Vì Sao Niêm Mạc Tử Cung Dày - Mỏng Khác Nhau Theo Chu Kỳ Kinh ...
Có thể bạn quan tâm
1. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt
Là phụ nữ, chắc hẳn chúng ta đã quá quen với việc chào đón chu kỳ kinh nguyệt đến mỗi tháng. Nhưng bạn có thực sự hiểu về chu kỳ kinh nguyệt hay không?
niêm mạc tử cung dày lên liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt
Một chu kỳ được tính từ ngày đầu tiên bị hành kinh cho đến ngày bị hành kinh tiếp theo. Như vậy, ở giai đoạn đầu của một chu kỳ, hầu hết lớp nội mạc tử cung sẽ bong ra và được đưa ra ngoài trong kỳ kinh nguyệt. Sau kỳ kinh nguyệt, bên trong tử cung sẽ chỉ còn lại một lớp nội mạc mỏng cùng những tế bào biểu mô còn sót lại và dính với những vị trí sâu hơn thuộc tuyến chế tiết cũng như lớp dưới của nội mạc tử cung.
2. Chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng gì đến độ dày của niêm mạc tử cung?
Độ dày niêm mạc tử cung liên quan trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt và các hormone Estrogen, Progesterone trong buồng trứng. Có thể chia chu kỳ nội mạc tại nội mạc tử cung thành 3 giai đoạn chính đó là: Tăng sinh, Chế tiết và Sự bong ra của lớp nội mạc. Ở mỗi giai đoạn, độ dày niêm mạc tử cung lại khác nhau.
Niêm mạc tử cung dày mỏng theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt
2.1. Giai đoạn tăng sinh, niêm mạc tử cung phát triển
Sau khi hết kỳ kinh nguyệt, hầu hết lớp niêm mạc tử cung đã bong ra và bắt đầu phát triển lại theo một chu kỳ mới. Lúc này, lượng estrogen được tiết ra từ buồng trứng sẽ tăng lên dần dần theo thời gian. Điều này đồng thời giúp cho các tế bào đệm và biểu mô tăng sinh nhanh chóng khiến lớp niêm mạc tử cung dày lên theo thời gian. Bề mặt lớp niêm mạc tử cung có thể được hồi phục lại sau khoảng 4 - 7 ngày kể từ khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu.
Trong khoảng 1,5 tuần tiếp theo của chu kỳ, lúc này trứng vẫn chưa rụng, các tế bào đệm và biểu mô sẽ tiếp tục phát triển cùng với sự tăng sinh của các mạch máu sẽ khiến lớp niêm mạc tử cung có độ dày lên đến cực đại. Cho đến khi trứng rụng, lớp niêm mạc tử cung đã có độ dày khoảng 3 - 5mm.
Ở các tuyến vùng cổ tử cung lúc này sẽ chế tiết các chất nhầy loãng. Chất dịch nhầy này sẽ lấp đầy trong ống cổ tử cung tạo một đường giúp cho tinh trùng có thể dễ dàng di chuyển từ âm đạo đi lên tử cung.
Sự thay đổi độ dày niêm mạc tử cung theo giai đoạn
2.2. Giai đoạn chế tiết sau khi rụng trứng
Ở nửa sau của chu kỳ tức là sau khi rụng trứng, progesterone và estrogen sẽ được hoàng thể tiết ra với lượng lớn. Estrogen trong thời gian này cũng là nguyên nhân dẫn đến sự tăng sinh nhẹ ở nội mạc tử cung. Progesterone thì đóng vai trò khiến cho lớp nội mạc căng lên và tăng sự chế tiết của lớp nội mạc. Dần dần, các tuyến nội mạc này sẽ xoắn lại, các chất tiết thừa ra sẽ được tích lũy bên trong các tế bào niêm mạc.
Tế bào chất của các tế bào đệm trong thời gian này cũng tăng lên, các chất béo và glycogen sẽ lắng đọng bên trong tế bào đệm. Mạch máu cấp cho nội mạc tử cung cũng tăng sinh nhiều hơn nữa để có thể đáp ứng đủ máu cho hoạt động chế tiết. Các mạch máu cũng dần xoắn lại theo thời gian. Khoảng 1 tuần sau khi rụng trứng, giai đoạn chế tiết sẽ đạt đến đỉnh điểm và niêm mạc tử cung lúc này có độ dày khoảng 5 - 6mm.
Mục đích của những biến đổi ở nội mạc tử cung là để tạo ra một lớp nội mạc có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng và tạo điều kiện thích hợp cho trứng sau khi thụ tinh đến làm tổ và phát triển. Kể từ lúc trứng đi vào ống dẫn trứng cho đến khi hợp tử đến làm tổ ở tử cung là khoảng 4 - 5 ngày. Sự tiết chế nội mạc tử cung là để chuẩn bị cho sự phân bào của hợp tử sau khi làm tổ.
Nếu có một hợp tử tới làm tổ ở nội mạc, các tế bào lá ở trên bề mặt sẽ bắt đầu lấy chất dinh dưỡng được tích trữ trong nội mạc để sử dụng và phát triển trong giai đoạn đầu của phôi.
2.3. Hành kinh
Trong trường hợp không có trứng nào được thụ tinh thì sẽ không có hợp tử nào đến làm tổ ở tử cung. Khoảng hai ngày trước khi kết thúc chu kỳ, thể vàng của buồng trứng sẽ thoái hóa và các hormone estrogen, progesterone cũng sẽ giảm đến mức thấp nhất. Sự suy giảm hai loại hoocmon này là nguyên nhân dẫn đến kỳ hành kinh ở cuối chu kỳ, đặc biệt là progesterone.
Sự suy giảm hormone tác động trực tiếp đến sự phát triển của lớp nội mạc. Lớp này sẽ nhanh chóng giảm đi khoảng 65% so với ban đầu. Trong vòng 24h trước khi bị hành kinh, các mạch máu ở đây sẽ xoắn lại khiến cho lớp nội mạc này bị co thắt hay co mạch. Hiện tượng này làm hạn chế chất dinh dưỡng cung cấp cho nội mạc tử cung, cộng với sự giảm lượng hormone sẽ dẫn đến sự hoại tử lớp nội mạc này.
Đầu tiên, máu sẽ bị rỉ sau đó vùng xuất huyết này sẽ lan ra rất nhanh trong khoảng 24 - 36 giờ tiếp theo. Sau đó, lớp nội mạc hoại tử này sẽ dần bong ra. Lúc này sự co bóp của tử cung sẽ giúp đẩy hết các chất bên trong tử cung ra ngoài.
Khi bị hành kinh, sẽ có khoảng 40ml máu và 35ml huyết tương bị mất đi. Máu hành kinh là máu không đông do đã xảy ra sự phân hủy fibrin trong quá trình hoại tử. Nếu xuất hiện cục máu đông trong chu kỳ hành kinh thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý tử cung.
Sau khoảng 4 - 7 ngày, hành kinh sẽ kết thúc và sự mất máu cũng ngừng lại, nội mạc tử cung sẽ bắt đầu tái tạo lại và một chu kỳ mới lại diễn ra.
Độ dày mỏng của niêm mạc tử cung cũng ảnh hưởng đến việc thụ thai
Như vậy, niêm mạc tử cung dày hay mỏng còn phù thuộc vào từng thời kỳ trong chu kỳ kinh nguyệt. Độ dày niêm mạc tử cung sẽ thay đổi liên tục theo chu kỳ, vào thời gian trứng rụng và sau khi trứng rụng, độ dày của niêm mạc tử cung là lớn nhất, có thể lên đến 10 - 11mm.
Việc niêm mạc tử cung dày hay mỏng quá mức cũng có thể ảnh hưởng đến việc thụ thai của phụ nữ. Tuy nhiên để xác định độ dày mỏng cũng như chẩn đoán khả năng thụ thai dựa vào niêm mạc tử cung còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bạn cần phải đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác tình trạng.
Thăm khám tại MEDLATEC để nhận được những dịch vụ chu đáo và tận tình nhất
Bạn có thể thấy việc niêm mạc tử cung dày lên không phải là vấn đề nghiêm trọng, đó là một hiện tượng tự nhiên của cơ thể nữ giới. Tuy nhiên, độ dày của niêm mạc tử cung ảnh hưởng rất nhiều đến việc thụ thai. Nếu có vấn đề cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56, các bác sĩ chuyên khoa Sản với nhiều năm trong nghề chắc chắn sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bạn.
Từ khóa » độ Dày Niêm Mạc Tử Cung Khi Hành Kinh
-
Sự Thay đổi Của Niêm Mạc Tử Cung Trong Chu Kỳ Kinh Nguyệt - Vinmec
-
Niêm Mạc Tử Cung Thay đổi Thế Nào Trong Suốt Chu Kỳ Kinh Nguyệt
-
Độ Dày Niêm Mạc Tử Cung Bao Nhiêu Là Bình Thường? - Hello Bacsi
-
Nội Mạc Tử Cung Dày Bao Nhiêu Là Dễ Thụ Thai Nhất?
-
Chị Em Có Biết: "Niêm Mạc Tử Cung Dày Bao Nhiêu - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Niêm Mạc Tử Cung Dày Là Báo Hiệu Gì? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Niêm Mạc Tử Cung Dày Bao Nhiêu Thì Mới Có Kinh
-
Độ Dày Niêm Mạc Tử Cung Có ảnh Hưởng đến Thụ Thai Không? | BvNTP
-
NIÊM MẠC TỬ CUNG DÀY BAO NHIÊU THÌ CHUYỂN PHÔI DỄ ...
-
Độ Dày Niêm Mạc Tử Cung Dày Bao Nhiêu Là Bình Thường? - MarryBaby
-
Mối Liên Hệ Giữa Niêm Mạc Tử Cung Và Khả Năng Thụ Thai
-
Niêm Mạc Tử Cung Dày Và Mỏng ảnh Hưởng Tới Khả Năng Mang Thai ...
-
Lạc Nội Mạc Tử Cung: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng ...
-
Độ Dày Niêm Mạc Tử Cung ảnh Hưởng đến Việc Mang Thai - Huggies