Vì Sao ốc Sên được Gọi Là Vị Thuốc Cổ
Có thể bạn quan tâm
1. Vị thuốc cổ
Theo GS.TS Đỗ Tất Lợi, ốc sên có tên khoa học làAchatina fulica, thuộc họ ốc sên Achatinidae. Ở nước ta, có hai loại chính bao gồm loại cyclophorus (vỏ nâu tròn, có nắp) thường thấy trên núi đá và loại achatina fulica có vỏ to, màu hơi vàng nâu, miệng không có vẩy.
Loại ốc này thường sống hoang dại trên cạn và phá hoại cây cối, rau màu, hoa cỏ vào ban đêm. Ban ngày chúng lẩn kín trong các khe, bụi cây, hốc cây hoặc chui xuống đất, đặc biệt vào mùa mưa chúng phát triển rất nhanh.
Kết quả nghiên cứu của Viện kiểm nghiệm từng chỉ ra trong nước ốc sên thủy phân có 0,48 % nito toàn phần, 0,112% nito amin và những axit amin như leuxin, alamin, valin, axit aspactic, axit glutamic.
Đặc biệt, 100 g thịt ốc sên có chứa 11 g đạm (cao hơn ốc vặn, ốc bươu), 6,2 g đường, 150 mg Ca, 71 mg P. Theo giáo sư Lợi, con người có thể dùng ốc sên nấu ăn và chữa các bệnh như hen suyễn, đau bụng kinh niên, thấp khớp.
Mỗi đợt trị bệnh nên ăn liền trong 7-10 ngày. Bệnh viện Thần kinh Hà Nội từng dùng ốc sên helix pomatia chế thành siro, bột ốc sên, kẹo gôm sên, dùng làm thuốc bồi dưỡng cơ thể.
Cũng theo các tài liệu cổ, từ năm 1961, nhân dân một số vùng như Kiến An, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên đã bắt đầu dùng ốc sên làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh. Ở Pháp, ốc sên cũng được dùng như mộtmón ăn quý có tác dụng chữa bệnh phổi.
2. Cách loại bỏ chất độc trong ốc sên
Chung quan điểm, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Cán bộ Viện công nghệ Sinh học – Công nghệ Thực phẩm (Đại Học Bách khoa Hà Nội) cho biết nhiều người thường nghĩ ốc sên bẩn và độc nên không dám ăn, song thực chất, loại ốc này có thể ăn rất ngon và bổ dưỡng.
Theo vị chuyên gia, bản thân ốc sên không có độc nhưng chúng thường ăn cỏ cây, do đó, chúng có thể ăn phải nấm độc hoặc các loại cây bị phun thuốc bảo vệ thực vật xung quanh.
Đó chính là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc sau khi ăn ốc sên. Ngoài ra, loài nhuyễn thể này thường hay chứa các protein lạ, dễ gây dị ứng với một số người có cơ địa nhạy cảm.
PGS Thịnh khuyến cáo chúng ta chỉ nên sử dụng loại ốc sên đang sống khỏe mạnh, sinh sống ở những vùng sạch sẽ.
Trước khi chế biến, nên để một ngày đêm cho ốc nhả hết chất bẩn hoặc chất độc. Nếu chỉ nên ăn phần thịt của ốc sên, bỏ hết phần ruột gan, ống tiêu hóa của chúng sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đặc biệt, tuyệt đối không ăn ốc sên được chế biến ở dạng gỏi, tái, nướng chưa chín do trong ốc sên dễ có chứa ký sinh trùng. Nếu không chế biến kỹ, chúng sẽ đi vào cơ thể người qua đường tiêu hóa hoặc theo đường máu (có thể dãi ốc sên chứa ký sinh trùng tiếp xúc với vết thương do mụn lở) đến não, gây các chứng bệnh viêm não hoặc màng não.
Theo Vusta
Các tin, bài khác » Hướng dẫn đăng ký xét chọn danh hiệu "Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu tỉnh Quảng Ngãi" (20/9/2022) » Công bố 10 sự kiện Khoa học Công nghệ nổi bật năm 2020 (28/12/2020) » Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Quảng Ngãi” lần thứ 1 - năm 2019 (4/7/2019) » Công bố 10 sự kiện Khoa học và Công nghệ nổi bật năm 2018 (27/12/2018) » Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học công nghệ năm 2017, triển khai nhiệm vụ 2018 (10/1/2018) Bản quyền ©2012 thuộc về Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiTừ khóa » Phần Biết ốc Sên Và ốc Ma
-
Phân Biệt ốc Sên Bạch Ngọc Và ốc Ma | Ốc Tây Ninh | #133 - YouTube
-
Thảm Họa… ốc Ma: Đã Có Hàng Trăm Ca Nhập Viện
-
Ốc Sên Có Tác Dụng Gì? Hiểm Họa Từ đặc Sản ốc Sên
-
Ốc Ma Có ăn được Không - .vn
-
Thảm Họa… Ốc Ma Là Gì - Ăn Ốc Sên Trị Bệnh Khớp
-
Ốc Sên được Lùng Mua Giá đắt Gấp đôi Thịt Bò - VietNamNet
-
Rửa ốc Sên Rồi Nướng ăn, Cô Gái Khiến Dân Tình Hãi Hùng, Nhưng ...
-
Ốc Ma Có Phải Là Món ăn Bài Thuốc? | .vn
-
Ốc Ma Ăn Được Không? Những Hiểm Họa Khôn Lường Từ Loài Vật ...
-
Nuôi Ốc Ma ( ốc Sên) - Agriviet
-
Ốc Sên – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ốc Ma Có Ăn Được Không? Ốc Ma Có Phải Là Món ăn Bài Thuốc ...
-
Tin đồn ăn ốc Ma, Sung Hơn Uống Viagra Và Những Nguy Hiểm Chực ...