Vì Sao Nuôi Mãi Con Vẫn Không Lớn - VnExpress Sức Khỏe

Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Bệnh viện Hoàng gia Worcester (Anh), là chuyên gia dinh dưỡng của Bộ Y tế Anh, bác sĩ Anh Nguyễn có nhiều bài viết về cách nuôi dạy con được phụ huynh quan tâm.

Tác giả của quyển sách “Làm mẹ không áp lực” chia sẻ những sai lầm mẹ Việt thường mắc khi chăm sóc con khiến trẻ biếng ăn hoặc mãi không lớn.

Trẻ nuôi mãi vẫn không lớn

Vấn đề cân nặng luôn là nỗi lo của nhiều cha mẹ, nhất là khi họ chú ý quá nhiều vào con số tăng trưởng. Hơn 60% phụ huynh đến gặp bác sĩ dinh dưỡng đều quan tâm chỉ số chiều cao, cân nặng chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Mẹ Việt cũng nằm trong số đó. Mẹ tìm đủ mọi cách bổ sung nhiều chất dinh dưỡng nhằm tăng chỉ số, nhưng ít quan sát để hiểu nhu cầu cơ thể trẻ, cách thức bổ sung dinh dưỡng phù hợp để con hấp thu tốt. Hệ quả là trẻ có thể bị ám ảnh về thức ăn dẫn đến biếng ăn, suy dinh dưỡng hoặc thừa cân, béo phì.

Chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn (phải) với nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn chế độ dinh dưỡng, cách nuôi dạy trẻ cho các bậc phụ huynh.

Chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn (phải) với nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn chế độ dinh dưỡng, cách nuôi dạy trẻ cho các bậc phụ huynh.

Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ từng đưa ra hướng dẫn giúp phụ huynh có cái nhìn về mức độ tăng trưởng không quá lệch lạc. Chỉ số trên biểu đồ tăng trưởng: chiều cao theo tuổi, cân nặng theo tuổi, cân nặng theo chiều cao - BMI (Body Mass Index) 5th - 70th không giống như thứ hạng trong lớp học. Cách tính BMI: cân nặng (kg)/chiều cao x chiều cao (m), nếu BMI của trẻ nhỏ hơn 5th là suy dinh dưỡng, 5th - 85th bình thường, lớn hơn hoặc bằng 85th thừa cân.

Trẻ có chỉ số BMI nằm trong vùng 70th cũng không có nghĩa là tốt hơn hay tệ hơn các em có 5th. Giá trị mà phụ huynh đọc được chỉ phản ánh giá trị hiện tại của con. Mỗi đứa trẻ sẽ khác nhau về gien di truyền, thể trạng, các yếu tố môi trường. Mẹ không thể so sánh kiểu như “Con tôi 70th, con bạn có 3th, sao bé còi vậy” hay “nhìn con ốm hoặc mập quá”. So sánh kiểu này rất khập khiễng. Nếu bạn cố gắng thúc bé từ 3th lên 70th trong một thời gian, con sẽ gặp vấn đề.

Xu hướng tăng trưởng của trẻ là quan trọng hơn và người lớn cần phải quan sát ít nhất 3 thời điểm phát triển khác nhau, mỗi thời điểm cách nhau khoảng 3-4 tuần để nhận ra con đang tăng trưởng tốt hay trên đà thừa cân béo phì. Lời khuyên cho cha mẹ là hãy tin vào con và hiểu cảm nhận, nhu cầu của con. Người lớn nên giúp bé lựa chọn đa dạng các nguồn thực phẩm để gia tăng dinh dưỡng, chế biến hợp vệ sinh nhằm giảm thực phẩm lây nhiễm chéo, tạo không khí ăn uống tương tác và khám phá. Khi phụ huynh làm tốt nhiệm vụ của mình, con sẽ tương tác và ăn tốt hơn.

Bên cạnh dùng phương pháp định tính như hướng dẫn trên để theo dõi xu hướng tăng trưởng, bạn có thể quan sát biểu hiện tương tác, vận động và nhận thức của trẻ. Nếu có vấn đề chưa rõ, phụ huynh nên tư vấn chuyên gia dinh dưỡng.

Trẻ không chịu ăn

Sự biếng ăn của trẻ là vấn đề làm hầu hết cha mẹ phiền lòng. Đôi lúc, cả 3 bữa chính con không ăn được gì, chỉ uống sữa hoặc ngậm 2-3 muỗng cơm. Hầu hết các trường hợp biếng ăn không phải bệnh (nghĩa là do một yếu tố bệnh lý nào gây ra) mà chủ yếu do trẻ “học được”.

Trẻ biếng ăn từ việc thích nghi với yếu tố môi trường trong lúc cho ăn bao gồm cách cho ăn của cha mẹ, các yếu tố gây sao nhãng. Nguyên nhân thường gặp trong các trường hợp biếng ăn thường thấy là bị người lớn ép ăn hoặc dụ dỗ để ăn như cho xem tivi, điện thoại, máy tính bảng. Trẻ bị chi phối, não bộ lo tập trung vào hình ảnh động trên màn hình mà không để ý thức ăn được đút vào miệng. Trong phát triển hành vi ăn uống, hai trường hợp này không giúp bé nhận biết sự tồn tại của thức ăn cả về mùi vị và cấu trúc. Biếng ăn sẽ tiếp diễn, có xu hướng phức tạp và vấn đề béo phì cũng là mối quan tâm khi cho con ăn sai cách.

- 1

Làm mẹ khoa học là mẹ nên quan sát và hiểu con để cung cấp đúng dinh dưỡng giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng tự nhiên.

Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn còn do mất cân bằng của hệ vi sinh đường ruột. Hệ tiêu hóa được xem là “bộ não thứ 2” vì nó đảm nhiệm chức năng quan trọng về thần kinh, miễn dịch và hấp thu chất dinh dưỡng. Sự mất cân bằng lợi khuẩn và hại khuẩn làm thức ăn không hấp thụ tốt, sinh nhiều hợp chất gây khó chịu trong lúc ăn như khí gas, gia tăng sự tấn công của các loài vi khuẩn có hại. Hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh cũng quan trọng như chăm sóc và rèn luyện não bộ. Trẻ ăn ngon miệng, hấp thu tốt hơn khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Lợi khuẩn Bifidobacteria (Bifidus) là một trong những lợi khuẩn mang nhiều lợi ích, hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột trong việc củng cố vai trò, chức năng miễn dịch. Probiotics Bifidus khi được bổ sung trong sữa công thức dành cho các trẻ mà không được bú mẹ sẽ hỗ trợ tăng cường miễn dịch. Do đó, những sản phẩm dinh dưỡng công thức cung cấp Probiotics Bifidus BL góp phần giúp trẻ củng cố hệ vi sinh đường ruột, tăng cường miễn dịch.

Trẻ kém thông minh hơn con nhà người ta

Mỗi đứa trẻ có giai đoạn phát triển trí não và tiềm năng tự nhiên khác nhau. Giai đoạn trước 6 tuổi rất quan trọng, não bộ đạt được 85% về kích thước cũng như tương tác của các tín hiệu thần kinh so với người lớn.

Trong đó, 3 yếu tố cần quan tâm là dinh dưỡng, tương tác và vui chơi. Sự phát triển não bộ rất nhạy cảm với các tác động trên. Ví dụ, tương tác tích cực như yêu thương, quan tâm hoặc khuyến khích trẻ phát triển tư duy qua các hoạt động giúp tế bào thần kinh phát triển, gia tăng kết nối. Những tương tác kém tích cực như la mắng, thường xuyên so sánh trẻ làm giảm các tế bào thần kinh. Những nghiên cứu tâm lý cho thấy cha mẹ hoặc người thân so sánh các trẻ với nhau vô tình khiến con mặc cảm, tự ti.

Thay vì so sánh, mẹ nên tập trung nhiều hơn vào các yếu tố quan trọng giúp phát huy tối đa tiềm năng tự nhiên của con như tăng cường các tương tác tích cực với trẻ và bổ sung dinh dưỡng phù hợp. Chất đạm là nền tảng của sự sống nên nguồn đạm chất lượng và đa dạng sẽ cung cấp axit amin thiết yếu cho não phát triển. Phân chia khẩu phần bữa ăn của bé hợp lý, có thể chia nhỏ để đa dạng nguồn đạm từ thịt, cá, trứng, sữa cho các bữa ăn, khi chọn sữa bổ sung mẹ có thể chọn sản phẩm dinh dưỡng công thức có đạm chất lượng.

Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam đã đưa ra nhu cầu khuyến nghị đạm cho trẻ ở từng độ tuổi. Chẳng hạn, trẻ 3-5 tuổi nên được bổ sung 25 gram đạm một ngày, nên có 50% đến từ nguồn đạm động vật. Bên cạnh đó, sữa là thức uống quan trọng ở giai đoạn 2-6 tuổi, vì vậy, cha mẹ nên lưu ý sản phẩm dinh dưỡng công thức có đạm chất lượng.

Chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn

Vì sao nuôi mãi con vẫn không lớn - 2 Nestlé Nan Optipro 4 với công thức dinh dưỡng Thụy Sĩ chứa đạm Optipro và lợi khuẩn Bifidus BL giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, sản phẩm còn có 33 dưỡng chất cần thiết (DHA, canxi, vitamin...) góp phần nuôi dưỡng tiềm năng tự nhiên về thể chất cũng như trí não của trẻ. Sản phẩm Nan Optipro 4 ngoài lon dạng bột, nay còn có hộp pha sẵn tiện lợi cho trẻ khi đến trường hay đi dã ngoại.

Từ khóa » Không Lớn