qua, trông thấy Lý Bí khôi ngô, tuấn tú liền xin Lý Bí đem về chùa Linh Bảo nuôi dạy. Qua hơn mười nǎm đèn sách chuyên cần, lại được vị thiền sư gia công chỉ bảo, Lý Bí trở thành người học rộng, hiểu sâu, ít người sánh kịp.
Tháng Giêng nǎm Nhâm Tuất (542), Lý Bí khởi binh tấn công giặc. Không đương nổi sức mạnh của đoàn quân khởi nghĩa, thứ sử Tiêu Tư khiếp sợ không dám chống cự, vội mang của cải, vàng bạc đút lót cho Lý Bí xin được toàn tính mạng, chạy về Trung Quốc. Không đầy 3 tháng, Lý Bí đã chiếm được hầu hết các quận, huyện và thành Long Biên.
Tháng hai nǎm Giáp Tý (544) Lý Bí tự xưng hoàng đế lấy hiệu là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân (ước muốn xã tắc truyền đến muôn đời), đặt kinh đô ở miền cửa sông Tô Lịch (Hà Nội) và cho dựng điện Vạn Thọ làm nơi vua quan họp bàn việc nước. Triều đình gồm có hai ban vǎn võ. Phạm Tu được cử đứng đầu hàng quan võ, Tinh Thiều đứng đầu quan vǎn, Triệu Túc làm thái phó, Triệu Quang Phục là tướng trẻ có tài cũng được trọng dụng.
Việc Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân, tự xưng là hoàng đế, định niên hiệu, lập một triều đình riêng ngang hàng với nước lớn Phương Bắc là sự khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, sự bền vững muôn đời của đất trời phương Nam.
Triều Lý khởi nghiệp từ đây.
Từ khóa » Dân Tộc Giao Chỉ
-
Giao Chỉ – Wikipedia Tiếng Việt
-
"Bàn Chân Giao Chỉ" - đặc điểm Nổi Bật Của Gen Người Việt Xa Xưa ...
-
430. Vấn đề Giao Chỉ Và 'bàn Chân Giao Chỉ' - Lược Sử Tộc Việt
-
(VTC14)_Cụ ông Cuối Cùng Có đôi " Bàn Chân Giao Chỉ" - YouTube
-
Đôi Chân Người Việt Nam Cổ Xưa - Giao Chỉ - YouTube
-
Giao Chỉ Và Việt Thường - Lịch Sử Có Gì Hay?
-
Cội Nguồn Sức Mạnh Dân Tộc Việt Nam Là “Giao Chỉ”
-
Chuyện Lạ Về 'cụ ông Giao Chỉ' Với Bàn Chân Khổng Lồ ở Bắc Ninh
-
[PDF] Một Vài Suy Nghĩ Về Nguồn Gốc Danh Xưng Giao-chỉ - VNU
-
Ở Tây Nguyên Vẫn Còn Có Người Biết “chữ Của Người Giao Chỉ”
-
Sự Thật Về 'bàn Chân Giao Chỉ' Của Người Việt Cổ - Báo Kiến Thức
-
Âu Lạc Và Giao Chỉ - Một Số Vấn đề Ngữ âm Học Lịch Sử
-
Các Dân Tộc Thiểu Số Tỉnh Thanh Hóa Trang Thông Tin điện Tử Ban ...