Vì Sao Nhà Máy Nước Mặt Sông Đuống Bị điều Tra?

Bộ Công an vừa gửi công văn đề nghị Sở Kế hoạch – Đầu tư Hà Nội cung cấp tài liệu, hồ sơ dự án Nhà máy Nước Sông Đuống.

Nhiều “lùm xùm” xoay quanh Nhà máy Nước mặt Sông Đuống

Vừa qua, Cơ quan điều tra của Bộ Công An gửi công văn đề nghị Sở Kế hoạch – Đầu tư Hà Nội  cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dụng Nhà máy Nước mặt Sông Đuống. Qua đó, Sở Kế hoạch – Đầu tư Hà Nội sẽ thực hiện trước ngày 30/9.

Vì sao Nhà máy Nước mặt Sông Đuống bị điều tra
Nhà máy Nước mặt Sông Đuống. (ảnh:internet)

Nhà máy Nước mặt Sông Đuống do Tập đoàn Aqua One làm chủ đầu tư với tổng số vốn khoảng 5.000 tỷ đồng. Đây là nhà máy nước sạch sinh hoạt quy mô cấp vùng, tổng diện tích 65 ha với mức đầu tư giai đoạn 1 gần 5.000 tỉ đồng, có công suất 300.000 m3/ngày đêm. Dự án được khởi công từ tháng 3-2017, đến tháng 10-2019 đã hoàn thành giai đoạn 1, đạt công suất 300.000 m3/ngày đêm, vượt tiến độ 1 năm. Theo kế hoạch, đến năm 2030, công suất nhà máy sẽ đạt 900.000 m3/ngày đêm và sau năm 2030 đạt 1,2 triệu m3/ngày đêm. Dự án được xây dựng theo quy cấp nước thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Cuối năm 2019, Tập đoàn này vướng phải “lùm xùm” do bán nước cho người dân khi chưa được cơ quan chức năng nghiệm thu chất lượng.

Cụ thể, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng – Bộ Xây dựng (gọi tắt là Cục Giám định) vừa chính thức lên tiếng về những xung quanh việc công trình Nhà máy nước mặt sông Đuống – giai đoạn 1 (huyện Gia Lâm, Hà Nội) chưa đủ điều kiện nghiệm thu đưa vào sử dụng dù trước đó, chủ đầu tư đã tổ chức lễ khánh thành rầm rộ và bán nước cho nhiều khu dân cư.

Cục Giám định cho biết, theo quy định của pháp luật, về công tác kiểm tra, công tác nghiệm thu công trình Nhà máy nước mặt sông Đuống – giai đoạn I thì chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Nước mặt Sông Đuống chịu trách nhiệm về việc tổ chức thi công xây dựng công trình, tổ chức quản lý chất lượng công trình và nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng công trình Cục Giám định thực hiện việc kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư.

Cũng theo Cục Giám định, dự án nhà máy nước mặt Sông Đuống sử dụng 3 loại ống cấp nước là ống gang dẻo, ống thép và ống HDPE. Việc lựa chọn cấu kiện, sản phẩm, vật liệu xây dựng, cụ thể trong trường hợp này là vật liệu ống cấp nước thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan.

Nghi vấn Nhà máy nước mặt Sông Đuống phá vỡ quy hoạch của Thủ tướng?

Theo Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 499QĐ/TTg ngày 21/3/2013, quy hoạch 3 nhà máy nước mặt bao gồm: Nhà máy nước Sông Đà; Nhà máy nước Sông Hồng; Nhà máy nước Sông Đuống (phần cấp cho Hà Nội).

Trong đó, phạm vi cấp nước của Nhà máy nước mặt Sông Đuống: Khu vực đô thị trung tâm phía Đông Bắc Hà Nội (quận Long Biên, huyện Gia Lâm, một phần Đông Anh), khu vực Nam Hà Nội (một phần quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai); đô thị vệ tinh Phú Xuyên và nông thôn liền kề. Ngoài ra, còn cấp nước cho một số khu vực của các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên.

Vì sao Nhà máy Nước mặt Sông Đuống bị điều tra
Dù lấn làn phá vỡ quy hoạch của Chính phủ nhưng Nhà máy nước mặt Sông Đuống cùng Shark Liên đang nhận được rất nhiều sự "ưu ái lạ" từ phía UBND thành phố Hà Nội?

Theo thông tin trên Báo Lao Động, tại Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư số 2869/QĐ-UBND của UBND TP.Hà Nội ký ngày 3/6/2016, phạm vi cấp nước của Nhà máy nước Sông Đuống bao phủ quận Long Biên (14 phường), huyện Gia Lâm (22 xã), huyện Đông Anh (20 xã), huyện Sóc Sơn (26 xã), các khu đô thị, công nghiệp trên đường 179, quận Hoàng Mai (14 phường), huyện Thanh Trì (15 xã), huyện Thường Tín (29 xã) và huyện Phú Xuyên (28 xã). So với phạm vi cấp nước cho Nhà máy nước Sông Đuống được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2013 tại Quy hoạch cấp nước Thủ đô, dễ dàng nhận thấy phạm vi cấp nước của nhà máy trong quyết định chủ trương đầu tư của người đứng đầu UBND TP.Hà Nội vào năm 2016 có rất nhiều khác biệt.

Đến ngày 24/6/2017, UBND TP.Hà Nội tiếp tục ký ban hành Quyết định số 3846 chấp thuận liên danh Công ty Cổ phần Nước Aqua One và Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống (chủ đầu tư Nhà máy nước Sông Đuống) là nhà đầu tư dự án phát triển mạng lưới phân phối nước sạch cho các xã thuộc huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm.

Trong số này, Sóc Sơn là địa bàn huyện không hề được nhắc đến trong phạm vi cấp nước của Nhà máy nước Sông Đuống trong quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ ký năm 2013. Chưa kể theo quy hoạch, một phần khu vực đô thị phía Bắc Hà Nội (Mê Linh, Đông Anh và Sóc Sơn) lại thuộc phạm vi cấp nước của Nhà máy nước Sông Hồng.

Có thể thấy phạm vi cấp nước của dự án này được phê duyệt tại 02 văn bản của UBND TP Hà Nội có nhiều điểm khác biệt lớn so với quyết định của Thủ tướng Chính Phủ. Phải chăng Nhà máy Nước mặt Sông Đuống đang “phá vỡ” quy hoạch  cấp nướ của Thủ tướng? và vênh lệch này đến từ những quyết định của UBND TP Hà Nội?

Thương trường sẽ tiếp tục thông tin./.

Mộc Phong

Từ khóa » Nhà Máy Nước Mặt Sông đuống Bị điều Tra